【nhan dinh argentina】Bài 2: Thực hiện nhiều giải pháp để nợ công an toàn, bền vững
>> Bài 1 - Nợ công Việt Nam: Tỷ lệ vay nước ngoài ngày càng giảm
Ông Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) đã nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về những nguyên nhân và giải pháp đảm bảo an toàn nợ công thời gian tới.
* PV: Xin ông cho biết nguyên nhân vì sao những năm gần đây quy mô và tốc độ nợ công tăng nhanh?
- TS. Nguyễn Viết Lợi:Theo số liệu của Bộ Tài chính, quy mô nợ công tăng dần từng năm, từ 50,1% GDP năm 2011 và dự kiến lên 62,2% GDP năm 2015, tiệm cận giới hạn cho phép, xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu như: Tăng trưởng kinh tế chậm lại, thực tế bình quân chỉ đạt 5,91% trong giai đoạn 2011 -2015, trong khi mục tiêu kế hoạch đề ra theo Nghị quyết 10/2011/QH3 của Quốc hội cho giai đoạn 2011 - 2015 là 6,5% -7%/năm, thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2006 - 2010 là 6,3%/năm. Tăng trưởng kinh tế thấp đã ảnh hưởng tới tốc độ tăng thu NSNN hàng năm cũng như số thu NSNN, đặc biệt là các khoản thu từ sản xuất kinh doanh như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,…
Cùng với đó, việc điều chỉnh chính sách thu như miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình cam kết quốc tế và biến động giá dầu thô thế giới có tác động không nhỏ đến thu NSNN. Áp lực yêu cầu tăng quy mô chi NSNN, bao gồm cả chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ đã không ngừng tăng lên. Tỷ trọng chi thường xuyên tăng từ 55% lên 63% tổng chi NSNN trong khi chi đầu tư phát triển giảm từ 29% xuống 23% tổng chi NSNN so với giai đoạn 2006 - 2010. Trong 5 năm 2011 - 2015, mặc dù mức vốn đầu tư toàn xã hội giảm nhưng vẫn duy trì khoảng 32% GDP. Đầu tư ở mức tương đối cao trong khi tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế cho đầu tư chỉ khoảng 25% GDP dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn vốn cho đầu tư, đồng nghĩa với việc phải đi vay. Việt Nam là một nước đang trong giai đoạn phát triển, cũng như rất nhiều các nước phát triển khác, buộc phải tăng vay nợ cho đầu tư, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng đồng bộ… từ đó khiến quy mô nợ công tăng lên.
|
* PV: Nhiều ý kiến cho rằng, nợ công của chúng ta tăng nhanh còn do nhiều nguyên nhân khác nữa, nếu chúng ta không “mổ xẻ” làm rõ những nguyên nhân, thì sẽ khó có cách tháo gỡ được tình trạng nợ tăng cao như hiện nay. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
- TS. Nguyễn Viết Lợi:Việc Quốc hội ban hành Luật Quản lý nợ công vào năm 2009 nhìn chung đã tạo điều kiện thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, xác lập chỉ tiêu an toàn nợ trong từng giai đoạn phát triển, từng bước vận dụng các thông lệ quản lý nợ công trên thế giới, góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Công tác quản lý nợ công về cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra, góp phần tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có một số kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, theo tôi, xét về nguyên nhân nợ công tăng cao đó chính là do việc huy động, phân bổ sử dụng vốn vay còn dàn trải. Tình trạng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu, điều chỉnh các hợp đồng diễn ra khá phổ biến. Một số dự án đầu tư, nhất là dự án sử dụng vốn vay, hiệu quả chưa cao, không trả được nợ, phải tái cơ cấu tài chính hoặc chuyển sang cơ chế Nhà nước đầu tư vốn, làm tăng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (như một số dự án đường bộ cao tốc, xi măng, giấy…).
