会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xep hang đuc】Nghĩa tình xóm trọ!

【bang xep hang đuc】Nghĩa tình xóm trọ

时间:2024-12-23 21:23:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:491次

Báo Cà Mau(CMO) Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế của người dân, nhất là nguồn thu nhập của những người lao động phổ thông, lao động nghèo vốn đã bấp bênh và ít ỏi. Với những người ở trọ thì lại càng khó khăn hơn, vì đối với họ, cái ăn, cái ở là điều quan trọng nhất. Hiểu và sẻ chia những khó khăn ấy, nhiều chủ trọ đã giảm giá, thậm chí miễn tiền phòng trọ. Việc làm nghĩa tình này khiến ai nấy ấm lòng.

Chị Lê Thuý Anh (Khóm 6, Phường 9, TP Cà Mau) kinh doanh phòng trọ hơn 4 năm nay. Hiện dãy trọ chị cho thuê có 29 phòng (mỗi phòng giá 800.000 đồng/tháng, người có hoàn cảnh khó khăn thì chị bớt 100.000-200.000 đồng). Do dịch Covid-19 bùng phát trở lại, đời sống người dân khó khăn, người lao động mất việc làm, thu nhập giảm sút, nên chị quyết định giảm 100% tiền trọ từ đầu tháng 8, đến khi nào dịch bệnh được khống chế, người ở trọ được đi làm lại bình thường, có thu nhập thì tháng sau đó chị mới thu tiền phòng.

Với mong muốn san sẻ yêu thương và giúp họ vượt qua khó khăn, không chỉ miễn phí tiền phòng trọ, chị Thuý Anh còn hỗ trợ 10 kg gạo cùng dầu ăn, nước mắm, bột ngọt cho mỗi hộ ở trọ của mình và những người ở trọ khác gần đó. Chị còn thường xuyên thăm hỏi, động viên người ở trọ hãy an tâm ở yên tại chỗ, dặn dò phải luôn tuân thủ đúng nguyên tắc 5K và Chỉ thị 16 để phòng chống dịch.

“Thấy bà con ở trọ chủ yếu là lao động nghèo, thu nhập bấp bênh nên mình giảm hoàn toàn tiền trọ, chỉ thu tiền điện, nước theo giá Nhà nước, để họ an tâm và giảm bớt chi phí sinh hoạt. Sắp tới, nếu dịch vẫn còn, mình vẫn tiếp tục không lấy tiền trọ. Hiện còn khoảng 10 phòng trống, nếu ai có hoàn cảnh khó khăn, không có chỗ ở thì cứ đến đây ở, miễn phí cho đến khi hết dịch”, chị Thuý Anh bộc bạch.

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Huệ kiếm sống dựa vào nghề bán vé số dạo hơn 10 năm nay, chuyển vào ở trọ tại đây đã gần 1 năm. Mỗi ngày, vợ chồng bà bán hơn 300 tờ vé số, kiếm cũng được hơn 300.000 đồng, vừa đủ trang trải chi phí tiền trọ mỗi tháng 600.000 đồng và ăn uống, sinh hoạt. Từ khi có quyết định ngưng phát hành vé số, vợ chồng bà không còn việc làm và mất nguồn thu nhập. Cả 3 người con đi làm ăn xa đều kẹt lại vùng dịch ở TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ, không thể về quê.

Ghé thăm phòng trọ trong lúc bà Huệ đang chuẩn bị nấu cơm. Hai miếng đậu hũ xào với giá, hẹ, hết 30.000 đồng cho hai vợ chồng ăn trong một ngày. Gạo, hai chai dầu ăn, một chai nước mắm và bọc bột ngọt thì được chủ trọ cho từ hồi mới giãn cách, dùng dần đến nay vẫn còn. Ðược chủ trọ thông báo sẽ miễn tiền thuê phòng đến khi hết dịch, vợ chồng bà rất mừng, vơi đi phần nào nỗi lo chi phí sinh hoạt trong lúc khó khăn. “Tôi rất biết ơn và quý trọng tấm lòng của cô Thuý Anh vì đã quan tâm, giúp đỡ tôi và những người ở trọ trong lúc thất nghiệp do dịch bệnh như vầy. Mong nhiều người ở trọ cuộc sống khó khăn cũng được giúp đỡ như tôi và mong dịch bệnh mau qua đi để cuộc sống của mọi người được trở lại bình thường”.

Vợ chồng ông Năm Văn (Lê Hoàng Văn, 67 tuổi, đường Lý Thường Kiệt, Khóm 5, Phường 6, TP Cà Mau) cho thuê trọ hơn 15 năm nay. Khi tỉnh thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch, nhiều người ở trọ tại đây bị giảm sút thu nhập. Một nửa số người thuê phòng không có việc làm đã về quê. Những người còn ở lại đa số quê ở miền Trung thì được ông Năm miễn giảm tiền phòng, chỉ đóng tiền điện, nước. Ông Năm Văn chia sẻ: “Ngoài giảm tiền trọ, tôi còn liên lạc với hội đồng hương các tỉnh quê của người ở trọ để hỗ trợ những phần quà, nhu yếu phẩm trong lúc họ không có việc làm”.

