【bxh thai league 1】Hải quan nỗ lực thực hiện trọng trách mới Chính phủ giao: Đầu mối kiểm tra chuyên ngành
Cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành giúp tiết kiệm 6.300 tỷ đồng/năm | |
Doanh nghiệp kiến nghị về kiểm tra chuyên ngành | |
Thảo luận các bộ,ảiquannỗlựcthựchiệntrọngtráchmớiChínhphủgiaoĐầumốikiểmtrachuyênngàbxh thai league 1 ngành về mô hình mới kiểm tra chuyên ngành | |
Ngành Hải quan: Nỗ lực kết nối, cải cách kiểm tra chuyên ngành |
Ngày 19/1/2021, Tổng cục Hải quan tổ chức cuộc họp triển khai Quyết định 38/QĐ-TTg. Ảnh: N.Linh |
Thành quả sau nhiều nỗ lực
Nhìn lại quãng thời gian đó, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, sau hơn 1 năm nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện Đề án, dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Tổng cục Hải quan đã nghiêm túc triển khai thực hiện, nỗ lực phối hợp với các bên tham gia nghiên cứu hoàn thiện đề án. Trong quá trình đó, Bộ Tài chính đã thành lập Tổ công tác triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành. Tổng cục Hải quan cũng chủ động thành lập Tổ soạn thảo Đề án. Rất nhiều cuộc làm việc với chuyên gia trong nước, quốc tế, hiệp hội, các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu; đồng thời báo cáo Văn phòng Chính phủ và nhận được chỉ đạo cũng như ý kiến tham gia của các bộ, ngành trong việc xây dựng Đề án. Cùng với đó, Tổng cục Hải quan cũng nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm triển khai tại các nước để xây dựng mô hình cải cách kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ áp dụng tại Việt Nam .
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai:
Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính xây dựng Đề án cải cách Mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng một cửa tại cơ quan Hải quan theo chỉ đạo tại Nghị quyết 99/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ. Đề án đã được nghiên cứu, xây dựng, trao đổi, thảo luận, xin ý kiến các bộ, ngành, chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp xuất nhập khẩu để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Đây là Đề án cải cách quan trọng, đổi mới căn bản công tác kiểm tra chuyên ngành, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Với 7 cải cách cơ bản được đưa ra tại Đề án sẽ giúp giảm chi phí, thời gian trong thông quan hàng hóa nhập khẩu. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành:
Để triển khai Đề án có tính chất cải cách đột phá, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cũng như các bộ, ngành cơ quan liên quan sẽ rất lớn, cần sự đồng bộ. Về phía Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), với trọng trách được Chính phủ giao tại Quyết định 38/QĐ-TTg sẽ quyết liệt triển khai cụ thể các giải pháp. Trước mắt cần khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện nhiệm vụ; đồng thời chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện phương án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu. Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) sẽ phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành trong việc xây dựng văn bản pháp luật và triển khai các giải pháp về hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin; giải pháp về nguồn lực thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro; cũng như giải pháp về tăng cường phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin giữa khâu kiểm tra trước thông quan và khâu kiểm tra sau thông quan. Quá trình này đặc biệt cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội và các chuyên gia để đảm bảo tính khách quan, hiệu lực, hiệu quả của mô hình mới. |
Quả thật, để hoàn thành Đề án này là sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan và đặc biệt là sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng của từng thành viên Tổ soạn thảo Đề án của Tổng cục Hải quan và những đơn vị có liên quan. Bởi với việc xây dựng một Đề án có tầm ảnh hưởng lớn, trực tiếp tới nhiều bộ, ngành, tạo sự thay đổi về mô hình, các thức thực hiện so với hiện nay chắc hẳn khó tránh khỏi những ý kiến nhiều chiều. Nhưng khi chia sẻ về điều này, các thành viên tham gia soạn thảo Đề án cho rằng, đây là nhiệm vụ Chính phủ giao với mục tiêu cải cách, đổi mới mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, chính vì vậy cần phải quyết tâm, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình đó, động lực để Tổng cục Hải quan hoàn thành nhiệm vụ chính là sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia. Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Phó Giám đốc thường trực Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân chia sẻ: 99% ý kiến DN cho rằng nếu Chính phủ quyết tâm thực hiện giải pháp cải cách kiểm tra chuyên ngành sẽ thực sự là cuộc cách mạng trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Sự gấp rút vào cuộc được Tổng cục Hải quan triển khai ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 99/NQ-CP ngày 13/11/2019 với việc khởi thảo ban đầu dự thảo Đề án và sau 1 tháng tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành. Cũng ngay thời điểm cuối năm 2019, Tổng cục Hải quan đã tổ chức làm việc tập trung với các đơn vị hải quan, các chuyên gia về dự thảo Đề án, với mục tiêu được xác định là thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, việc xây dựng đề án cần xác định rõ mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả, cắt giảm chi phí kiểm soát chất lượng hàng hóa trên cơ sở tách bạch nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ thực thi. Tại cuộc làm việc tập trung Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành đã đề nghị các chuyên gia tham gia cần làm rõ yêu cầu đặt ra là “nhìn vào phải thấy sự thông thoáng, cải cách”.
