会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【link mu vs liverpool】Nhà Huế học!

【link mu vs liverpool】Nhà Huế học

时间:2024-12-23 18:50:07 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:951次

Linh mục Léopold Cadière,àHuếhọlink mu vs liverpool nhà Huế học thế hệ thứ nhất

1. Không nơi nào ở Việt Nam khai sinh ra một bộ môn chuyên nghiên cứu về “nơi ta đang sống” sớm như ở Huế. Đó là bộ môn Huế học.

Ngày 16/11/1913, ông Richard Orband, đại diện chính phủ Pháp tại triều đình Đại Nam, đã công bố quyết định thành lập tại Huế một tổ chức có tên là Association des Amis du Vieux Hué (AAVH: Hội Đô thành hiếu cổ), tập hợp nhiều người Pháp và một số người Việt yêu thích nghiên cứu lịch sử, văn hóa và nghệ thuật xứ Huế.

Qua năm sau (1914), Hội Đô thành hiếu cổ bắt đầu xuất bản tập san Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH: Tập san Hội đô thành hiếu cổ), để công bố các bài khảo cứu của các hội viên AAVH viết về lịch sử và văn hóa Huế và vương triều Nguyễn. Có thể coi, đây là thời điểm ra đời cho bộ môn Huế học. Tập san BAVH xuất bản đều đặn mỗi năm 4 số, đến năm 1944 thì đình bản do những biến cố chính trị xã hội đương thời. 122 số tập san BAVH xuất bản trong hơn 30 năm (1914 - 1944) đã công bố những thành quả nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn trên nhiều phương diện: lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ, văn học, tôn giáo - tín ngưỡng, nhân vật lịch sử… ở xứ Huế và những địa phương lân cận như Quảng Trị, Quảng Nam… Tác giả của những thiên khảo cứu về Huế rất giá trị in trên 122 số BAVH ấy đã được cộng đồng học thuật hậu sinh ở Huế tôn vinh là những nhà Huế học thế hệ thứ nhất.

Nhà sử học Phan Thuận An, một trong những nhà Huế học danh tiếng ở Huế

Từ sau khi triều Nguyễn cáo chung (tháng 8/1945) cho đến khi đất nước thống nhất (tháng 4/1975), bộ môn Huế học vẫn được duy trì với nhiều bài nghiên cứu in trên tạp chí Đại học (do Viện Đại học Huế ấn hành từ tháng 2/1958) và trên những tạp chí chuyên môn danh tiếng khác ở miền Nam Việt Nam như: Sử Địa, Văn hóa nguyệt san, Việt Nam khảo cổ tập san… Cùng với đó là hàng chục đầu sách viết về Huế và triều Nguyễn xuất bản chủ yếu ở Huế và Sài Gòn. Tác giả của những công trình nghiên cứu về Huế trong thời kỳ này được ghi nhận là những nhà Huế học thế hệ thứ hai.

Từ sau năm 1975, đội ngũ những nhà Huế học được bổ sung bởi những nhà nghiên cứu từ miền Bắc vào, cùng những giảng viên của các trường đại học ở Huế, như: ĐH Tổng hợp Huế, ĐH Sư phạm Huế, ĐH Nghệ thuật Huế… Trong số họ, có người là trí thức miền Nam lưu dụng, có người đi kháng chiến trở về “gác súng - cầm bút”, có người được đào tạo và trưởng thành trong môi trường giáo dục mới. Những người này đã “xới xáo” nhiều vấn đề về lịch sử xứ Huế qua các thời kỳ: Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế; về cuộc xung đột giữa chúa Nguyễn với phong trào Tây Sơn và sự ra đời của vương triều Nguyễn; về kiến trúc và cảnh quan xứ Huế; về mỹ thuật và nghệ thuật diễn xướng Huế… Những bài khảo cứu đầy tâm huyết của họ được in trên các tạp chí, tập san xuất bản ở Huế như: Sông Hương, Nghiên cứu và Phát triển, Huế Xưa và Nay, Nghiên cứu Huế… cùng hàng trăm đầu sách do Nhà xuất bản Thuận Hóa và nhiều nhà xuất bản ở trong và ngoài nước ấn hành. Họ chính là những nhà Huế học thế hệ thứ ba.

