【fabet 88】Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
Tăng lương hưu, trợ cấp cho nhiều đối tượng; tăng mức phạt vi phạm giao thông; nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi; bắt buộc công bố lương của giám đốc công ty; ngành điện được quyền tăng giảm giá điện…là những chính sách, quy định mới sẽ có hiệu lực từ tháng 8/2017.
Tăng lương hưu, trợ cấp thêm 7,44%
Theo đó, Chính phủ quyết định tăng thêm 7,44% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2017 đối với: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng; cán bộ cấp xã đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng...
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2017. Các chế độ quy định tại nghị định này được thực hiện kể từ ngày 1/7/2017.
Tăng mức phạt đối với nhiều lỗi vi phạm giao thông
Từ 1/8, người tham gia giao thông không tuân thủ theo đèn giao thông (vượt đèn đỏ) chịu mức phạt 300.000-400.000 đồng và bị tước bằng lái xe máy 1 đến 3 tháng.
Đi xe sai làn đường, điều khiển xe trên vỉa hè (trừ trường hợp đi vào nhà) bị phạt 300.000 đến 400.000 đồng (tăng 100.000 đồng so với mức cũ).
Không đội mũ bảo hiểm, cài quai sai cách bị xử phạt 150.000-250.000 đồng (tăng 50.000 đồng).
Sử dụng điện thoại, tai nghe khi đang điều khiển phương tiện bị xử phạt 150.000-250.000 đồng (tăng 50.000 đồng).
Chạy xe trong hầm mà không bật đèn chiếu sáng gần (không phải đèn pha) bị phạt 500.000-1 triệu đồng.
Bắt buộc công bố lương của giám đốc công ty
Nghị định 71/2017 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng có hiệu lực từ ngày 1/8.
Theo Nghị định này, tiền lương của giám đốc (tổng giám đốc) và người quản lý khác phải được thể hiện thành mục riêng trong Báo cáo tài chính hàng năm của công ty; báo cáo đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Ngoài ra, công ty đại chúng có nghĩa vụ công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin định kỳ, bất thường về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, tình hình quản trị công ty cho cổ đông và công chúng.
Việc công bố thông tin được thực hiện bảo đảm cổ đông và công chúng có thể tiếp cận công bằng. Ngôn ngữ trong công bố thông tin cần rõ ràng, dễ hiểu và tránh gây hiểu lầm cho cổ đông, nhà đầu tư.
Ngành điện được quyền tăng - giảm giá điện
Quyết định số 24 của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân có hiệu lực từ ngày 15/8 nêu rõ: Khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán điện bình quân giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được điều chỉnh giảm.
Ngược lại, khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ngoài khung giá, hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến mức điều chỉnh giá bán điện bình quân.
Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.
Nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên 75 triệu đồng
Từ ngày 5/8, Quyết định 21 của Thủ tướng ban hành quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm có hiệu lực. Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, được điều chỉnh tăng lên 75 triệu đồng. Hạn mức chi trả này đã bao gồm cả gốc và lãi.
Như vậy, nếu tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi hoặc phá sản, người gửi tiền sẽ nhận được số tiền bảo hiểm tối đa là 75 triệu đồng.
Mức bảo hiểm tiền gửi áp dụng từ tháng 8 sẽ tăng 50% so với quy định hiện hành. Trước đó, hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi áp dụng từ năm 1999 là 30 triệu đồng và tăng lên 50 triệu đồng từ năm 2005.
Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông
Có hiệu lực từ 1/8, thông tư 15/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sửa đổi quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. Theo đó, thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 2 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật Lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
Trước đây, thông tư 28 quy định thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 2 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
Như vậy, quy định mới làm rõ thêm rằng khoảng thời gian 2 tháng này đã bao gồm thời gian nghỉ phép hằng năm, nhằm phù hợp với quy định tại Bộ Luật Lao động 2012, đồng thời bảo đảm chính sách đặc thù đối với giáo viên.
Thông tư 15 còn bổ sung quy định về thời gian làm việc của giáo viên dự bị đại học là 42 tuần (tương tự giáo viên tiểu học, giáo viên THCS và THPT). Trong đó: 28 tuần dành cho giảng dạy và hoạt động giáo dục theo kế hoạch năm học; 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học; một tuần chuẩn bị năm học mới; một tuần tổng kết năm học.
Hà Nội, Tp.HCM tăng viện phí
Từ 1/8, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh công lập của Hà Nội và Tp.HCM sẽ thực hiện điều chỉnh giá theo lộ trình. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh công lập tự chủ tài chính hoàn toàn thực hiện giá viện phí mới. Đối với bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh công lập tự chủ tài chính một phần hoặc phụ thuộc ngân sách nhà nước thực hiện từ ngày 1/10/2017.
Về mức giá thu, sẽ thực hiện 100% mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh, không thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập theo thông tư 02 của Bộ Y tế.
Mức giá khám chữa bệnh gồm: Chi phí trực tiếp (thuốc, hóa chất, dịch truyền, vật tư y tế, điện, nước, duy tu bảo dưỡng…) và tiền lương (tiền lương ngạch bậc, chức vụ; các khoản phụ cấp, đóng góp; phụ cấp thường trực, phẫu thuật, thủ thuật).
Ngoài ra, một số quy định mới về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; Ưu đãi tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Mức thu phí trong nhập khẩu phế liệu; Giá bán lẻ sữa cho trẻ dưới 6 tuổi phải được niêm yết công khai…cũng sẽ có hiệu lực từ tháng 8/2017.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hạn chế quyền người lao động là doanh nghiệp phạm luật
- ·Văn hóa Cơ Tu bừng sáng qua lễ hội Nhập làng
- ·Lời cảm ơn xúc động của Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong
- ·Bí thư TPHCM: ‘Tôi sẽ như ChatGPT có khó khăn nửa đêm báo cáo cũng được'
- ·Tạp chí Lịch sử quân sự: Bác bỏ luận điệu xuyên tạc lịch sử dân tộc
- ·'Số phận' 2 túi Hermes bạch tạng của bị cáo Trương Mỹ Lan được quyết ra sao?
- ·Thiết thực và có ý nghĩa
- ·12 ngày liên tiếp Việt Nam không có lây nhiễm Covid
- ·Chiều biển
- ·Sẽ sớm kết thúc Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Hoa Kỳ
- ·Chồng ăn chả, vợ trả đũa xơi nem tại cơ quan
- ·Chính phủ yêu cầu tất cả đơn vị sự nghiệp công đều phải đổi mới
- ·Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ
- ·Ai Cập: Chiến đấu cơ F
- ·Nhận con gái của bạn thân là con nuôi
- ·Thông tuyến cải tạo, nâng cấp đường sắt Yên Viên
- ·'Ưu tiên nhất hiện nay là tái thiết lại chỗ ăn, ở cho bà con bị mất nhà'
- ·Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Có những vùng học bạ rất long lanh nhưng chưa chắc chất lượng đã cao
- ·Rùng mình vì… sợ tăng giá
- ·Bài 2: Cộng đồng ASEAN nhân tố đảm bảo hòa bình và phát triển