【du đoan bong da】Cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài cơ bản theo nguyên tắc thị trường
PV: Theạinguồnvốnvaynướcngoàicơbảntheonguyêntắcthịtrườdu đoan bong dao quy định mới tại Nghị định 97 về cho vay lại vốn vay ODA, thì hiện nay các tổ chức tài chính không được phép cho vay lại vốn vay ưu đãi, ông có thể giải thích vì sao lại có quy định này?
- Ông Trương Hùng Long:Trong Luật Quản lý nợ công 2009 có những hình thức cho vay, như: Cho vay dự án thông qua các ngân hàng là trung gian làm dịch vụ được cơ quan nhà nước ủy quyền; cho vay theo chương trình. Tức là, Nhà nước huy động về và cho vay lại các ngân hàng để ngân hàng cho vay đến người sử dụng cuối cùng là dự án.
Sở dĩ Luật Quản lý nợ công 2009 đặt ra cho vay chương trình là vì thời điểm đó hầu hết huy động được vốn vay ODA với thời hạn dài, lãi suất thấp và qua hệ thống ngân hàng cho các dự án của nền kinh tế được hưởng ưu đãi nhất định, hoặc tạo cơ hội các dự án tiếp cận nguồn vốn.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã tốt nghiệp IDA (dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới) và các khoản vay đều tiến sát mức độ điều kiện thị trường, nên ở chừng mực nào đó trong các khoản vay lãi suất thả nổi, thì trong dài hạn tình thế đã khác, mức độ ưu đãi giảm hẳn. Như vậy khả năng Nhà nước lo cho toàn bộ nền kinh tế thông qua cung cấp vốn cho các tổ chức tín dụng sẽ khó khăn.
Ông Trương Hùng Long |
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã hội nhập sâu rộng, đã cởi mở các khu vực dịch vụ tài chính trong đó có ngân hàng. Nếu tiếp tục cung cấp nguồn vốn từ phía Nhà nước cho các ngân hàng thương mại trong nước để các ngân hàng cho vay theo thị trường, thì sẽ tạo sự bất bình đẳng và tạo xung đột với các quy định.
PV: Điều này có nghĩa là nghị định mới quy định siết chặt các điều kiện cho vay hơn, thưa ông?
- Ông Trương Hùng Long:Trong Luật Quản lý nợ công 2009 cũng có quy định cho vay lại. Tuy nhiên, quy định cho vay lại với các tổ chức, các dự án thông qua ngân hàng, chủ yếu thực hiện theo hình thức nhà nước chịu rủi ro. Chúng ta cho vay bằng đồng ngoại tệ, nhưng cơ bản nhận trả nợ bằng tiền Việt Nam và Nhà nước chịu rủi ro về tỷ giá.
Luật Quản lý nợ công 2017 siết chặt hơn việc cho vay lại. Cụ thể, phân loại ra theo hướng Nhà nước chỉ chịu rủi ro đối với các đối tượng chương trình cần ưu tiên của Chính phủ. Việc cho vay này thông qua hệ thống ngân hàng chính sách của Nhà nước. Còn với ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện theo nguyên tắc thị trường, tức là cho vay và yêu cầu các ngân hàng phải chịu rủi ro. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng ứng xử với các dự án giống như nguồn của ngân hàng huy động đem cho vay. NHTM có quyền giải ngân, kiểm soát các khoản giải ngân, tài sản đảm bảo, quyền trích các khoản nợ, các dự phòng rủi ro và ứng xử như các khoản của ngân hàng.
Đồng thời, ngoài các điều kiện liên quan đến tín dụng từ đánh giá, thẩm định dự án ban đầu, đến giải ngân, thu nợ, kiểm soát tài sản đảm bảo, xử lý rủi ro dự án thì NHTM có quyền trực tiếp thực hiện giải ngân khoản vay đó. Tức là quy định tiến sát hơn với các nguyên tắc tín dụng để đến lúc nào đó khi chúng ta không còn khoản vay ưu đãi nữa, sẽ chuyển hoàn toàn sang khoản vay thị trường. Khi đó, ngân hàng ứng xử với các dự án này cũng như các nguyên tắc tín dụng bình thường.
PV: Việc vay bằng tiền gì, thì phải trả bằng tiền đó đã có quy định khác trước như thế nào, thưa ông?