Đưa Đề án vào hiện thực
Các cuộc làm việc, hội thảo với các chuyên gia, doanh nghiệp, bộ, ngành và các đơn vị liên quan đã được Tổng cục Hải quan tổ chức liên tục trong năm 2020 để hoàn thiện Đề án cải cách Mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Tháng 9/2020, Đề án đã được hoàn thiện trình Chính phủ và nhận được chỉ đạo để tiếp tục hoàn thiện.
Ngày 12/1/2021, Đề án cải cách Mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 38/QĐ-TTg với 7 nội dung cải cách trọng tâm: 1. Giao cơ quan Hải quan là đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. 2. Áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra cho cả lĩnh vực kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm nhằm cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra. 3. Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. 4. Thực hiện kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra. 5. Áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để bảo đảm vai trò quản lý nhà nước và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp. 6. Bổ sung đối tượng được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. 7. Ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để triển khai mô hình mới.
Công chức Cục Hải quan Thanh Hóa kiểm tra hàng hóa XNK Ảnh: N.Linh |
Với cộng đồng doanh nghiệp, các nội dung cải cách theo mô hình mới sẽ có ý nghĩa rất lớn về thủ tục, giảm thời gian và chi phí tuân thủ. Theo đó, hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo mô hình mới được thực hiện tại bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc cơ quan Hải quan theo lựa chọn của tổ chức, doanh nghiệp. Trường hợp thực hiện tại cơ quan Hải quan, cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục hải quan cùng với thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Đặc biệt, mô hình mới về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm sẽ áp dụng hiệu quả ba phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm; ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, áp dụng thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro… Như vậy, với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, lịch sử tốt sẽ được hưởng phương thức kiểm tra giảm.
Thành quả bước đầu sau hơn một năm nỗ lực triển khai nhiệm vụ Chính phủ giao đã được ghi nhận. Tuy vậy với những công chức làm công tác nghiệp vụ của Tổng cục Hải quan, nhiệm vụ sẽ còn tiếp diễn và đòi hỏi sự tập trung cao độ hơn nữa, bởi Đề án được Thủ tướng Chính phủ mới là “kim chỉ nam” để Tổng cục Hải quan nói riêng và các bộ, ngành đơn vị có liên quan nói chung hiện thực hóa vào thực tiễn bằng các quy định, chính sách cụ thể, mang lại lợi ích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Phó Giám đốc thường trực Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ): Trong quá trình theo dõi đề án, chúng tôi nhận thấy chỉ đạo cải cách này của Chính phủ nhận được sự đồng thuận rất cao của cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã rất nỗ lực và cầu thị khi triển khai chỉ đạo của Chính phủ thông qua quá trình nghiên cứu thực chất, tham vấn ý kiến rộng rãi các bên liên quan trước khi hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021 phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Để triển khai Đề án này, chúng tôi xác định có không ít thách thức nhưng với cơ chế công - tư phối hợp chặt chẽ, với quyết tâm cao từ các bên, cộng đồng doanh nghiệp sẽ vào cuộc mạnh mẽ để cùng Tổng cục Hải quan hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ. Loạt hoạt động đầu tiên mà doanh nghiệp đề xuất với Bộ Tài chính/Tổng cục Hải quan là cần sớm triển khai các chương trình phổ biến, chia sẻ lộ trình và cách thức thực hiện Đề án để các doanh nghiệp và các hiệp hội cùng nắm bắt, có sự chuẩn bị chủ động và hiệu quả song song với quá trình chuẩn bị từ phía Hải quan cho khâu thực thi. