【ngoac tv trực tiếp bóng đá】Quốc hội sẽ sửa Luật Đất đai vào năm 2023
Tiếp tục xin lùi thời hạn sửa Luật Đất đai |
Sửa Luật Đất đai phải bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người sử dụng đất |
Giải phóng tối đa,ốchộisẽsửaLuậtĐấtđaivàonăngoac tv trực tiếp bóng đá khai thác, phát huy cao nhất nguồn lực đất đai |
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Cần có tầm nhìn xa hơn về xây dựng pháp luật
Trước khi các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công tác lập và triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật và pháp lệnh có nhiều đổi mới, tiến bộ và kết quả tích cực. Tuy nhiên, một số hạn chế, bất cập tồn tại từ lâu vẫn chưa được khắc phục. Cụ thể như: Một số hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết chưa bảo đảm chất lượng, chưa đầy đủ theo quy định. Việc gửi hồ sơ không ít trường hợp chưa bảo đảm thời gian theo quy định. Vẫn còn tình trạng dự án đã được đưa vào chương trình, nhưng không chuẩn bị kịp để trình Quốc hội theo đúng kế hoạch.
ĐBQH Lê Thanh Vân: Cần có tầm nhìn xa hơn về xây dựng pháp luật. |
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng: “Những hạn chế này có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng chủ yếu là do công tác tổ chức thực hiện chưa tốt. Kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm”.
Cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, ĐBQH Lê Thanh Vân - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc điều chỉnh thường xuyên cho thấy tính ổn định của chương trình chưa bền vững, trong khi đây là gốc rễ thuộc quyền lập pháp của Quốc hội. “Quốc hội thông qua rồi thì hạn chế tối đa việc điều chỉnh mới tôn trọng Quốc hội” - ĐB Lê Thanh Vân nhấn mạnh.
Ông cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là luật hoá sáng kiến của Đảng đoàn Quốc hội về chiến lược lập pháp. Bởi theo ĐB, chúng ta có chiến lược về kinh tế - xã hội, đầu tư công, kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm “thì sao không có tầm nhìn xa hơn về xây dựng pháp luật”.
Theo ĐB Lê Thanh Vân: “cần mở rộng thành phần soạn thảo các dự án, chú trọng các chuyên gia, nhà khoa học và đặc biệt là đối tượng chịu tác động để họ lên tiếng. Lấy ý kiến nhân dân rộng rãi về dự án có tác động rộng. Không đưa vào chương trình các dự án mà Quốc hội đã không tán thành.
ĐB Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng, các dự án luật thường có nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết và nguyên tắc phải có văn bản dưới luật đi kèm để Quốc hội xem xét, song văn bản này lâu nay chưa được quan tâm. Ý kiến của các bộ, ngành liên quan về dự án luật là rất quan trọng. Song, thực tế khi thẩm tra, có dự án luật lớn, cả trăm điều, song có cơ quan tham gia chỉ mấy câu như “hoàn toàn nhất trí với dự thảo”.
Sửa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản cùng thời điểm với Luật Đất đai
Về điều chỉnh chương trình năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, tại kỳ họp thứ 3 trình Quốc hội thông qua 5 luật, 4 nghị quyết; cho ý kiến 6 dự án luật. Trong khi đó tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) có 7 luật (gồm 1 luật theo quy trình tại một kỳ họp mới được bổ sung, 6 luật đã có trong chương trình); cho ý kiến 7 dự án luật.
Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình Quốc hội đối với dự án luật này đến khi có chủ trương, định hướng, chỉ đạo của trung ương về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, yêu cầu sửa đổi Luật Đất đai là rất cấp thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành luật; đáp ứng yêu cầu huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, tạo cơ sở để sửa đổi, bổ sung đồng bộ, khắc phục những hạn chế, bất cập trong các văn bản luật khác có liên quan.
Tuy nhiên, đây là dự án luật lớn, có nhiều nội dung phức tạp, cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng. Mặt khác, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII (tháng 5/2022) mới tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW để ban hành nghị quyết mới, nên cần có thêm thời gian để nghiên cứu, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, hoàn thiện dự án luật.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời hạn trình dự án luật này từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4 và vẫn giữ quy trình xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp Quốc hội (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6).
Trong năm 2023, dự kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) sẽ trình Quốc hội thông qua 6 luật và nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; cho ý kiến 6 dự án luật. Còn tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) trình thông qua 6 luật; cho ý kiến 2 dự án luật.
2 dự án luật Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cũng dự kiến trình vào kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 cùng thời điểm thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).
Đối với 3 dự án Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã được Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020), nhưng chưa được Quốc hội đồng ý xem xét, thông qua, nên Chính phủ cần chuẩn bị văn bản báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, hoàn chỉnh các dự án luật này; đồng thời báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét quyết định đưa vào chương trình.
Ngay sau phần thảo luận của các ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã có phần giải trình trước Quốc hội. Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ này chú trọng công tác xây dựng thể chế, số lượng các cuộc họp về công tác này cũng rất nhiều, cách làm cũng có điểm khác, là sự cố gắng lớn của Chính phủ và nhận được sự đồng thuận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, đối với các dự án Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ trước giao Chính phủ tiếp tục hoàn thiện và các bước đang được tiến hành để xin ý kiến cấp thẩm quyền trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào chương trình…/.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Làm trắng bằng phương pháp lột da sinh học có an toàn không?
- ·Agribank cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết biên bản ghi nhớ
- ·Loại cây ai cũng nên có trong nhà, vừa lọc không khí lại chữa được bệnh
- ·PVFCCo bàn giao 100.000 cây xanh và vật tư góp phần 'xanh hóa Trường Sa'
- ·MediaMart bị xử phạt do vi phạm quy định chống dịch Covid
- ·Định hướng phát triển bền vững giúp Vinamilk thành công trên trường quốc tế
- ·FrieslandCampina VN, Trường Thịnh và Đồng Tiến hợp tác thu gom, tái chế bao bì
- ·Hành trình hơn 15.000 km vòng quanh nước Mỹ cùng VinFast VF 8
- ·Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6% về số lượng
- ·Bộ trưởng TN&MT: Nhiều địa phương không xây được nhà máy xử lý vì không đủ rác
- ·Bộ trưởng KH&ĐT: Sáng tạo và hiệu quả, hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng năm 2024
- ·Bộ TNMT tích cực triển khai giải pháp chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu
- ·Tổng cục Thuế: Sẽ tăng mức thuế tuyệt đối với túi nylon
- ·Chung tay góp sức phân loại rác tại nguồn ở Hải Phòng
- ·Mở lại đường bay nội địa: Hà Nội đưa ra một số yêu cầu
- ·Hà Nội sẽ thay 50% xe buýt diesel bằng xe điện vào năm 2035
- ·Vinamilk đồng hành cùng chuỗi hoạt động của CLB Báo chí Phát triển Xanh
- ·Doanh nghiệp đối diện thử thách khi chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn
- ·BHXH Việt Nam: Đề xuất sửa đổi khái niệm, nội dung giám định BHYT trong dự thảo Luật BHYT
- ·Lượng oxy giảm 6%, độ axit tăng 30% ở biển Bắc Đại Tây Dương