会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【vua phá lưới laliga】“Ngân sách xanh” cho tiến trình cải cách tài khóa xanh!

【vua phá lưới laliga】“Ngân sách xanh” cho tiến trình cải cách tài khóa xanh

时间:2024-12-23 15:50:19 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:566次

Nhiều nước sử dụng công cụ thuế,ânsáchxanhchotiếntrìnhcảicáchtàikhóvua phá lưới laliga phí cho tăng trưởng xanh

Chính sách tài khóa xanh là khái niệm không còn xa lạ. Cải cách thuế xanh và các loại thuế liên quan đến môi trường là chính sách quan trọng của nhiều quốc gia. Kể từ đầu những năm 1990, một số nước OECD thực hiện cải cách thuế xanh một cách toàn diện.

Trong bối cảnh gánh nặng thuế không đổi, ở hầu hết các nước, những khoản thuế mới liên quan đến môi trường đã bù đắp lượng giảm thuế hiện hành, cải cách thuế xanh như tại Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ... Sau làn sóng cải cách thuế xanh này, một số quốc gia phát triển khác như Áo, Anh, Ý, Đức, Pháp… đã đi theo xu hướng cải cách thuế xanh và các khoản thuế liên quan đến môi trường.

“Ngân sách xanh” cho tiến trình cải cách tài khóa xanh
Kinh nghiệm cho thấy cách thuế xanh và các loại thuế liên quan đến môi trường đã mang lại hiệu quả tốt. Ảnh minh hoạ

Việc thực hiện cải cách thuế xanh và các loại thuế liên quan đến môi trường đã mang lại hiệu quả tốt, thể hiện ở một số nước OECD, tiêu biểu như Phần Lan, Đức…

Một nghiên cứu mới đây của nhóm tác giả thuộc Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đã chỉ ra, phát triển thuế xanh và thuế liên quan đến môi trường ở các nước diễn ra theo 3 cách tiếp cận. Đó là áp dụng một số loại thuế mới liên quan đến môi trường, đối với các sản phẩm gây hại tới môi trường.

Phần Lan là nước đầu tiên áp dụng thuế đánh vào phát thải CO2 đối với nhiên liệu kể từ năm 1990. Na Uy áp dụng thuế carbon trong lĩnh vực dầu khoáng sản vào năm 1991. Đan Mạch áp dụng thuế carbon đánh vào nhiên liệu năm 1992.

Hà Lan đưa ra thuế nhiên liệu chung từ năm 1988 và một số thuế khác có liên quan đến môi trường như thuế chất thải, thuế nước ngầm và thuế năng lượng mới vào năm 1995 và 1996…

Một số quốc gia tái cấu trúc một số loại thuế để đưa các yếu tố môi trường vào trong thuế đó, ví dụ như thuế carbon trên các sản phẩm năng lượng áp dụng ở Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Hà Lan, Ý và Anh.

Ngoài ra, các nước giảm dần, hoặc loại bỏ một số ưu đãi thuế và trợ cấp có khả năng gây hại cho môi trường. Theo OECD (2010), các khoản trợ cấp nông nghiệp ở các nước OECD chiếm 1,2% GDP là một trong những nguyên nhân gây nên sự bào mòn và thoái hóa đất, cùng các vấn đề về môi trường khác.

Các khoản trợ cấp sản xuất năng lượng càng khuyến khích sử dụng năng lượng thô và tiêu thụ năng lượng nhiều hơn, từ đó, gây nguy hại cho môi trường.

Ưu tiên chi tiêu công cho tăng trưởng xanh

Một số nước OECD đã hiện thực hóa chuyển đổi chính sách tài khóa với tích hợp ngân sách xanh.

Tại Pháp, quốc gia đầu tiên trên thế giới hình thành ngân sách xanh với việc tích cực sử dụng nhãn chi tiêu xanh, nghĩa là các khoản chi ngân sách với ưu tiên chiến lược cho phát triển bền vững.

“Ngân sách xanh” cho tiến trình cải cách tài khóa xanh
Một số quốc gia sử công cụ trợ cấp xanh và đầu tư công xanh trong chính sách tài khóa. Ảnh minh hoạ

Tại Ý, Đức đã tiến hành đánh giá có hệ thống về tác động của chính sách tài khóa đối với khí hậu và môi trường. Tại Anh đưa quy định hóa ngân sách xanh trong phê duyệt ngân sách hàng năm, cũng như nhất quán trong các năm ngân sách gắn với mục tiêu về môi trường và khí hậu. Việc lồng ghép ngân sách xanh vào lập dự toán và phê duyệt dự toán ngân sách thường niên cũng được Ireland, Canada, Phần Lan thực hiện…

Gần đây, một số quốc gia sử công cụ trợ cấp xanh và đầu tư công xanh trong chính sách tài khóa. Một số cách thức trợ cấp được áp dụng như: Cơ chế giá điện đấu nối nhằm kích thích phát triển năng lượng tái tạo. Đây là hình thức trợ cấp chéo, nghĩa là chuyển ngân sách gián tiếp với chi phí trợ cấp năng lượng tái tạo cho người tiêu dùng qua công ty điện lực, ấn định giá giá năng lượng tái tạo ở mức đảm bảo lợi nhuận đầu tư, tạo cạnh tranh và giảm bớt lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch.

