【xem.kèo bóng đá】Doanh nghiệp còn “sống” bằng... quan hệ
"Quan hệ" để có lợi nhuận
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế,sốngxem.kèo bóng đá trong đó câu hỏi được xoáy vào nhiều nhất là “được gì và mất gì”, “cơ hội và thách thức”. Những câu hỏi đã từng được đưa ra bàn thảo nhiều và đặt lên bàn cân.
Lý giải về vấn đề này, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) tại Hội nghị tập huấn hội nhập quốc tế về kinh tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông sáng 16-9 cho biết, nếu nhìn từ quá trình Việt Nam gia nhập WTO, điều dễ nhận thấy là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh, FDI vào Việt Nam tăng mạnh, đỉnh điểm là năm 2008 sau 1 năm gia nhập WTO với 70 tỷ USD, thị trường xuất nhập khẩu đã được cân đối…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả mà hội nhập mang về thì Việt Nam còn phải đối diện với rất nhiều thách thức, song “nhập siêu có phải là tác động lớn nhất hay không?” là câu hỏi được ông Khanh đặt ra.
Theo ông Khanh, trong giai đoạn 2006-2014, chỉ có năm 2007 và 2008 Việt Nam nhập siêu khá “khủng”, năm 2008 lên tới 20 tỷ USD. Lúc đó, chúng ta rất lo lắng vì không biết lấy tiền đâu bù vào phần nhập khẩu, thậm chí có nhiều ý kiến còn đổ lỗi cho WTO. Thế nhưng nhìn suốt quá trình thì thấy nhập siêu giảm dần, có những năm như 2012, 2013 Việt Nam còn xuất siêu. Vì thế, nhập siêu không phải vấn đề quá lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Có điều, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra khoảng cách giàu nghèo rõ rệt. Nhìn vào diễn biến thu nhập của 5 nhóm dân cư có thể thấy, khoảng cách giữa nhóm 1 và nhóm 5 quá lớn trong giai đoạn 2002-2012. Đến nay, Việt Nam còn có tầng lớp siêu giàu.
“Về tổng thể, nhập siêu không phải vấn đề quá lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tất nhiên trong từng trường hợp cụ thể cũng là vấn đề. Trung Quốc là 1 ví dụ, nhập siêu của Việt Nam từ 200 triệu USD năm 2002 đã nhảy lên 16 tỷ USD vào năm 2012 và hiện nay trung bình Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 30 tỷ USD. Tuy nhiên, bù lại chúng ta có thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ để có thể bù đắp lại phần thâm hụt cán cân với Trung Quốc”, ông Ngô Chung Khanh cho hay. |
Chưa hết, việc nắm bắt tận dụng cơ hội của doanh nghiệp còn rất hạn chế, cơ hội mà Chính phủ mang về nhưng doanh nghiệp chưa tận dụng được tối đa. Các doanh nghiệp Việt chủ yếu “sống” bằng quan hệ để có lợi nhuận lớn nhất mà không sống bằng thương hiệu nào. Việt Nam có nhiều tập đoàn lớn có sản xuất nhưng ít có thương hiệu nào trên thế giới biết đến.
Vấn đề này cũng đã được ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương nêu ra trong buổi làm việc của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế. Theo ông Khánh, khả năng nắm bắt cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam còn chưa rõ ràng, tập quán làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa tận dụng được hết các ưu đãi. Nhiều cơ chế dựa vào quan hệ nên có hợp đồng, trúng thầu công trình... khiến nhiều doanh nghiệp chưa thấy được sự cần thiết phải thay đổi.
"Doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta quen bán tại cầu cảng, mua tại cầu cảng. Tức là mua thì người ta mang tới tận cửa, không có nhu cầu tìm kiếm tận nguồn hàng nên doanh nghiệp không quan tâm nhiều tới việc cắt giảm thuế”, ông Khánh nói.
Lên "dây cót"
Chưa bao giờ Việt Nam hội nhập sâu rộng như thời điểm này với việc tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã từng ví việc ký kết các FTA như “mở đại lộ thênh thang đi ra thế giới” nhưng có “đại lộ” rồi Việt Nam cần phải chuẩn bị “xe” như thế nào, “xăng dầu phải ngon lành” để đi trên con đường ấy.
