会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo man city liverpool】TTC Sugar tiếp quản nhà máy phức hợp đường, cồn, điện của BIDV tại Campuchia!

【kèo man city liverpool】TTC Sugar tiếp quản nhà máy phức hợp đường, cồn, điện của BIDV tại Campuchia

时间:2025-01-11 05:36:51 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:935次

Chiều ngày 26/3,ếpquảnnhàmáyphứchợpđườngcồnđiệncủaBIDVtạkèo man city liverpool tại trụ sở Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh TP.HCM, Hợp đồng quản lý, bảo dưỡng và khai thác tài sản giữa 4 bên, gồm: Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar; HoSE: SBT), Công ty TNHH Kasekam Youveakchun Svay Rieng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi Nhánh TP.HCM, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) đã được ký kết thành công.

Theo ông Nguyễn Thanh Ngữ - Tổng Giám đốc TTC Sugar, bằng việc ký kết hợp đồng trên, Công ty sẽ thực hiện quản lý, bảo dưỡng và vận hành toàn bộ nhà máy, máy móc thiết bị, quyền sử dụng đất thuộc Dự ánNhà máy sản xuất phức hợp Đường - Cồn - Điện của Công ty Kamadhenu Ventures Cambodia Limited tại xã Ou Kreang, Kbal Domrey, huyện Sambou, tỉnh Kratie, Vương quốc Campuchia. 

Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa trực thuộc Tập đoàn TT tiếp quản nhà máy Nhà máy sản xuất phức hợp Đường - Cồn - Điện của Công ty TNHH Kamadhenu Ventures Cambodia tại huyện Sambou, tỉnh Kratie, Vương quốc Campuchia

Về lý do TTC Sugar lựa chọn Campuchia để mở rộng quy mô sau nhà máy tại Attapeu (Lào), ông Ngữ cho biết đây là vùng đất còn hoang sơ, chưa bị ô nhiễm bởi quá trình canh tác có sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, diện tích đất canh tác lớn và liền thửa, phù hợp cho việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đặc biệt hoàn toàn có tiềm năng để triển khai sản xuất mía Organic (mía hữu cơ) theo tiêu chuẩn Châu Âu. 

Ông Phùng Nguyễn Âu Đệ, Chủ tịch Công ty TNHH Kasekam Youveakchun Svay Rieng cho biết, Nhà máy sản xuất phức hợp Đường - Cồn - Điện có công suất ép 3.500 tấn mía/ngày, tiềm năng nâng cấp lên 5.000 tấn mía/ngày.

Thời gian hoạt động trong năm là 120 ngày (từ 01/12 đến 31/3 hàng năm) với tổng diện tích vùng nguyên liệu sản xuất mía lên đến 16.000 hecta. Hệ thống dây chuyền nhà máy tương đối hiện đại, khi vận hành sẽ sản xuất ra đường thô, đường tinh luyện, cồn, điện thương phẩm cùng nhiều phụ phẩm có giá trị khác, tạo thành một chuỗi sản xuất khép kín khai thác tối đa giá trị từ cây mía. 

Như vậy, tại Campuchia, bên cạnh nông trường Svay Rieng hiện hữu với tổng diện tích 2.300 hecta, thông qua việc đầu tưchiến lược vào Nhà máy sản xuất phức hợp Đường - Cồn - Điện của Công ty Kamadhenu Ventures Campuchia Limited này, TTC Sugar sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu lên hơn 70.000 hecta tại 3 nước Đông Dương, đồng thời nâng tổng số lên 10 Nhà máy luyện đường hoạt động trong và ngoài nước.

Hiện nay, ở một số nước như Brazil, Thái Lan,… tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong canh tác mía đã đạt 80  - 90%. Tuy nhiên, ở nước ta, con số này vẫn còn khá thấp, chủ yếu ở khâu làm đất. Do đó, năng suất mía bình quân không ngang bằng so với các nước khác. Hiểu rõ những lợi ích của việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, TTC Sugar đã triển khai đầu tư máy móc, thiết bị… để nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trên vùng nguyên liệu hiện hữu.

Sau nhiều dự án cánh đồng mẫu lớn thành công tại Tây Ninh và Gia Lai, Svay Rieng (Campuchia) cộng thêm việc đầu tư chiến lược vào nhà máy mới này với diện tích đất nông trường rộng lớn và hoang sơ, TTC Sugar sẽ có điều kiện để triển khai cơ giới hóa - vốn là thế mạnh sẵn có, trên quy mô lớn xuyên suốt toàn bộ quy trình canh tác, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kết hợp cùng kinh nghiệm điều hành, quản lý của TTC Sugar, dự án trên sẽ cung cấp sản lượng lớn Đường, Cồn và Điện thương phẩm với giá thành sản xuất giảm đáng kể, tận dụng được nguồn phụ phẩm để tạo ra các sản phẩm cạnh đường, sau đường có giá trị cao, từ đó gia tăng sức cạnh tranh của cả ngành Đường Việt Nam khi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức được áp dụng vào đnăm 2020.

Trong bối cảnh ngành Mía đường Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt thách thức, việc TTC Sugar mở rộng quy mô hoạt động là một tín hiệu đáng ghi nhận.

Trước đó, TTC Sugar cũng đã mua HAGL Sugar Lào với giá 1.330 tỷ đồng. Còn đối Nhà máy phức hợp vừa mua lại, hiện TTC Sugar chưa tiết lộ giá mua.

Sở hữu thương hiệu dẫn đầu ngành đường trong nước với vốn điều lệ 5.570 tỷ đồng, tổng tiêu thụ 572.000 tấn đường, chiếm gần 40% thị phần nội địa, TTC Sugar đang ngày càng thể hiện vai trò dẫn dắt của một doanh nghiệpđầu ngành.

Tính tới thời điểm hiện tại, mặc dù chưa hết quý III niên độ 2018-2019, ngoài 362.000 tấn đường đã bán và ghi nhận Doanh thu trong 6 tháng đầu, Công ty đã chốt được thêm gần 300.000 tấn đường chuẩn bị bàn giao cùng với hàng loạt những đơn hàng giá trị khác đến từ việc thành công trong đa dạng hóa các loại sản phẩm đường và hướng đến các tất cả các đối tượng khách hàng, trong đó ngoài tập trung mạnh vào các khách hàng MNC và SME, thì sẽ là phân khúc phổ thông còn rất nhiều tiềm năng. Ước tính tổng sản lượng đường bán ra của cả niên độ 2018 - 2019 sẽ tăng 33% so với cùng kỳ.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
  • Sở hữu trí tuệ
  • Phái sinh: Nhiều khả năng chỉ số tiếp tục giữ được đà hồi phục
  • “Sắc xuân” của Huế Ta
  • Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
  • Phái sinh: VN30
  • Bông sen đá
  • Chung kết FA Cup 2022: Chelsea hay Liverpool sẽ ‘nở nụ cười’?
推荐内容
  • Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
  • Đáng tiếc không phải là Anh
  • Báo Hải quan khảo sát công tác truyền thông tại Hải quan Singapore
  • 21 phát súng thần công chào đón năm mới
  • Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
  • Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương Codupha lên sàn Upcom