【keo bong đá hôm nay】Dệt may, da giày đứng trước cơ hội và thách thức thực thi tra soát chuỗi cung ứng
Kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giầy hướng đến mốc 108 tỷ USD vào năm 2030 | |
Những thách thức đối với ngành dệt may toàn cầu trong năm 2023 |
Quang cảnh hội thảo. |
Chủ động giảm thiểu rủi ro vi phạm tiêu chuẩn về lao động
Theo đánh giá của các chuyên gia, bên cạnh những yêu cầu về năng suất và chất lượng, các đối tác nước ngoài đang ngày càng có xu hướng đặt ra thêm những yêu cầu liên quan đến xã hội, môi trường trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp. Những quy định này yêu cầu các doanh nghiệp phải tra soát, đánh giá và giảm thiểu rủi ro vi phạm các tiêu chuẩn về lao động và môi trường trên toàn chuỗi cung ứng.
Xuất phát từ một quốc gia có số lượng lớn doanh nghiệp và lực lương lao động sản xuất và gia công cho các nhãn hàng dệt may và da giày của châu Âu, các diễn giả phía Việt Nam bày tỏ sự quan tâm và những băn khoăn trước bối cảnh trách nhiệm tra soát ngày càng được yêu cầu chặt chẽ từ phía các quốc gia tiêu thụ.
Các chuyên gia đều đồng tình rằng nếu được thực hiện hiệu quả và công bằng, việc đẩy mạnh tra soát sẽ giúp nâng tầm cho ngành dệt may và da giày của Việt Nam, giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao trình độ quản trị và cải thiện vị thế, quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đặt ra nhiều vấn đề cơ bản cần được làm rõ.
Trách nhiệm tra soát sẽ được chia sẻ công bằng giữa các bên trong chuỗi cung ứng hay rủi ro và trách nhiệm sẽ bị đẩy về phía các nhà sản xuất và gia công – vốn lâu nay là bên có tiếng nói yếu thế hơn các nhãn hàng, nguồn lực và năng lực còn nhiều hạn chế. Mối quan hệ giữa các bên sẽ đi theo chiều hướng hợp tác và chia sẻ để tất cả cùng có lợi hay sẽ theo hướng áp đặt thêm các thủ tục, hệ thống đánh giá, truy xuất mới từ các nhãn hàng đối với các doanh nghiệp cung ứng.
Ông Lưu Tiến Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, để thực hiện tra soát các vấn đề quyền con người trong chuỗi cung ứng (HRDD) hiệu quả, cần có cam kết rõ ràng của các bên, định rõ được trách nhiệm của từng bên và cách thức hợp tác, chia sẻ trách nhiệm. Thực hiện tra soát chuỗi cung ứng áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp cung ứng cần có lộ trình và nên bắt đầu với các doanh nghiệp tiên phong, những doanh nghiệp có mức độ cam kết, nhận thức cao hơn và có năng lực, nguồn lực để triển khai.
“Đồng thời, phía nhãn hàng, bên mua hàng cũng cần tạo động lực để các doanh nghiệp cung ứng duy trì và nhân rộng các nỗ lực cải thiện trong ngành. Trong các khía cạnh mà các bên có thể hợp tác và hỗ trợ, chúng tôi cho rằng cần ưu tiên cho các vấn đề về người lao động, vì người lao động là yếu tố quan trọng nhất, là động lực mạnh mẽ nhất cho sự phát triển của ngành”, đại diện VITAS cho biết.
Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam chia sẻ: “Trong bối cảnh có rất nhiều bộ tiêu chuẩn, quy định khác nhau liên quan đến thực hành và tra soát kinh doanh có trách nhiệm của ngành, của các nhãn hàng quốc tế và của các quốc gia thị trường, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đáp ứng yêu cầu của nhiều bên. Cơ quan nhà nước cần phát huy vai trò điều hành thông qua việc rà soát các tiêu chuẩn và quy định pháp luật trong nước để đảm bảo tinh thần của các yêu cầu này được phản ánh trong luật pháp, chính sách của quốc gia. Khi doanh nghiệp thực hiện tốt luật pháp trong nước là có thể đáp ứng ở mức căn bản được các yêu cầu. Bên cạnh vai trò của nhà nước, các nhãn hàng và các nhà cung ứng cũng phải chủ động và tăng cường các đối thoại để cùng hợp tác thực hiện, hướng đến đồng bộ hóa các yêu cầu từ các bên khác nhau”.
Việt Nam trong Top quốc gia xuất khẩu dệt may, da giày lớn nhất thế giới
Tính đến tháng 2 năm 2023, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu các sản phẩm dệt may và da giày lớn nhất thế giới. Trong giai đoạn 2015-2022, tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu của hai ngành dệt may, da giày không ngừng gia tăng, đạt mức trung bình là 64,3%. Trong đó, sản lượng xuất khẩu sang thị trường châu Âu luôn chiếm một tỉ trọng lớn.
