【lịch thi đấu bóng dá hôm nay】Sẵn sàng chờ ngày khai mạc!
VHO - Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024,ẵnsàngchờngàykhaimạlịch thi đấu bóng dá hôm nay với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước” sẽ diễn ra tại TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) từ ngày 19 - 22.12.2024, với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng đồng bào dân tộc Chăm của 9 tỉnh, thành phố.
Bộ VHTTDL vừa có văn bản thông báo về việc triệu tập các đơn vị, địa phương tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024. Theo đó, Ngày hội sẽ do Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức, với sự tham gia của 9 tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng và TP.HCM.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm sẽ diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa như: Trình diễn, giới thiệu lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Chăm; tổ chức không gian trưng bày, triển lãm giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch, đất nước, con người và những thành tựu về kinh tế - xã hội của các địa phương; trưng bày, giới thiệu ẩm thực truyền thống; trình diễn, giới thiệu nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm, nghề làm gốm của dân tộc Chăm; liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Chăm; triển lãm “Đặc trưng văn hóa đồng bào Chăm trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”; trưng bày ảnh nghệ thuật về sắc màu văn hóa dân tộc Chăm đồng hành cùng sự phát triển của đất nước; triển lãm tranh mỹ thuật về văn hóa dân tộc Chăm…
Bên cạnh đó, Ngày hội còn diễn ra các hoạt động thể dục thể thao truyền thống như thi đấu 6 môn kéo co, đẩy gậy, bóng đá (mini nam), bóng chuyền (nam), đội nước (nữ), việt dã (nam, nữ). Hội thảo về du lịch với chủ đề “Phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch” với sự tham gia của các chuyên gia văn hóa, du lịch, các nhà nghiên cứu văn hóa…
Lễ khai mạc sẽ diễn ra tối 20.12 tại Quảng trường 16/4 (TP Phan Rang- Tháp Chàm). Điểm nhấn của chương trình Khai mạc Ngày hội là Lễ công bố và đón bằng công nhận 2 Bảo vật quốc gia là tượng thờ vua Pô Klong Garai và bia ký Phước Thiện thuộc Di sản văn hóa Chăm ở Ninh Thuận.
Trao đổi với Văn Hóa, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Ninh Thuận, công tác chuẩn bị tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận năm 2024 đã được tiến hành, triển khai khẩn trương, đảm bảo tốt nhất cho Ngày hội. Đến nay, công tác chuẩn bị về điểm tổ chức, các điểm diễn ra sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch của Ngày hội đã gần như hoàn tất, sẵn sàng chờ ngày khai mạc”.
Theo ông Nguyễn Văn Hòa, trước đây người Chăm là những cư dân sinh sống lâu đời trên dải đất miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Dân cư Chăm thường được chia thành ba nhóm: Chăm Hroi, Chăm Ninh Thuận và Bình Thuận, Chăm Nam Bộ. Là tỉnh có đông người Chăm sinh sống nhất cả nước, Ninh Thuận vẫn giữ riêng cho mình những nét đặc sắc của nền văn hóa Chăm. Tại Ninh Thuận có gần 100 lễ hội diễn ra hằng năm và lễ hội Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa của người Chăm. Vào tháng 7 âm lịch Chăm hằng năm, lễ hội Katê được tổ chức trên một địa bàn rộng lớn (đền tháp, làng, gia đình), để tưởng nhớ các vị thần mà cũng là những anh hùng dân tộc như Pô Klong Garai, Pô Rôme…
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024 tại tỉnh Ninh Thuận năm 2024 được tổ chức nhằm khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với công tác bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa dân tộc Chăm nói riêng. Ngày hội là dịp tôn vinh, giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm tới bạn bè trong nước và quốc tế. Qua đó, tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, có sự thống nhất và hòa hợp giữa các dân tộc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đồng bào Chăm trong công cuộc đổi mới hội nhập và phát triển. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, theo Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Chỉ thị số 06/2004/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự đối với đồng bào dân tộc Chăm trong tình hình mới và Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đã đề ra.
Ngày hội cũng nhằm tuyên truyền, quảng bá với các doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước về tiềm năng, lợi thế của các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tạo động lực đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh quá trình xây dựng các khu du lịch trọng điểm của các tỉnh thuộc khu vực này.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 10/2022
- ·Thúc đẩy hiệu quả quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam
- ·Báo Australia và truyền hình Nhật Bản ca ngợi Việt Nam chống dịch Covid
- ·Sáp nhập, tinh gọn bộ máy tổ chức
- ·Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các doanh nghiệp
- ·“Giãn cách xã hội”
- ·Lãnh đạo Chính phủ dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, Đường 9
- ·Thủ tướng Canada Justin Trudeau đến TP.HCM
- ·Giảm giá cuối năm
- ·Sau đại dịch Covid
- ·Vinhomes cùng Vincom Retail và các đối tác chiến lược phát triển điểm đến Mega Grand World Hanoi
- ·Chính phủ yêu cầu các Bộ xóa bỏ ít nhất 1/3 điều kiện kinh doanh
- ·Tăng cường hợp tác nông nghiệp Việt Nam
- ·Thêm nhiều quốc gia châu Âu đóng cửa trường học do dịch bệnh
- ·Sẽ triển khai gói tín dụng phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp
- ·Chủ tịch Quốc hội gửi thư tới các Chủ tịch Nghị viện thành viên AIPA
- ·Bộ Quốc phòng Việt Nam và Nga hợp tác phòng, chống dịch Covid
- ·EVFTA liên kết kinh tế với một khu vực năng động ở Đông Nam Á
- ·Lãi cao, người dân ùn ùn gửi tiết kiệm
- ·Thuốc kém chất lượng, hậu quả khôn lường