Bên cạnh đó, công tác quản lý nợ công còn phân tán, thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa khâu huy động vốn với tổ chức thực hiện và trả nợ vay. Trên thực tế, trách nhiệm của Bộ Tài chính là đi vay vốn, nhưng việc quản lý nợ và chịu trách nhiệm trả nợ cũng cần có sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp sử dụng nợ. Thời gian qua, việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tình hình thực hiện, chất lượng, hiệu quả dự án sử dụng vốn vay công chưa được thường xuyên. Việc sử dụng các khoản vay ngắn hạn cho đầu tư dài hạn cũng làm phát sinh rủi ro tái cấp vốn và tạo ra áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn… Trong khi đó, chi phí huy động vốn có xu hướng tăng. Từ khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2009 đã có sự thay đổi đáng kể về điều kiện vay vốn nước ngoài. Các nhà tài trợ đã từng bước điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển với Việt Nam theo hướng chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn, chi phí huy động vốn của một số khoản vay tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đây làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
Ngoài ra, với việc Việt Nam “tốt nghiệp” IDA (chương trình vay hỗ trợ phát triển chính thức của Ngân hàng Thế giới) vào tháng 7/2017, khả năng các khoản vay ODA của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng như các nhà tài trợ khác sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc. Vì vậy, Chính phủ cần huy động các khoản vay mới để bù đắp thiếu hụt cho cân đối NSNN và đầu tư trung hạn. Tuy nhiên các khoản vay mới này sẽ có điều kiện kém ưu đãi hơn, không đủ điều kiện vốn vay ODA theo quy định hiện hành.
* PV: Để đạt được mức tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu đề ra là 6,5 - 7%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, thì áp lực vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, trong khi nợ công đang ở mức cao, tốc độ nợ công và nghĩa vụ trả nợ có xu hướng tăng nhanh. Vậy, để giảm áp lực nợ công, đảm bảo an toàn, bền vững nợ, theo ông thời gian tới, chúng ta cần có những giải pháp gì?
- TS. Nguyễn Viết Lợi:Thời gian tới, cần tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng vốn vay dài hạn để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công. Tăng tính thanh khoản và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ.
Cần tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, hạn chế đầu tư dàn trải, mà tập trung vào các chương trình, dự án có hiệu quả cả về kinh tế và ưu tiên dự án có khả năng trả nợ. Quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới. Nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định của pháp luật, chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Đặc biệt, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý NSNN và quản lý nợ công và tăng cường trao đổi thông tin, báo cáo về nợ công, phù hợp với cam kết thông tin với các tổ chức quốc tế và các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam; thực hiện tốt các giải pháp đề ra tại Quyết định số 304/QĐ-TTg ngày 6/2/2013 về nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia, giảm chi phí và rủi ro vay nợ.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Mai Liên - Hồng Sâm (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Động lực nào cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm?
- ·Cụm thi đua số 7: Thi đua làm nền tảng trong công tác phối hợp
- ·Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thị xã Chơn Thành lần IV
- ·Hội Cựu chiến binh huyện Phú Giáo: Giúp nhau làm kinh tế giỏi
- ·100 tình nguyện viên tiêm mũi 1 vaccine ARCT
- ·Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Giáo: Tiếp tục tổ chức các “Phiên chợ 0 đồng”
- ·Xe tải gặp nạn, tài xế mắc kẹt trong cabin, nhiều người hôi của
- ·Thương mại
- ·Thủ tướng kỳ vọng mục tiêu tăng trưởng trên 7% trong năm 2019
- ·Chú trọng chăm lo sức khỏe người lao động
- ·Hiểu rõ về Hiệp định EVFTA để tận dụng được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu
- ·Bộ Công an sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị
- ·Cổng thông tin điện tử xã Phú An: Công khai nhiều thông tin hữu ích
- ·Ngày 5
- ·Hơn 1000 kiều bào về nước tham dự Chương trình Xuân Quê hương 2020
- ·Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ
- ·Nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, kinh tế tiếp tục tăng trưởng
- ·Công an TX.Tân Uyên: Ủng hộ thiết bị học trực tuyến cho học sinh
- ·7 đến 10 ngày tới là đỉnh dịch virus corona ở Trung Quốc, không phải Việt Nam
- ·Chi bộ Hội Nông dân tỉnh kết nạp 2 quần chúng ưu tú vào Đảng