【mu vô địch c1】Những cái tên Việt rạng danh nơi xứ người
Huyền thoại tỷ phú công nghệ trên đất Mỹ
Đó là Tiến sĩ Trung Dũng,ữngcáitênViệtrạngdanhnơixứngườmu vô địch c1 sinh năm 1967, là lập trình viên, tỷ phú người Mỹ gốc Việt với tổng tài sản ước tính 1 tỷ USD.
Tiến sĩ Trung Dũng - người làm nên huyền thoại công nghệ ở đất Mỹ
Năm 1985, khi đặt chân đến đất Mỹ, Trung Dũng chỉ có 2 USD nhưng 15 năm sau, ông đã chuyển nhượng Công ty OnDisplay của mình cho Vignette Corp với giá gần 1,8 tỷ USD.
Câu chuyện về thành công của ông đã trở thành "huyền thoại" trong giới công nghệ cao và được nhiều tạp chí nổi tiếng như: Forbes, Fortune, Financial Times, Wall Street Journal... bình luận và in trong cuốn sách The American Dream (Giấc mơ Mỹ) của biên tập viên đài CBS Dan Rather.
Sau khi bảo vệ thành công Tiến sĩ ngành Khoc học máy tính tại trường ĐH Boston, ông thành lập Công ty OnDisplay Inc vào ăm 1996. Ba năm sau, công ty đứng trong tốp 10 Công ty IPO thành đạt nhất nước Mỹ (công ty lần đầu lên sàn chứng khoán).
Năm 2005, ông thành lập và là Giám đốc điều hành Tập đoàn V-Home Group. Năm 2006, từ thung lũng Sillicon, Tiến sỹ Trung Dũng về Việt Nam nhận danh hiệu Vinh danh nước Việt vì có nhiều công lao đóng góp cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và vì sự phát triển của đất nước.
Để trả lời câu hỏi: Vì sao ông không nghỉ ngơi sau khi thành công với OnDisplay, Tiến sỹ Trung Dũng đã trả lời: "Anh biết không, với mỗi 100.000 USD mà tôi làm ra được, thì tôi có thể làm được bao nhiêu điều tốt cho người dân Việt Nam"
“Ông trùm” hàng hiệu Đông Nam Á- Johnathan Hạnh Nguyễn
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn được biết đến là một trong số ít những "ông trùm" hàng hiệu của khu vực Đông Nam Á. Ông là doanh nhân kiều bào định cư tại Philippines trước năm 1975 và sau đó du học Mỹ. Năm 1984, ông nỗ lực đàm phán mở đường bay chính thức giữa Việt Nam với Philippines. Hai năm sau đó, ông là một trong những Việt kiều đầu tiên về nước đầu tư khi thành lập Công ty Liên Thái Bình Dương-Imexpan Pacific (IPP), hiện tại ông là Chủ tịch IPP.
Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Liên thái Bình Dương (IPP)
Năm 1995, ông mở nhà máy sản xuất sơn TOA. Từ năm 1996 đến nay, IPP đã đầu tư hoặc hợp tác đầu tư 30 dự án với tổng số vốn hơn 280 triệu USD. Những dự án này mang lại doanh số hằng năm khoảng 460 triệu USD và tạo công ăn việc làm cho hơn 20.000 lao động ở Việt Nam.
Hiện tại, IPP (Imex Pan-Pacific) còn là chủ đầu tư của hàng chục dự án thuộc nhiều lĩnh vực thương mại, cung cấp dịch vụ thực phẩm và giải khát, khách sạn, du lịch, cửa hàng miễn thuế tại các sân bay quốc tế tại Việt Nam và bốn quốc gia ở Đông Nam Á, phân phối độc quyền hơn 70% nhãn hiệu thời trang và mỹ phẩm hàng hiệu nổi tiếng trên thế giới.
Thời gian gần đây, doanh nhân này cũng được báo chí trong nước nhắc đến nhiều khi tập đoàn của ông trở thành đơn vị quản lý, giúp hồi sinh và biến biểu tượng của thương mại Hà Nội - Tràng Tiền Plaza trở thành một trong những trung tâm mua sắm cao cấp tại thủ đô.