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của dệt may sang các nước EU trong năm 2022 là 4,5 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Con số tương ứng của ngành da giày là 6,9 tỉ USD và 24,5%.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết năm 2019 đi vào thực tiễn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ thương mại giữa hai đối tác, giúp các doanh nghiệp Việt tham gia sâu rộng hơn vào các chuỗi cung ứng dệt may và da giày toàn cầu.
Số liệu của VITAS cho thấy tỷ trọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào EU sau khi bị sụt giảm mạnh vào cuối năm 2020 do tác động của đại dịch COVID 19 đã có dấu hiệu phục hồi, tăng khoảng 8% vào năm 2021 và 28,6% vào năm 2022.
Hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia và các chuỗi cung ứng dệt may, da giày toàn cầu đã mang lại tăng trưởng cao về mặt kinh tế và việc làm. Tuy nhiên, các thực hành mua hàng thiếu trách nhiệm, các vi phạm về quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng dệt may, da giày còn diễn ra tương đối phổ biến.
Sự ra đời của Bộ Nguyên tắc hướng dẫn về Kinh doanh và Quyền con người của Liên hợp quốc năm 2011 và Hướng dẫn của OECD về tra soát các chuỗi cung ứng có trách nhiệm trong ngành may mặc và giày dép năm 2017 nhằm mục tiêu góp phần giảm thiểu tình trạng này. Mặc dù vậy, số lượng công ty đa quốc gia, nhãn hàng thực hiện tốt các nguyên tắc và hướng dẫn này còn hạn chế.
Thực trạng này đã góp phần đẩy nhanh các nỗ lực mạnh mẽ tại Châu Âu trong việc ban hành các quy định mang tính bắt buộc để thúc đẩy các thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Năm 2021, Chính phủ Đức ban hành Luật về Trách nhiệm tra soát của doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa các vi phạm về quyền con người trên toàn chuỗi cung ứng (LkSG). Nhiều quy định khác cũng đang được dự thảo và dự kiến sẽ sớm được ban hành như Chỉ thị của EU về Trách nhiệm tra soát tính bền vững của doanh nghiệp, Luật về trách nhiệm tra soát môi trường và quyền con người của Hà Lan, Lệnh cấm lao động cưỡng bức của EU.
Những biến chuyển này vừa mang đến thách thức cho các nhãn hàng và doanh nghiệp cung ứng trong chuỗi giá dệt may, da giày nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các bên đẩy mạnh các sáng kiến hợp tác, thực hành mua hàng có trách nhiệm, tăng cường năng lực sản xuất và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Các lực lượng 389 xử lý trên 1.800 trường hợp vi phạm
- ·Hải quan TP.Hồ Chí Minh: Giám sát hiệu quả hàng quá cảnh bằng seal định vị
- ·Khởi tố giám đốc doanh nghiệp sản xuất, phân phối trên 270 tấn phân bón giả
- ·Nga, Trung Quốc phủ quyết đề xuất của Mỹ tại HĐBA về xung đột Gaza
- ·Khởi nghiệp với tượng thạch cao
- ·Nợ thuế trên 5,5 tỷ đồng, một doanh nghiệp tự ngừng hoạt động
- ·Xe tăng thứ 5 của Mỹ bị phá hủy ở Ukraine, máy bay quân sự Nga rơi ở Crưm
- ·Điện Kremlin nói kế hoạch Tổng thống Putin gặp ông Tập Cận Bình
- ·Vietjet công bố đường bay thẳng giữa TP Hồ Chí Minh và Melbourne từ ngày 31/3/2023
- ·BIZ MBBank tài trợ 100% phí thành lập doanh nghiệp, vững bước đồng hành cùng SME
- ·Trải nghiệm sống tại compound The Aqua, Waterpoint có gì hấp dẫn giới thượng lưu?
- ·Nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm điều trị các bệnh lý nội tiết Nhi khoa
- ·Giá vàng miếng tăng gần 1 triệu đồng mỗi lượng
- ·Tỷ giá hôm nay (10/12): Đồng USD thế giới nhích tăng, “chợ đen” giảm giá mạnh
- ·Đồng bộ nhiều giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế
- ·Quân đội Nga bắn hạ 11 UAV, hỏa hoạn xuất hiện tại nhà máy điện quy mô lớn
- ·Có nên nhổ răng khôn? Thời điểm thích hợp để nhổ răng khôn
- ·Nga nêu tổn thất của Ukraine từ đầu năm, Belarus tập trận gần biên giới Ukraine
- ·Hoa Dalat Travel bật mí Homestay Đà Lạt liệu có phải là giải pháp lưu trú tốt
- ·Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%