Việc tham gia các FTA thế hệ mới ngoài việc thu hút đầu tư thì còn mang đến cho Việt Nam cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thể chế, chuyển đổi tăng trưởng…
Chỉ riêng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo ước tính của các tổ chức, sau khi kí Hiệp định TPP, thu nhập của Việt Nam vào năm 2025 sẽ cao hơn 13% và xuất khẩu sẽ tăng hơn 37%. Đây là những con số cho thấy Việt Nam được lợi rất nhiều.
Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 9 FTA đã ký và có hiệu lực, 1 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực, 2 FTA đã kết thúc đàm phán cũng là 2 hiệp định được đánh giá là hiệp định thế hệ mới là FTA Việt Nam- EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương- TPP và 4 FTA đang trong quá trình đàm phán. |
Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, đây không phải là những con số vu vơ mà được tính toán dựa trên tính kinh tế lượng song không nên tin vào những con số này mà chỉ coi như là định hướng để phát triển.
“Cơ hội không tự biến thành lợi ích mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể (tức Nhà nước và doanh nghiệp), tác động của các FTA đến đâu còn phụ thuộc vào phản ứng của chủ thể”, ông Tuyển cho biết và khuyến cáo thêm, nếu không tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cai thiện thể chế thì không thể tận dụng được cơ hội mà các nước dành cho từ việc cắt giảm thuế quan.
Tại buổi làm việc với Bộ Công Thương liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, do tính chất của việc tham gia vào các FTA thế hệ mới nên đòi hỏi cơ quan điều phối, tổ chức thực hiện phải liên ngành từ trung ương tới địa phương. Chỉ đạo này cũng có thể hiểu là cần có sự nhất quán giữ tư duy và hành động.
Thực tế mà ông Khanh chỉ ra cũng là một điều đáng suy nghĩ. “Hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đã quyết tâm cải cách nhưng càng đi xuống địa phương thì quyết tâm giảm dần. Tôi còn nhớ trong một cuộc họp Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư một tỉnh đã phát biểu rằng, Chính phủ có chính sách của Chính phủ, địa phương có chính sách của địa phương, không phải Chính phủ chỉ đạo thì địa phương làm”, ông Khanh nói.
Cùng với đó, sự chuẩn bị của doanh nghiệp là rất quan trọng. “Tôi có chuyến công tác đi thăm các nhà máy dệt, may ở Nam Định. Trong khi Hiệp hội Dệt may Việt Nam nói các doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ để đón đầu các FTA thì khi hỏi các doanh nghiệp họ nói chưa có chuẩn bị gì cho yêu cầu quy tắc từ sợi trở đi trong TPP. Tôi rất sợ điều này! Thực tế đã cho thấy, Việt Nam là nước hiểu biết ít nhất về Cộng đồng kinh tế ASEAN”, ông Trương Đình Tuyển chia sẻ.
Hội nghị tập huấn về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông tại Hà Nội là sự kiện đầu tiên trong chuỗi 9 hội nghị được Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến triển khai từ nay đến cuối năm 2016 nhằm thực hiện Quyết định số 1107 ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật 2015 – 2016. Dự kiến 9 hội nghị sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bến Tre, Cần Thơ, TP. HCM. |
(责任编辑:La liga)
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·Khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp
- ·Nghe phường báo được thuê nhà ở xã hội, cả nhà ôm nhau khóc vì quá mừng
- ·TP. Hồ Chí Minh: Người có tài năng đặc biệt được hưởng mức khuyến khích tối đa 1 tỷ đồng/người
- ·Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- ·Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Đẩy mạnh kiểm soát thị trường Tết Nguyên đán 2016
- ·Quản lý thị trường Hà Nội: Kiểm soát diễn biến, ổn định thị trường dịp cuối năm, Tết Nguyên đán 2016
- ·Công an vào cuộc vụ đường 250 tỉ đồng chưa nghiệm thu đã hỏng
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Bắt giam 3 đối tượng mua bán gấu chó, rắn hổ chúa ở Hà Tĩnh
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Nghệ An: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong dịp Tết
- ·Thủ tướng chỉ thị tăng cường chấp hành pháp luật tố tụng hành chính
- ·Xe bồn BKS 36C
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Xử lý nghiêm vụ người đàn ông đánh bạn của con
- ·Hà Nội: Xây dựng định mức đơn giá rất quan trọng trong việc điều hành ngân sách
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 135 phát hành ngày 10/11/2019
- ·Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- ·“Ngân sách xanh” cho tiến trình cải cách tài khóa xanh