 Đỗ Minh Điền, một “người trẻ” nghiên cứu Huế trình bày tham luận về Huế tại Hội nghị thông báo KCH toàn quốc năm 2018

Năm 1992, việc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế “lên đời” từ Công ty Quản lý di tích Lịch sử - Văn hóa Huế (ra đời từ tháng 6/1982), đã quy tụ nhiều “người trẻ” tốt nghiệp các ngành lịch sử, khảo cổ học, văn hóa học, Hán - Nôm… từ các trường đại học ở trong và ngoài nước về đây làm việc. Họ là những người được học hành bài bản, được làm việc trong một cơ quan chuyên trách về nghiên cứu lịch sử và bảo tồn di sản văn hóa triều Nguyễn ở Huế, lại sẵn niềm đam mê đối với lịch sử, văn hóa và nghệ thuật xứ Huế, nên những “người trẻ” này đã đi sâu nghiên cứu nhiều chủ đề và lĩnh vực khác mà các thế hệ Huế học tiền bối chưa để tâm. Họ sử dụng nhuần nhuyễn các nguồn tư liệu lịch sử được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, kết hợp với nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học, bảo tàng học… tìm hiểu khám phá Huế, để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của xứ Huế. Đồng hành cùng những “người trẻ” ở Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là nhóm nghiên cứu trẻ ở Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế và một số giảng viên trẻ ở các trường đại học ở Huế. Tất cả đã góp phần làm cho bộ môn Huế học trở nên toàn diện, đa chiều, sâu sắc hơn và gắn với thực tiễn nhiều hơn. Đặc biệt, những khảo cứu về Huế của những “người trẻ” này đã được công bố ở nhiều diễn đàn khoa học trong và ngoài nước. Sách chuyên khảo về lịch sử, di sản văn hóa và nghệ thuật Huế của họ được xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ và phổ biến rộng rãi ở Việt Nam và nước ngoài. Một vài nhà Huế học tiền bối đã gọi họ là những nhà Huế học thế hệ thứ tư.

Bộ sách về Huế và triều Nguyễn vừa xuất bản năm 2018 của tác giả Trần Đức Anh Sơn, người có hơn 20 năm nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Huế

Và, trong khi những nhà Huế học thế hệ thứ tư vẫn đang sung sức trong cái “nghiệp” của mình với bộ môn Huế học, thì đã “lấp ló” những nhà Huế học thế hệ thứ năm. Họ là những người ở trong ngưỡng “tam thập nhi lập”, tốt nghiệp từ các trường đại học và các viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước, trở về Huế nghiên cứu trong các cơ quan chuyên môn và giảng dạy trong các trường đại học. Họ tỏa khắp các cuộc hội thảo khoa học ở địa phương, quốc gia và quốc tế để công bố những kết quả nghiên cứu về Huế trên các lĩnh vực: lịch sử, khảo cổ học, kiến trúc, nghệ thuật, bảo tồn, bảo tàng, Hán - Nôm học…, tạo được tiếng vang và gây ấn tượng tốt với các thế hệ Huế học tiền bối. Nhiều người trong số những nhà Huế học tiềm tàng này đã có học vị thạc sĩ, tiến sĩ; đã giành được những giải thưởng nghiên cứu danh giá ở trong và ngoài nước. Nhìn những gì họ thể hiện và đánh giá những thành quả mà họ đã đạt được, những nhà Huế học thế hệ trước hẳn sẽ yên tâm rằng bộ môn Huế học sẽ được tiếp nối và duy trì bởi lớp hậu sinh giàu năng lực và tự tin. Còn những người yêu mến lịch sử, văn hóa và nghệ thuật xứ Huế sẽ tin tưởng rằng mạch nguồn lịch sử - văn hóa Huế sẽ luôn được bồi đắp và chăm sóc bởi những thế hệ hậu sinh biết trân trọng di sản của cha ông, có kiến thức và đáng tin cậy.

