【bayern munich vs stuttgart】Mật phục mới “tóm” được gian lận về xăng dầu
Trả lời câu hỏi của PV Chất lượng Việt Nam,tómbayern munich vs stuttgart ông Trần Minh Dũng – Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) , chobiết dù lần thanh tra diện rộng năm nay, số lượng sai phạm giảm nhiều so với các lần trước, nhưng mức độ tinh vi hơn rất nhiều, đặc biệt, có những trường hợp kiểm tra bước đầu không phát hiện thấy sai phạm và chỉ khi có mật phục, kiểm tra đột xuất bằng các biện pháp nghiệp vụ cao mới “tóm” được sai phạm của doanh nghiệp.
Có khi trước đây xử lý được doanh nghiệp lắp đặt các thiết bị bo mạch để gian lận, nhưng hiện nay sai phạm lại tinh vi hơn. Các đối tượng gian lận thay đổi cả CPU, lúc kiểm tra ta không thấy bo mạch nào mắc lỗi, nhưng thực chất những phần mềm đã bị thay đổi và có 2 chế độ khác nhau, vừa chính xác vừa không chính xác. Khi cơ quan kiểm tra đến, họ chỉ cần ngắt điện, đóng mạch, ngắt mạch, thiết bị lại trả về chế độ cũ và không thể nào tìm được sai số, không xác định được sai phạm. Chỉ đến khi cơ quan chức năng vào cuộc, mật phục theo dõi mới phát hiện ra cách gian lận của doanh nghiệp.
* Thưa ông, vì sao các hoạt động thanh tra chuyên đề diện rộng về xăng dầu và LPG lại được tổ chức dồn dập trong những năm gần đây?
Năm 2003, trước hiện tượng vi phạm trong kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu gia tăng, Bộ KH&CN đã tiến hành chương trình thanh tra trên toàn quốc. Đến năm 2008, trong bối cảnh rất nhiều địa phương phát hiện ra gian lận đo lường, đặc biệt là tình trạng gắn bo mạch điện tử, gian lận tinh vi hơn, Bộ KH&CN cũng đã tiến hành tra chuyên đề diện rộng về xăng dầu, LPG.
Ông Trần Minh Dũng cho biết, các sai phạm như buôn lậu xăng dầu ban đêm mới xuất hiện, phổ biến sai phạm về đo lường và chất lượng khó xử lý. Hoặc việc tạm nhập, tái xuất, trong khi đó tạm nhập nhiều nhưng tái xuất ít, mà hầu như để lại nhiều. Bởi vì nhập chính xác thì phải có kiểm tra nhà nước, còn tạm nhập tái xuất không cần phải kiểm tra. Nhưng cuối cùng, tạm nhập nhưng không tái xuất thì không ai kiểm tra chất lượng xăng dầu đó. Đây là một kẽ hở không dễ giải quyết. Ngoài ra, trong thực tế cũng có tình trạng, các đối tượng gian lận dùng xăng A83 trộn những thành phần khác để nâng cao chỉ số octan lên 92 hoặc 95; khi pha tạp chất hoặc dung môi, tăng chỉ số này lên thì nó tiềm ẩn những chất lạ, không kiểm soát được… |
Tới năm 2011 và đầu năm 2012, rộ lên tình trạng cháy nổ xe cơ giới, trong khi đó nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân, dư luận hoang mang, người tiêu dùng lo ngại, đặc biệt lo ngại chất lượng xăng dầu. Trước tình trạng đó, một mặt Bộ KH&CN tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với các nhà khoa học, cơ quan quản lý xác định làm rõ nguyên nhân tình trạng cháy nổ xe cơ giới để báo cáo lên Chính phủ. Mặt khác, với trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ KH&CN phát động trên toàn quốc, thanh tra xăng dầu, LPG vào thời điểm tháng 3 và tháng 4 rất quyết liệt.
Đợt thanh tra này tập trung kiểm tra đo lường, chất lượng, trong đó có liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước và sở hữu trí tuệ. Sau 3 tháng triển khai từ tháng 6, 7 và 8, ghi nhận thấy, cơ quan chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ, tăng cường kiểm soát chất lượng xăng dầu, đo lường đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, ngăn chặn tình trạng cháy nổ. Cho đến này tình trạng gian dối đã giảm, cháy nổ hạn chế nhất định, không còn hiện tượng cháy nổ rộ lên như cuối năm 2011, đầu 2012.
* Dù được tổ chức vào 3 năm khác nhau, nhưng từ những kết quả thu được lại thấy nếu chương trình thanh tra chuyên đề này không được tiến hành thường xuyên, liên tục thì tình hình sẽ còn diễn ra điều gì phức tạp, ông có nghĩ vậy không?
Qua 3 cuộc thanh tra cho thấy, tỷ lệ vi phạm đã giảm đi rất nhiều, năm 2003 số vi phạm là 29%, năm 2008 là 18% và vừa rồi tỷ lệ vi phạm chỉ còn 12%. Điều đó cũng cho thấy, nếu tiếp tục quản lý nhà nước được tăng cường thì hiện tượng gian lận giảm đi rất nhiều.