Tổng chỉ huy vụ thâu tóm “người khổng lồ” Dell- Chính Chu
Chính E. Chu (Chính Chu) sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, ông cùng gia đình di cư sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Vừa đi học, ông Chu vừa đi bán sách lẻ và giao đến tận nhà. Chi tiết về quãng thời gian trong nhà trường của Chính Chu không được tiết lộ nhiều. Trong hồ sơ Tập đoàn Blackstone nơi ông đang làm việc chỉ ghi tốt nghiệp loại xuất sắc. Chu có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ).
Ông Chính Chu - người lãnh đạo vụ thâu tóm "người khổng lồ" giới công nghệ Dell
Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, Chính Chu từng làm việc tại bộ phận mua bán và sáp nhập của công ty Salomon Brothers từ năm 1988. Hiện ông là đồng Chủ tịch kiêm Giám đốc cao cấp quản lý tài sản của Blackstone. Ông được đánh giá là một trong những thương nhân châu Á thành công nhất. Hiện ông Chu đang được lãnh đạo Blackstone giao phó nhiệm vụ "tổng chỉ huy" cho chiến dịch trị giá 25 tỷ USD, thâu tóm "người khổng lồ" trong ngành máy tính - Dell.
Báo giới biết đến ông nhiều hơn kể từ khi vén bức màn về "một thương nhân ẩn danh" chi 34,3 triệu USD để mua trọn tầng 89, một nửa tầng 90 tại tháp Trump World Tower do tỷ phú Donald Trump đầu tư vào cuối năm 2007. Sau cố gắng bất thành để mua nốt nửa tầng còn lại, Chính Chu bỏ thêm 5 triệu USD để tăng không gian trên tầng mái tòa nhà, nâng tổng chi phí lên 39,3 triệu.
Người nổi tiếng tại tập đoàn IBM
Ông Dzung T. Bùi (Bùi Tiến Dũng), Phó chủ tịch - phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu và là người Việt thành công nhất tại tập đoàn máy tính IBM lớn nhất nước Mỹ.
Ông Tiến Dũng - người Việt thành công nhất tại tập đoàn máy tính IBM của Mỹ
Quê gốc ở Thái Bình, sang Mỹ du học năm 17 tuổi, ông không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực. Tuy xa quê hương hơn 30 năm, song ông Dũng vẫn nói tiếng Việt thành thạo. Ông cho rằng: "Dù ở đâu, tôi luôn nhớ mình là người Việt Nam. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi vẫn cố gắng sử dụng tiếng mẹ đẻ, như khi trò chuyện với các con, làm thơ, viết văn... Không chỉ mình tôi mà tất cả các thành viên trong gia đình vẫn giữ nguyên nếp sống đặc trưng của người Việt”.
Thắp sáng niềm tin trên đất Đức
Ông Nguyễn Văn Hiển với khát vọng quảng bá văn hóa, ẩm thực, con người Việt Nam đến nước Đức
Là người Việt Nam nổi tiếng tại Đức, ông Nguyễn Văn Hiển hiện sở hữu một khối tài sản khổng lồ, trong đó có Trung tâm thương mại Đồng Xuân tại Berlin. Nơi đây là địa điểm tập trung nhiều người Việt kinh doanh và giới thiệu sản phẩm, do đó, khi được nhiều công ty của Đức hỏi mua lại, ông Hiển đã kiên quyết không bán.
Không dừng lại ở đó, ông còn đang đầu tư khoảng 30 triệu euro để xây dựng một trung tâm văn hóa, kinh tế tại quận Lichtenberg, Berlin, nhằm quảng bá văn hóa, ẩm thực và con người Việt Nam tới bạn bè Đức.
Xứng danh trên đất Thái Lan
Darunee là người Thái gốc Việt - tốt nghiệp chuyên ngành kế toán loại giỏi tại trường Chulalongkorn University, một trong những trường đại học danh tiếng nhất ở Thái Lan.
Bà Darunee là Việt kiều thành công nhất tại đất Thái
Bắt đầu với số vốn vài chục ngàn baht dành dụm, đứng ra làm đại lý máy lạnh York của Mỹ ở Bangkok, gần 07 năm sau, cũng là lúc bước sang tuổi 30, Darunee cùng chồng là người Thái gốc Trung Quốc đứng lên thành lập Công ty sản xuất máy lạnh Senator.
