【vđqg malaysia】Chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp đã đi vào thực tiễn
Bộ Tài chính: Chính sách hiện hành đã có nhiều ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ | |
Chung tay hỗ trợ người lao động gặp khó trong mùa dịch | |
TPHCM: Nhiều doanh nghiệp còn khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ | |
Chính thức ban hành quy định thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng |
Ông Chu Tiến Dũng (ảnh), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM |
Ông có thể cho biết thực trạng hoạt động của các DN tại TPHCM từ đầu năm tới nay?
- Mỗi loại hình DN lại chịu một tác động khác nhau từ dịch Covid-19. Một số DN đã nhanh nhạy, biến thách thức thành cơ hội để tái cấu trúc lại sản xuất, quản trị, sản phẩm, thị trường, ứng dụng mạnh giải pháp số, công nghệ số để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhóm DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT, công nghệ cao do kinh doanh dựa trên nền tảng số, lao động trình độ cao, ít thâm dụng lao động, thâm dụng mặt bằng đã tận dụng được cơ hội để sản xuất các thiết bị công nghệ cao phục vụ phòng chống dịch, sản xuất các thiết bị y tế như máy trợ thở, robot phục vụ trong bệnh viện, cung cấp dịch vụ và môi trường làm việc trực tuyến, dịch vụ số nên tiếp tục có nhiều cơ hội phát triển hiện tại và tương lai.
Nhóm DN hoạt động trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, chế biến nông sản, do nhu cầu thị trường về các sản phẩm thiết yếu tăng cao nên đã tận dụng được cơ hội để sản xuất hết công suất, đầu tư đổi mới công nghệ, đưa ra thêm nhiều sản phẩm mới, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm công nghệ chế biến nông sản vừa giúp tháo gỡ khó khăn cho nông dân, vừa tăng thời gian bảo quản, nâng cao giá trị sản phẩm XK… nên có sự tăng trưởng cao trong quý I/2020 và sẽ tiếp tục có nhiều cơ hội phát triển.
Một số nhóm DN trong lĩnh vực dệt may chuyển đổi sang sản xuất khẩu trang, trang thiết bị bảo hộ cho y tế phục vụ trong nước và hiện đang cung ứng XK. Đây vẫn là cơ hội và tiếp tục có tiềm năng thị trường nhu cầu lớn tại các nước mà dịch bệnh đang hoành hành.
Phần lớn các DN còn lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong đó các nhóm DN như: Du lịch, dịch vụ, lưu trú, vận tải, trung tâm thương mại, y tế, giáo dục… phải ngừng hoạt động để phòng chống dịch trong thời gian qua, hiện nay đang hoạt động trở lại theo lộ trình. Các DN hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh trọng điểm của thành phố như cơ khí, điện, cao su, nhựa, công nghiệp hỗ trợ, đồ gỗ, dệt may, da giày… không phân biệt quy mô đều trong tình trạng đã cạn kiệt các nguồn lực kinh doanh, thiếu nguyên liệu đầu vào sản xuất, XK bị đình trệ, giảm đơn hàng, chậm thanh toán, dòng tiền kinh doanh bị đứt gẫy, nguy cơ mất tính thanh khoản cao. Từ đó, quy mô sản xuất bị thu hẹp, người lao động phải ngừng việc ngày càng cao và trên quy mô rộng.
Dự báo sang quý II sẽ suy giảm nghiêm trọng, số lượng DN phải ngừng sản xuất, phá sản nguy cơ tăng cao. Theo khảo sát của Hiệp hội thì chỉ có 21% DN tham gia khảo sát trả lời tiếp tục cầm cự được đến hết tháng 5; 12% DN tiếp tục duy trì đến hết tháng 6/2020; 12% DN có khả năng duy trì đến hết tháng 9/2020; 2% DN trả lời có thể duy trì được đến cuối năm. Đặc biệt 19% DN cho biết có thể bị phá sản trong quý II và 34% số DN không xác định được tồn tại đến khi nào.
Chính phủ đã đưa ra các gói chính sách để hỗ trợ DN. Việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của các DN như thế nào, thưa ông?
- Qua kết quả khảo sát của Hiệp hội về việc tiếp cận các gói chính sách hỗ trợ của Chính phủ đưa ra trong thời gian qua, 73% DN cho biết có biết đến chính sách nhà nước gia hạn nộp thuế, gia hạn nộp tiền thuê đất và 31% số DN đã tiếp cận; 53% DN biết đến chính sách ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay… và 28% đã tiếp cận; 58% DN biết đến chính sách tạm dừng đóng BHXH, phí công đoàn và 17% đã tiếp cận; 63% DN biết đến chính sách trợ cấp đối với người lao động ở các DN và 8% đã tiếp cận; 58% biết đến chính sách DN được vay tiền trả lương người lao động và 34% đã tiếp cận.