Tỷ lệ gian lận giảm đi nhưng cũng đặt ra vấn đề kinh phí eo hẹp, khi lấy mẫu kiểm nghiệm cần chi phí rất lớn. Với gần 900 mẫu mang đi kiểm nghiệm, tổng số tiền lên đến hơn 3 tỷ đồng.
Trong điều kiện kinh phí eo hẹp, để chấm dứt hoàn toàn những nổi cộm về kinh doanh xăng dầu là lý tưởng và rất khó. Ví dụ trước đây chúng ta xử lý việc lắp đặt các thiết bị bo mạch, nhưng hiện nay sai phạm lại tinh vi hơn, đối tượng gian lận thay đổi cả CPU, lúc kiểm tra không thấy bo mạch nào mắc thêm, mà chỉ mật phục theo dõi mới phát hiện ra.
Hơn nữa, ở khu vực Đồng bằng Song Cửu Long sông nước nhiều. Họ bán trên tàu thuyền, lưu động và hoạt động theo kiểu “du kích” nên cực kỳ khó theo dõi. Cứ làm chỗ này, thì lại xuát hiện chỗ khác. Đối phó với tình trạng vi phạm rất khó khăn… Kinh doanh xăng dầu kiểu như vậy, gian lận về lượng và chất lượng rất lớn.
Trước thực trạng đó, cơ quan thanh tra chuyên ngành cũng đã đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nắm bắt sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên tàu thuyền để có biện phát kiểm tra, giám sát chặt chẽ…
* Trước những khó khăn và kinh phí eo hẹp, ông có kiến nghị thế nào với cơ quan chức năng địa phương để giám sát tốt hơn việc kinh doanh xăng dầu, LPG không thưa ông?
Về mặt quản lý, cơ quan chức năng đang phải rà soát lại tiêu chuẩn kỹ thuật, bổ sung thông tin phát sinh, đặc biệt là liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Xuất phát từ sai phạm được phản ánh nhưng không thể lấy mẫu tràn lan vì kinh phí không cho phép, đòi hỏi phải có thông tin cụ thể, chính xác. Kể cả vi phạm về đo lường, nếu không có những thông tin phản ánh chính xác thì không dễ dàng xử lý được các sai phạm, có theo dõi, đưa các lực lượng đến kiểm tra và bắt tại chỗ. Khi xác định được các sai phạm, cơ quan thanh tra mới tập trung lấy mẫu để kiểm tra.
Do mỗi lần lấy mẫu để kiểm tra tại các phòng thí nghiệm rất tốn kém nên không thể lấy mẫu một cách tràn lan mà tập trung vào những điểm nghi ngờ. Trong quá trình thanh kiểm tra, một số cán bộ kỹ thuật đã lấy máy đo octan nhanh để kiểm tra thấy có sai số lớn không. Nếu không có sai số hoặc sai số bấp bênh ít có thể do phương tiện kiểm nghiệm thì cũng không mang đi kiểm tra.
Còn những tạp chất pha tạp trong xăng dầu, phải có phản ảnh của người tiêu dùng hay cơ quan thông tin đại chúng mới có thể nắm bắt được sai phạm. Tuy vậy, việc tham gia của cơ quan đại chúng cũng tạo ra dư luận, đánh động cơ sở làm ăn sai trái và khi được kiểm tra, đối tượng sẽ tìm cách đối phó.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Nam(thực hiện)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- ·Người bị kết án tử hình bồi thường cho bị hại như thế nào?
- ·Cựu kế toán trưởng công an quận ở Hà Nội giả chữ ký để tham ô tài sản
- ·Bắt nhóm lừa bán tiền giả qua mạng xã hội, chiếm đoạt hơn 6 tỷ đồng
- ·Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- ·Bắt 2 đối tượng lừa bán 4 người sang Campuchia
- ·Bà Trương Mỹ Lan đem thêm 'siêu dự án' Amigo ra khắc phục cho trái chủ
- ·Hai gã đàn ông 'dàn cảnh', chiếm đoạt tiền tỷ của người phụ nữ
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Cựu nữ tiếp viên hàng không môi giới mại dâm kháng cáo xin hưởng án treo
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Kết nối doanh nghiệp Việt Nam
- ·Khách hàng thích thú với sự tinh tế của biệt thự mẫu Vinhomes Thăng Long
- ·Lợi dụng 'sốt' đất, cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lừa chiếm đoạt hơn 68 tỷ
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Công an Cần Thơ vượt hàng trăm km bắt đối tượng 25 tuổi bị truy nã nguy hiểm
- ·Nhận 500 triệu cam kết xử thắng kiện, cựu thẩm phán bị tuyên phạt 15 năm tù
- ·Tom yum kung được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Công ty Bắc Hà xả thải vượt ngưỡng 15 lần