Ngoài ra, có quốc gia hỗ trợ cho lãi suất vay nhằm khuyến khích lĩnh vực mà Nhà nước quan tâm, như hỗ trợ lãi suất cho vay để kích thích tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường. Điển hình là kinh nghiệm của Tunisia thực hiện chương trình PROSOL với hỗ trợ lãi suất và tăng thời hạn cho vay từ 3 - 5 năm để khuyến khích đầu tư, như cho vay qua hóa đơn tiền điện, một dạng tín chấp nếu người vay không trả sẽ ngừng cung cấp điện.

Tại Mỹ, kể từ ngày 01/01/2023, chính sách trợ cấp thuế liên bang trị giá 7.500 USD dành cho người mua xe điện được sản xuất tại Bắc Mỹ theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA).

Đối với Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình cải cách tài khóa xanh - một trong những nội dung quan trọng và là công cụ để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

Chính sách thuế, phí của Việt Nam ngày càng hoàn thiện theo hướng hạn chế tiêu dùng các sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường; thúc đẩy sản xuất, đầu tư xanh; thúc đẩy tiêu dùng xanh.

Minh chứng là năm 2010, Việt Nam đã ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 với mục tiêu đánh thuế vào các hàng hóa mà việc sử dụng các hàng hóa này gây ô nhiễm môi trường, nhằm góp phần thay đổi nhận thức của con người đối với môi trường. Đồng thời, huy động thêm nguồn lực cho ngân sách, cũng như khuyến khích sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả.

Thuế bảo vệ môi trường được xây dựng dựa trên nguyên tắc “người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm phải nộp thuế”.

Hay như Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 khuyến khích sản xuất xanh và tiêu dùng xanh. Theo đó, ô tô điện và ô tô chạy bằng năng lượng sinh học đã được áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn so với xe ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Luật số 106/2016/QH13 điều chỉnh một số thuế xuất nhằm tiếp tục thúc đẩy việc sử dụng các chủng loại xe tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường, trong đó có xe ô tô điện…

Mặc dù nhiều chính sách ưu đãi thuế được ban hành, nhưng chính sách thuế, phí của Việt Nam trên cơ sở tiếp cận công cụ kinh tế nói chung và thuế nói riêng cho mục tiêu bảo vệ môi trường còn chưa thực sự đủ mạnh để điều tiết hiệu quả hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm hướng đến sản xuất xanh, tiêu dùng xanh. Đây là vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý trong thời gian tới.

Việt Nam nỗ lực đẩy nhanh tiến trình cải cách tài khóa xanh

Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình cải cách tài khóa xanh - một trong những nội dung quan trọng và là công cụ để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

Chính sách thuế, phí của Việt Nam ngày càng hoàn thiện theo hướng hạn chế tiêu dùng các sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường; thúc đẩy sản xuất, đầu tư xanh; thúc đẩy tiêu dùng xanh.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Bi kịch đàn ông 'chạy' theo gái giàu
  • Kim cương kết viên
  • Công nhận Tri thức khai thác, chế biến yến sào Khánh Hòa là di sản quốc gia
  • Nhóm Ngân hàng Thế giới bổ sung IDA kỷ lục 100 tỷ USD cho các nước đang phát triển
  • Rắc rối chuyện chỉ cưới mà không đăng kí kết hôn
  • Hướng dẫn phương tiện tránh đi qua Hà Nội trong vòng 15 ngày giãn cách xã hội
  • Tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 60 tỷ đồng
  • Ca sĩ Quỳnh Phạm tiết lộ quy tắc trong show riêng diễn cho khách VIP
推荐内容
  • Ngành Nội vụ cần tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy
  • Ba nhóm thực phẩm gây béo bụng
  • Nâng “chuẩn” báo cáo tài chính: Trước tiên cần kiến thức
  • Tập đoàn BRG: Viết tiếp trang sử ngành ô tô thương mại Việt Nam
  • Quản lý DNNN như…truyện Trạng Quỳnh?
  • 'Anh trai' Quang Hùng MasterD hát giao lưu văn hoá dịp Tết lớn nhất tại Nhật