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng mong Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và các bộ, ngành liên quan triển khai sớm việc xây dựng Nghị định trình Chính phủ để đảm bảo khung pháp lý cho triển khai Đề án theo đúng lộ trình đã được duyệt. Ông Nguyễn Văn Hưng, Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam): Nội dung Đề án cải cách Mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu cho thấy một bước chuyển rất lớn trong công tác quản lý kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, giúp giảm đầu mối giải quyết thủ tục và tiết kiệm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Từ chỗ doanh nghiệp phải liên hệ với nhiều cơ quan quản lý kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm thì tới đây sẽ chỉ còn liên hệ với một đầu mối là cơ quan Hải quan. Từ đó cơ quan Hải quan có nguồn cơ sở dữ liệu thực tế để áp dụng kịp thời các biện pháp quản lý tiên tiến như quản lý rủi ro theo mặt hàng, áp dụng hợp lý các hình thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường hoặc kiểm tra giảm. Doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn là các đơn vị, tổ chức thuộc cơ quan Hải quan khi cần thực hiện các dịch vụ công như giám định, hợp chuẩn, hợp quy… Việc giới hạn phạm vi áp dụng đề án với các mặt hàng yêu cầu kiểm tra chất lượng trước thông quan và không có yêu cầu quản lý đặc biệt cũng là bước đi phù hợp với giai đoạn đầu triển khai. Hy vọng trong thời gian tới đây, Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo để triển khai Đề án một cách nhanh chóng, hiệu quả. |
Chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp trong một năm là hơn 881 tỷ đồng (xấp xỉ 37,8 triệu USD) Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ đã đánh giá tác động của Đề án một cách độc lập, khách quan, cho thấy: Mô hình mới sẽ giúp tỷ lệ số tờ khai kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong một năm cắt giảm khoảng 54,4%. Tổng số ngày kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm doanh nghiệp tiết kiệm được khi áp dụng mô hình mới so với mô hình hiện tại trong một năm là là 2.484.038 ngày. Chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp trong một năm nhờ số ngày cắt giảm là hơn 881 tỷ đồng (xấp xỉ 37,8 triệu USD). Đối với nền kinh tế, khi mô hình mới được triển khai sẽ giúp cắt giảm số lô hàng cần phải kiểm tra dẫn đến giảm thiểu chi phí thương mại do giảm yêu cầu về hàng tồn kho và vốn cho phép kinh doanh sản xuất hiệu quả hơn. Theo đó, sẽ khuyến khích tăng trưởng đặc biệt là đối với các nhà sản xuất và nhà phân phối, thúc đẩy xuất khẩu và tăng sản lượng cuối cùng, mang lại nhiều cơ hội hiệu quả hơn cho nền kinh tế. Ước tính giá trị tiết kiệm cho nền kinh tế khi áp dụng mô hình mới lên đến 399 triệu USD mỗi năm. Đặc biệt, việc thống nhất đầu mối kiểm tra với việc thực hiện thủ tục hải quan là xu hướng quốc tế, góp phần giúp hội nhập tốt hơn tăng uy tín của Chính phủ, cải thiện chỉ số cải cách hành chính, góp phần nâng hạng xếp hạng vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín thế giới về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh. Chính phủ tiết kiệm ngân sách thông qua việc cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm nguồn lực, giảm chi phí cho một bộ máy kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm cồng kềnh, giảm thời gian thông quan hàng hóa. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gợi mở phát triển Hậu Giang thành tỉnh khá của vùng
- ·Cơ sở để ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- ·Từ 1/4/2025, thí điểm nhận quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Thủ tướng yêu cầu Hải Dương triển khai quy hoạch đúng luật nhưng không cứng nhắc
- ·Chuyển biến rõ rệt trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở các địa phương
- ·Việt Nam nêu 4 đề xuất hợp tác Mekong
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Cẩn trọng để không dính “bẫy” vay tiền qua app
- ·Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- ·Cướp điện thoại, lãnh án tù
- ·Xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn khi lái xe
- ·Thủ tướng trả lời tác giả cuốn Thế giới phẳng về cân bằng quan hệ với nước lớn
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Thủ tướng yêu cầu chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng Tết cho người lao động
- ·Khu công nghiệp công nghệ cao Trung Quan Thôn (Trung Quốc)
- ·Thủ tướng yêu cầu chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng Tết cho người lao động
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Trao 100 cờ Tổ quốc tặng Đồn Biên phòng Lũng Cú