Từ một nhãn hiệu còn xa lạ, chỉ trong vài năm, máy lạnh Senator trở nên rất quen thuộc ở Thái Lan với doanh thu 500 triệu baht hằng năm và nhân viên lên tới hàng ngàn người. Vợ chồng Darunee còn có cổ phần trong nhiều công ty sản xuất, kinh doanh điện máy lớn khác ở Thái Lan. Bà được giới kiều bào đánh giá là người gốc Việt thành đạt nhất ở Thái Lan hiện nay.
Theo nhiều nguồn tin, những năm chiến tranh ở Việt Nam và khoảng thời gian Việt Nam - Thái Lan chưa đặt quan hệ ngoại giao, hầu như tất cả cộng đồng người Việt ở Thái rất ngại nhận mình là người gốc Việt vì sợ sẽ gặp khó khăn. Thế nhưng đối với bà Darunee nổi lên với biệt danh là "người Việt dũng cảm", bởi lúc đó bà luôn khẳng định: "Tôi là người Việt Nam, tôi tự hào mình là người Việt Nam".
Tiến sỹ Alan Phan nhân vật của cộng đồng
Tiến sĩ Phan du học Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ tại Mỹ trước khi nhận 2 bằng Tiến sĩ tại Anh và Australia. Hiện, vị Tiến sĩ này tham gia thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc.
Ông Alan Phan là Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa Fund tại Hồng Kông và chuyên gia thỉnh giảng tại một số trường đại học tại Hoa Kỳ và Trung Quốc
Ông là doanh nhân Việt đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập đoàn Harcourt do ông sáng lập đạt thị giá 670 triệu USD, trước khi tách thành 5 công ty và tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Alan Phan cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online bên Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó, ông có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn tại Phố Wall. Tiến sĩ Alan Phan còn là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA, chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều tập đoàn đa quốc gia và là cổ đông tại 6 công ty đại chúng ở Trung Quốc và Mỹ. Với kinh nghiệm phong phú trên nhiều lĩnh vực đầu tư, ông cũng được biết đến với tư cách là một chuyên gia kinh tế với nhiều góc nhìn độc đáo.
Từ những ghi nhận trên, đã cho thấy: Lớp lớp “con lạc, cháu hồng” cho dù có xa cách quê hương, ở nơi “đất khách, quê người”, họ đã vươn lên tỏa ngát hương sen Việt và luôn hướng về Tổ quốc. Đó cũng là một phần của tinh thần Việt Nam!
Nguyễn Huyền (th)
Những doanh nhân không sợ thất bại(责任编辑:Thể thao)
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·'Nổ' có chồng làm việc ở VKSND Tối cao để 'chạy án'
- ·Bị tình trẻ kém 45 tuổi trở mặt vì hết tiền, ông lão vác dao trả thù
- ·Lâm Đồng kết thúc Tuần lễ vàng du lịch, ra mắt phố đi bộ bên hồ Xuân Hương
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Công an thông tin việc xử lý các trang mạng bị tố xúc phạm bà Nguyễn Phương Hằng
- ·Đặc sắc chương trình nghệ thuật 'Con đường thế kỷ Người đi'
- ·Nam thanh niên ở Hà Nội chế ảnh bị chặt tay, mổ thận để tống tiền bố mẹ
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Khởi tố bị cáo mắc tội trộm cắp tài sản do thiếu tiền tiêu xài
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·Doanh nghiệp FDI đóng góp lớn vào số thu NSNN
- ·Cài phần mềm thuế giả mạo, người phụ nữ bị mất hơn 400 triệu
- ·Khởi tố nguyên trưởng phòng thuộc Sở Y tế Đồng Tháp vì liên quan vụ Việt Á
- ·Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- ·Khai trương Big C Bắc Giang
- ·Xét xử ông Trần Hùng với cáo buộc nhận 300 triệu đồng tiền hối lộ
- ·Phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu xanh và bền vững
- ·Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·Bắt giữ bị can trốn truy nã đặc biệt 10 năm vì tội giết người