2. Huế là quê hương của ông tổ nghề nhiếp ảnh ở Việt Nam - danh nhân Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), người đã du nhập nghề nhiếp ảnh vào nước ta bằng việc khai trương hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường ở phố Thanh Hà (Hà Nội) vào ngày 14/3/1869.

Sở hữu một quần thể thành quách, cung điện, đền đài… nguy nga tráng lệ, ở trên vùng đất “sơn thủy hữu tình”, xứ Huế đồng thời “sở hữu” một đội ngũ đông đảo những nhiếp ảnh gia chuyên chụp phong cảnh Huế tài năng và danh tiếng.

Thăm lăng vua Đồng Khánh

Trước năm 1975, những cái tên như Nguyễn Khoa Lợi, Tôn Thất Dung, Võ Việt Đức… đã quen thuộc với những người yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh thông qua những bức ảnh chụp các di tích triều Nguyễn và phong cảnh xứ Huế. Tác phẩm của họ từng tham gia các cuộc triển lãm nghệ thuật ở miền Nam và nước ngoài, đoạt nhiều giải thưởng quốc tế. Đặc biệt nhà nhiếp ảnh Nguyễn Khoa Lợi với hàng ngàn bức ảnh đen trắng chụp các thành quách, cung điện, miếu vũ ở Huế trong thời hoàng kim của triều Nguyễn đã để lại cho Huế một nguồn tư liệu vô cùng quý giá, giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu, bảo tồn và trùng tu di tích Huế sau này.

Sau năm 1975, Huế là nơi có nhiều tay máy chuyên chụp ảnh di tích và phong cảnh xứ Huế thành danh, đoạt nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế và nhận nhiều tước hiệu cao quý của các tổ chức nhiếp ảnh uy tín trên thế giới như FIAP, WPO… Trong thập niên 1990 - 2000, hầu như năm nào cũng có những nhà nhiếp ảnh người Huế đoạt giải thưởng trong các cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc gia, khu vực và quốc tế. Những cái tên như Phạm Bá Thịnh, Phạm Văn Tý, Cảnh Tăng, Hồ Ngọc Sơn, Trương Vững… xuất hiện liên tục trên bảng vàng của các cuộc thi ảnh nghệ thuật được tổ chức ở trong và ngoài nước. Di tích, phong cảnh và con người xứ Huế là những đề tài thế mạnh của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh danh tiếng ở Huế.

Tượng Phật ở Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. 

Tuy nhiên, người chụp ảnh về di tích và phong cảnh xứ Huế để tổ chức triển lãm và in sách nhiều nhất là nữ nghệ sĩ Đào Hoa Nữ. Chị là người Huế, nhưng sinh sống ở Sài Gòn. Sáng tác của chị bao hàm nhiều chủ đề, thực hiện ở nhiều vùng đất khác nhau. Nhưng chủ đề về Huế luôn là “nỗi ám ảnh lớn lao” đối với chị. Đào Hoa Nữ đã chụp hàng ngàn bức ảnh về Huế, đặc biệt là về Quần thể di tích Cố đô Huế, kể từ khi Huế bước ra khỏi chiến tranh với những dấu tích đổ nát cho đến khi những di tích này được tu bổ, tôn tạo và phục nguyên trở lại. Đào Hoa Nữ và nhiều nhiếp ảnh gia người Huế cùng thời với chị đã đảm trách xuất sắc sứ mệnh của “những người chép sử xứ Huế bằng ống kính máy ảnh”. Những bộ ảnh của họ đã giới thiệu với công chúng trong và ngoài nước về một xứ Huế rời khỏi đau thương, tàn khốc của chiến tranh để hồi sinh trong khung cảnh thanh bình của “non nước thần kinh”.