Việc khảo sát với quy mô nhỏ chưa phản ảnh đầy đủ thực trạng tình hình DN nhưng có cơ sở để nhận định rằng các chính sách hỗ trợ người lao động, DN của Chính phủ đã được triển khai đi vào thực tiễn. Tỷ lệ DN nhận biết và tiếp cận được các chính sách là dấu hiệu tốt.
Mặc dù vậy 61% DN cho rằng việc tiếp cận các chính sách chưa được thuận lợi. Trong đó, 28% nêu ý kiến các loại thủ tục còn phức tạp; 14% cho rằng cơ quan hướng dẫn chưa nhiệt tình; 9% không có người làm do đã ngưng hoạt động; số còn lại không có ý kiến.
Để sử dụng hiệu quả các gói hỗ trợ DN, chính quyền TPHCM cần phải làm gì?
- Trên cơ sở lắng nghe, tiếp nhận các ý kiến phản ánh của DN, các hội ngành nghề… Hiệp hội đã đề xuất với lãnh đạo Thành phố quan tâm chỉ đạo tập trung một số hoạt động hỗ trợ DN trong tình hình khó khăn như hiện nay. Riêng đối với việc triển khai các gói hỗ trợ, Hiệp hội đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương triển khai hướng dẫn các thủ tục, tiêu chí, đối tượng, công khai minh bạch các thủ tục, quy trình giải quyết, trách nhiệm, thời hạn giải quyết rõ ràng, có hệ thống tiếp nhận thông tin phản ánh các vướng mắc khó khăn khi tiếp cận các gói hỗ trợ. Tiếp tục kiến nghị Chính phủ kéo dãn thời hạn nộp thuế, chuyển nợ thuế sang năm 2021 và các năm tiếp theo, tùy thuộc vào tình hình phục hồi kinh tế và sức khỏe của DN. Kiến nghị giảm thuế Thu nhập DN và giảm thuế Giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm dịch vụ nhằm kích cầu tiêu dùng.
Vì dịch Covid-19 ảnh hưởng lên toàn xã hội và tác động tới tất cả các DN, khó có thể chứng minh được mức độ thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp từ dịch. Đề nghị cho tất cả các DN đều được hưởng các chính sách hỗ trợ mà không phải chứng minh thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra, không phân biệt quy mô DN.
Đặc biệt, để giải cứu các DN kịp thời, các chính sách và gói hỗ trợ DN cần phân chia ra làm 2 loại: Đối với gói chính sách giải cứu, cứu trợ cần tức thì, không nên phân biệt về điều kiện vì đây là gói cấp cứu, như gói tài khóa, giãn thời gian nộp thuế, giảm phí theo Nghị định 41 của Chính phủ, hay gói hỗ trợ người lao động nghèo, mất việc, cho DN vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội không lãi suất để trả lương cho người lao động.
Đối với gói chính sách hỗ trợ DN vực dậy sản xuất thì ngân hàng cần sớm thẩm định trả lời cho DN được vay hay không với các điều kiện đảm bảo an toàn cho vay, khả năng trả nợ. Trên cơ sở đó đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn để DN nhanh chóng phục hồi sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, chuyển đổi công nghệ…
Các chính sách hỗ trợ cho vay cần phù hợp với từng đối tượng DN theo ngành nghề kinh doanh, quy mô sản xuất không nên đánh đồng các loại hình DN, các ngành nghề. Đối với các DN nhỏ, siêu nhỏ rất cần có sự bảo trợ, bảo lãnh vay vốn từ quỹ bảo lãnh tín dụng của nhà nước.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Lo dịch virus corona, 29 hãng hàng không hủy, hoãn bay tới Trung Quốc
- ·Triều Tiên lại thử tên lửa
- ·Công ty chứng khoán HVS bị đình chỉ toàn bộ hoạt động
- ·Hội nghị Tài chính cấp cao APEC tại Peru: Tăng cường hiệu quả chính sách công
- ·Hà Nội xử lý vi phạm trật tự an toàn hành lang đường sắt
- ·Nhựa Bình Minh (BMP) trả cổ tức bằng tiền mặt tỉ lệ 57,4%
- ·Kiên Giang tôn vinh khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu
- ·Có chặn được mã độc tấn công toàn cầu ?
- ·Chất lượng tạo nên thương hiệu Đông trùng hạ thảo Vinh Gia
- ·Đại học Gia Định dành 250 suất học bổng “Đại sứ GDU” dành cho sinh viên
- ·Trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước ta
- ·Kêu gọi đầu tư, thương mại và du lịch tại thành phố lớn nhất phía Nam
- ·TNH chào bán thành công hơn 15 triệu cổ phiếu
- ·Thủ tướng: Của tư nhân sẽ không có tiêu cực
- ·Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
- ·Yến sào Khánh Hoà lần thứ tư liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
- ·Từ ngày 4/6, Bắc Bộ có mưa dông, nắng nóng chấm dứt
- ·Đại hội điểm: Vẫn còn những báo cáo chính trị nặng về thành tích
- ·Hà Nội: Hơn 120.000 doanh nghiệp đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử
- ·Tập đoàn Lộc Trời có kế toán trưởng mới