【trận bóng đá đêm nay】Động lực tăng trưởng kinh tế nhìn từ điều kiện cần và đủ
Năm 2022,Độnglựctăngtrưởngkinhtếnhìntừđiềukiệncầnvàđủtrận bóng đá đêm nay lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành nông - lâm - thủy sản đạt mức trên 53 tỷ USD. Ảnh: Đức Thanh |
Các động lực đang chuyển theo hướng nội lực và thực chất hơn
Kết quả rất đáng phấn khởi của năm 2022 dù không thể che lấp những khó khăn mà nền kinh tếViệt Nam đang đối mặt, song ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội muốn phân tích sâu hơn những chuyển dịch mà ông gọi là nội lực và thực chất hơn trong các động lực đang góp sức vào tăng trưởng.
Theo ông Hiếu, bảng vàng thành tích kinh tế Việt Nam năm 2022 chắc chắn phải ghi danh khu vực nông - lâm - thủy sản, dù khu vực này chỉ tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế, thấp hơn rất nhiều so với mức đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ. Lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành này đạt mức trên 53 tỷ USD, chiếm khoảng 14,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, với 11 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Quan trọng hơn, thặng dư thương mại của khu vực kinh tế này ước đạt 8,5 tỷ USD, chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất siêu của toàn nền kinh tế.
“Điều đáng nói là, các doanh nghiệpViệt đang nắm vai trò chủ lực trong khu vực này. Trong lĩnh vực thủy sản, sản lượng nuôi trồng đã tăng khá nhanh, ở mức 6,3% so với cùng kỳ, trong khi khai thác giảm 1,8% cũng là những tín hiệu tích cực”, ông Hiếu làm rõ khi nhắc tới sự gia tăng yếu tố nội lực, khả năng chống chịu của các động lực tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục ghi nhận những diễn biến mà giới phân tích kinh tế gọi là “rất đỏng đảnh”, khó dự báo.
Cách đây chừng 3 tháng, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàngThế giới (WB), hay các tổ chức tư vấn, tài chínhhàng đầu thế giới và nhiều nhà kinh tế có tên tuổi đã đưa ra những dự báo rất bi quan về tình hình kinh tế thế giới. Lúc đó, TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường đại học Fulbright Việt Nam nhắc lại, gần như tất cả đều đinh ninh rằng, kinh tế thế giới năm 2023 sẽ suy thoái.
Tuy nhiên, góc nhìn và dự báo gần như quay ngoắt 180 độ trong 2 tuần đầu của năm 2023 với đỉnh điểm là thời gian diễn ra Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sỹ) kết thúc ngày 21/1. IMF tuyên bố sẽ tính toán lại khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2023 với viễn cảnh lạc quan hơn. Ngay cả những người hết sức thận trọng như ông Larry Summers, chuyên gia kinh tế - chính trị của Mỹ cũng đã dịu giọng hơn về khả năng suy thoái trong năm 2023.
Tuy nhiên, giới chuyên gia thừa nhận, tình hình tuần sau hay tuần sau nữa cũng chưa biết như thế nào.
Vì vậy, cho đến thời điểm này, câu hỏi động lực nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 không dễ trả lời, nhất là khi tiêu dùngnội địa, xuất khẩu và đầu tưcông - chân kiềng cho tăng trưởng năm ngoái đều đang gặp khó khăn ở những mức độ khác nhau.
Tiêu dùng nội địa đang gặp khó khi tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn. Theo ông Hiếu, một số khảo sát về khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt cho thấy, nhu cầu thị trường trong nước thấp đang là khó khăn hàng đầu, có tới 49,7% doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn; trong khi khó khăn về lãi suất tăng cao có 37,5% doanh nghiệp lựa chọn…
Tương tự, xuất khẩu cũng đang trong tình thế “ngã ba đường” khi Trung Quốc mở cửa lại với thế giới sau 3 năm áp dụng chính sách Zero Covid, trong khi hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là châu Âu và Mỹ vẫn chưa thể phục hồi nhanh trong năm nay, dù lạm phát toàn cầu được nhận định đã đạt đỉnh, nhưng khả năng vẫn ở mức cao trước khi giảm xuống vào cuối năm. Các chính sách tài khóa, tiền tệ của nhiều nền kinh tế khả năng cao vẫn ở xu hướng thắt chặt.
“Trong bối cảnh này, sức chống chịu, khả năng cầm cự của doanh nghiệp Việt có thể coi là một điều kiện cần để duy trì các động lực đã làm nên tăng trưởng kinh tế năm 2022 tiếp tục là động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023”, ông Hiếu chia sẻ quan điểm.
Hóa giải thách thức từ vùng đệm
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, sức chống chịu của doanh nghiệp, của nền kinh tế chính là vùng đệm cần phải được củng cố, vì đây sẽ là công cụ để giảm thiểu dư chấn khi kinh tế thế giới biến động bất lợi.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Clip: Vệt nước màu lạ ở Quảng Bình là do thuỷ triều đỏ
- ·Sửa luật để tháo “điểm nghẽn” thu hồi tài sản tham nhũng
- ·Thủ tướng: Điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 6 người chết ở Gia Lai
- ·Điều kiện nhập ngũ với công dân đã mắc Covid
- ·Vụ 'cà phê trộn pin': Đường đi của phế phẩm cà phê, sỏi nhuộm pin
- ·Xét xử án đạt 94%, hòa giải thành đạt 58%
- ·Nhận diện và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke
- ·Nhiều thí sinh Việt mua tour du lịch nước ngoài để thi IELTS
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Các SME là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị
- ·Xử phạt vi phạm hành chính 145 trường hợp
- ·Bộ Giao thông Vận tải giữ quan điểm gắn hộp đèn 'TAXI' cho taxi công nghệ
- ·Bắt hai đối tượng trộm xoài
- ·Xuân và mùa xuân trong tâm hồn Bác Hồ
- ·Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn quân
- ·Bộ GTVT nói gì về nghi vấn cơ trưởng Vietnam Airlines có hành vi buôn lậu?
- ·Thiếu sức lan tỏa khi chưa xã hội hóa và phát hành rộng rãi
- ·Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế
- ·Bí thư TP.HCM: ‘Phải trả được món nợ với nhân dân’
- ·Kết quả xét nghiệm mẫu nước sông Đà đã đạt quy chuẩn cho phép về styren
- ·Nâng cấp để tiến vào thị trường khó tính