Bến quê

Huế đang có một thế hệ nhiếp ảnh gia thứ ba chuyên chụp về di tích và phong cảnh Huế. Khác với những đàn anh, đàn chị đi trước, những tay máy trẻ thời nay không tập trung khai thác những góc ảnh quen thuộc nơi các di tích lừng danh như Kinh Thành, Hoàng Thành, lăng tẩm các vua, sông Hương núi Ngự… Họ đi tìm những địa điểm mới, với những phương tiện, thiết bị và kỹ thuật tân tiến để tạo ra những tuyệt phẩm về một nơi mà ít ai biết đến, với những góc chụp ít ai hình dung và trải nghiệm.

Toàn cảnh Lăng Tự Đức

Đó là những bức ảnh của Lê Huy Hoàng Hải chụp về thiên nhiên thơ mộng, di tích kiêu sa và con người Huế bình dị, vừa được trình làng trong triển lãm Xứ mộng mơ diễn ra vào hạ tuần tháng 11/2018 ở Huế.

Đó là những bức panorama của Nguyễn Phong chụp bằng flycam về những danh thắng ở đỉnh Bạch Mã, đèo Hải Vân… hay cảnh lăng mộ, đền thờ các ông hoàng, bà chúa thời Nguyễn đang ẩn dật ở những nơi “thâm sơn cùng cốc” của Huế.

Đường sắt qua đèo Hải Vân

Đó là những tuyệt phẩm của Nguyễn Phúc Bảo Minh chụp mỹ nhân với cổ tích mà những người thưởng lãm thường hay nói đùa là “không biết ai đang tôn nét đẹp của ai”.

Đó là những bức ảnh của Đăng Tuyên hay Hoàng Phước, những người tự nhận là “tay ngang” nhưng đã “chộp” được những khoảnh khắc tuyệt vời ở một nơi thôn dã ngoại ô xứ Huế trong buổi bình minh rực rỡ; đã “bắt” được thần thái của con người Huế đang tảo tần mưu sinh trên những nẻo đường Cố đô.

Cũng như những nhà Huế học trải nhiều thế hệ, những tay máy xứ Huế xưa và nay đã tiếp nối nhau ghi lại những khoảnh khắc lịch sử về vùng đất này. Họ đã dùng ống kính để viết nên lịch sử xứ Huế bằng hình ảnh, để người đương thời thưởng lãm và trao truyền cho các thế hệ mai sau.

Và, đó cũng chính là mạch nguồn không ngừng nghỉ trong dòng chảy vào tương lại của lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của xứ Huế.

Bài:Trân Huyền

Ảnh: Tư liệu - Trân Huyền - Nguyễn Phong - Đào Hoa Nữ - Trung tâm Bảo tồn Di tích

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Điện lực Đức Hòa tích cực tham gia ngăn chặn sự cố lưới điện do cháy rừng
  • Chồng xin chết để giảm gánh nặng cho vợ đau yếu nuôi 3 đứa con thơ
  • Cứu sống một bệnh nhân
  • Mẹ gạt nước mắt thương con đau đớn vì ung thư máu
  • Chính thức tăng lệ phí đăng ký, cấp biển số xe bán tải lên 20 triệu đồng/xe
  • Phiên chợ lạ nhất trong năm
  • Tấm lòng bạn đọc VietNamNet đến với Viện bỏng Quốc gia
  • Anh em không nhất trí tôi khó lòng nhận đất
推荐内容
  • Một số kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thủy sản
  • Trao 20 triệu đồng bạn đọc ủng hộ đến người dân Hòa Bình
  • Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 5/2017
  • Gia đình có hai bà cháu cùng bị ung thư
  • Bãi bỏ hơn 30 Thông tư về lĩnh vực hải quan, thuế, phí
  • Cho thú cưng đi xe máy, người dân dễ bị phạt nặng