- Ông Trương Hùng Long:Trước đây theo quy định của Luật Quản lý nợ 2009, khoản vay bằng đồng tiền nào thì trả bằng tiền đó, trong trường hợp không trả được thì có thể trả bằng tiền Việt Nam đồng theo tỷ giá hạch toán của Ngân hàng Nhà nước. Điều này thuận lợi cho các dự án, địa phương, người vay nhưng Chính phủ sẽ hứng chịu toàn bộ rủi ro tỷ giá. Việc này bất cập vì đối với các dự án có khả năng trả ngoại tệ thì họ trả ngoại tệ. Dự án khác khi không trả bằng ngoại tệ mà trả bằng Việt Nam đồng và theo tỷ giá hạch toán thì khoảng cách từ hạch toán ngân sách nhà nước (NSNN) cho đến giá trị thị trường có khoảng cách xa.
Cho nên để đảm bảo cân đối hài hòa và trách nhiệm đến cùng của người sử dụng vốn, cũng như đảm bảo sự bình đẳng giữa người sử dụng vốn, Luật Quản lý nợ công mới đã quy định, đối với các khoản vay nước ngoài cho vay bằng đồng tiền nào thì khi trả nợ phải trả nợ bằng ngoại tệ, hoặc bằng đồng Việt Nam nhưng phải theo tỷ giá bán ra của ngân hàng ngoại thương.
PV: Vậy, với những quy định mới về cho vay lại theo Luật Quản lý nợ công 2017 và các nghị định hướng dẫn luật, ông có thể đưa ra những lưu ý gì với những đơn vị được cho vay lại?
- Ông Trương Hùng Long:Theo quan điểm của tôi, có một số điểm cần lưu ý với những đơn vị được cho vay lại: Thứ nhất, các đơn vị được cho vay lại cần lưu ý đến tính chất của khoản vay và cơ chế kiểm soát của Chính phủ. Bởi tính chất của khoản vay mang tính thương mại nhiều hơn, sát thị trường hơn. Như vậy, việc tính toán khả năng hoàn trả, hiệu quả, rủi ro thì các chủ dự án hay cơ quan đi vay phải thận trọng, bởi nó khác với các khoản vay trước đây có thời gian dài, lãi suất thấp.
Thứ hai là, ngoài việc cần lưu ý đến từng dự án liên quan đến từng nhóm đối tượng, NSNN, đơn vị sự nghiệp, thì cũng cần lưu ý ngoài dự án còn phải chịu sự điều chỉnh của Luật NSNN, Luật Đầu tư công từ kế hoạch trung hạn, hàng năm, bội chi ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, hạn mức nợ…
Thứ ba, lưu ý các yêu cầu về tín dụng với khoản vay siết chặt hơn và tiến sát nguyên lý tín dụng, do đó khi vay phải tính toán thật kỹ. Các địa phương khi làm kế hoạch NSNN năm 2019, phải lưu ý đến việc xây dựng kế hoạch giải ngân của các khoản vay nước ngoài. Vì kế hoạch vay nước ngoài gắn liền với bội chi địa phương. Số bội chi này sẽ được cấu phần trong phần nợ của địa phương nếu được thông qua.
PV: Xin cảm ơn ông!
Đức Minh (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Con đường quan lộ của nguyên Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà
- ·Yêu cầu các cục thuế bắt tay ngay vào công việc, đảm bảo tiến độ thu
- ·Điện Biên: Khuyến công dần đi vào quỹ đạo
- ·Rà soát, cắt giảm các khoản thuế, phí liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Hơn 2,9 triệu liều vắc xin AstraZeneca đã được phân bổ
- ·Động lực thúc đẩy xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- ·Các bóng hồng tuyển nữ Việt Nam ‘đổ bộ’ showroom FJC ngày lễ Tình nhân
- ·Đón ngày Thần Tài dân tới tấp chốt mua vàng cầu may
- ·Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia
- ·Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tiếp xúc cử tri tại Tây Ninh
- ·Giao Bộ KH&CN và các bộ ngành liên quan hỗ trợ sản xuất, chuyển giao công nghệ vaccine COVID
- ·Giá xăng dầu trong nước sẽ tăng mạnh
- ·Năm 2017, dự án Bauxit
- ·Tìm kiếm nhiên liệu không carbon, đe dọa chấm dứt bùng nổ xe điện
- ·Những điều tối kỵ tuyệt đối không nên làm khi lái xe ôtô kẻo tai nạn thảm khốc
- ·Quản lý thủy điện tại Gia Lai: Những kiến nghị thiết thực
- ·Tỷ giá USD, Euro ngày 29/1: USD lên mức cao nhất
- ·Quốc vương Campuchia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
- ·Cuộc chiến giữa Grab và Goviet: 'Kẻ tám lạng, người nửa cân'
- ·Ngành thép: "Trước sóng cả vẫn vững tay chèo"