Vợ chồng chị Trần Thị Thu Thuỷ từ Quảng Ngãi vào Cà Mau bán hàng rong hơn chục năm nay. Thu nhập mỗi tháng của vợ chồng hơn 10 triệu đồng, đủ trang trải sinh hoạt gia đình cho cuộc sống ở trọ và nuôi hai con nhỏ đang tuổi ăn học, tằn tiện tích góp để dịp Tết mỗi năm được về quê thăm ông bà một lần. Chị Thuỷ xúc động: “Ðể tiết kiệm tiền, vợ chồng tôi thuê phòng trọ ở đây giá rẻ, vì vợ chồng đi bán dạo suốt, chỉ về ngủ nghỉ. Từ khi giãn cách xã hội lần 1 rồi đến lần 2 này, không đi bán cả tháng rồi, không có đồng ra đồng vô. Mỗi bữa ăn thì nhín lại một chút, để cầm cự với tình hình dịch bệnh chưa biết khi nào mới chấm dứt. Ðược chủ trọ miễn tiền thuê phòng, tôi rất biết ơn vì chi phí sinh hoạt giảm đi phần nào”.

Chị Trần Thị Thanh Diệu, chủ nhà trọ ở đường Lý Thường Kiệt, Khóm 5, Phường 6, TP Cà Mau, cũng giảm 50% tiền phòng cho người ở trọ từ khi bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội. Tiền phòng trước đây là 700.000 đồng/tháng, khi dịch bùng phát, chị giảm còn 600.000 đồng, sau khi thực hiện Chỉ thị 16, chị tiếp tục giảm một nửa.

Ngoài giảm tiền phòng trọ, chị Diệu còn tặng khẩu trang cho người ở trọ đang gặp khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, chủ nhà trọ Ngọc Lan (Khóm 4, Phường 9, TP Cà Mau) kể: “Khi dịch bệnh chưa bùng phát mạnh tại TP Hồ Chí Minh nhưng tỉnh đã có văn bản chỉ đạo người về từ TP Hồ Chí Minh phải cách ly tại nhà. Cháu gái thuê phòng báo chồng và con trai đang trên xe từ thành phố về ở, tôi cũng lo lắm, nhưng suy nghĩ, mình không cho ở nó cũng có chỗ đâu mà ở, nên tôi đồng ý cho ở luôn, nhưng báo cho nhân viên y tế xuống đo thân nhiệt và thực hiện cách ly tại nhà”.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp, ai cũng sợ, bà Lan cũng không ngoại lệ, nhưng vì lòng thương người, thương hoàn cảnh khó khăn của những công nhân lao động khó khăn phải thuê trọ sinh sống qua ngày nên bà Lan không nỡ làm khó. Bà chia sẻ: “Trước đây, cháu gái này buôn bán ngoài chợ Phường 4, khi chồng nó về tôi cũng không cho nó đi bán nữa, ở nhà cách ly luôn, đi lung tung rủi có chuyện gì lại gây hậu quả nghiêm trọng. Ban ngày chồng nó ở trên gác, mẹ con nó ở dưới, thấy chật chội quá, tôi cho mượn thêm phòng để 2 mẹ con nó qua ở cho rộng rãi, còn phòng bên kia để cách ly, nhưng không thu phí trọ”. Cả vợ và chồng đều cách ly 21 ngày, nên việc đi chợ bà Lan kiêm nhiệm luôn. Bà Lan vui vẻ: “Sẵn mua đồ mình ăn thì mua giùm nó một ít cũng tiện”.

Chị Ðỗ Thị Quới (Khóm 4, Phường 9) cũng như bà Lan vậy. Khu trọ chị cho thuê có đối tượng cách ly tại nhà và chị cũng không nỡ làm khó. Chị Quới bộc bạch: “Ở lâu cũng thương mến như người nhà, bệnh dịch này không ai muốn hết. Không cho họ ở thì họ biết đi đâu”. Ðiều đáng quý ở nhà trọ của chị Quới là công nhân không ở trọ có thể về quê “lánh dịch”, khi nào đi làm lại  vào ở bình thường, khoảng thời gian không ở thì chị Quới không thu tiền trọ.

Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Trần Việt Hoá cho biết: “Thời gian qua, Liên đoàn Lao động các cấp đã vận động nhiều chủ nhà trọ hỗ trợ công nhân do ảnh hưởng dịch bệnh tạm thời nghỉ việc hoặc mất việc, phần nào giúp họ vượt qua khó khăn”.

Miễn, giảm tiền thuê trọ trong lúc này không chỉ là việc làm tử tế lan toả giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc, giúp đỡ, san sẻ khó khăn giữa người với người, mà còn là trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, cùng chung tay vượt qua khó khăn, đẩy lùi và chiến thắng dịch Covid-19./.

 

Thảo Mơ - Kim Cương

 

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Những bí mật kinh hoàng tại 'thủ phủ' hô biến mỹ phẩm giả thành hàng xách tay
  • Nữ sinh 15 tuổi ở Vĩnh Phúc đâm bạn giữa lớp học
  • Hỗ trợ khách chứng minh tài chính, người phụ nữ lừa hơn 5 tỷ đồng của công ty
  • Các xe đi theo thứ tự nào để đúng luật?
  • Tận dụng dư địa thị trường, tăng cường xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc
  • Cảnh sát giao thông có được kiểm tra ví, cốp xe của lái xe?
  • Vụ Công ty Đại Lộc Phát ở Đồng Nai: Khởi tố thêm 3 bị can
  • Nhóm thanh thiếu niên đi xe máy không biển số, chém bị thương người đi đường
推荐内容
  • 38.000 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại bị phát hiện trong Quý III/2018
  • Làm rõ nghi vấn nữ sinh lớp 10 ở Quảng Bình bị xâm hại tập thể sau cuộc nhậu
  • Các xe đi theo thứ tự nào để đúng luật?
  • Nam thanh niên không có giấy phép lái xe, 'làm xiếc' trên đường
  • Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca nhiễm Covid
  • Giải cứu 58 nữ nhân viên tại tổ hợp karaoke, massage G7 ở Thanh Hóa