【tỷ số livescore】TP.Hồ Chí Minh: Chuyển biến tích cực sau một tuần tăng cường giãn cách xã hội
Tổng lực xét nghiệm tìm F0
Ông Hải cho biết, với sự tăng cường hỗ trợ, giúp đỡ từ các cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành, TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 4.666 nhân sự thuộc các bệnh viện của Bộ Y tế điều động, 786 cán bộ chiến sĩ của Bộ Công an và 11.177 chiến sĩ, y, bác sĩ, bộ đội thuộc Bộ Quốc phòng và các quân khu.
Thực hiện nhiệm vụ “thần tốc” xét nghiệm và tiêm vắc - xin nhằm sớm tách F0 ra khỏi cộng đồng, từ ngày 23/8 đến nay, thành phố (TP) đã triển khai việc xét nghiệm diện rộng trên toàn địa bàn. Ở khu vực có nguy cơ cao và rất cao, yêu cầu người dân tự lấy mẫu xét nghiệm để đảm bảo tiến độ. Do đó, số ca phát hiện mới trong 7 ngày tăng cao, bình quân mỗi ngày phát hiện 4740 ca nhiễm mới.
Thông qua xét nghiệm kháng nguyên nhanh toàn bộ người dân trong “vùng đỏ”, “vùng cam” với tổng số 1.677.154 mẫu, phát hiện 64.299 F0, chiếm tỷ lệ 3,8% số mẫu xét nghiệm. Hiện TP đang tiếp tục triển khai xét nghiệm lần 2 với tần suất cao hơn, rộng hơn.
Cũng theo ông Phạm Đức Hải - Phó ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid -19 TP.Hồ Chí Minh, tính đến hết ngày 27/8, hầu hết các địa phương đã hoàn thành việc xét nghiệm đối với vùng cam, vùng đỏ. Riêng đối với vùng xanh, vùng cận xanh và vùng vàng, công tác xét nghiệm vẫn chưa đạt tiến độ với kết quả lần lượt là 35%, 19% và 37%.
“Các vùng đỏ, vùng cam mục tiêu đặt ra đến hết ngày 1/9 phải hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm đợt 2, kết hợp việc triển khai, hướng dẫn rộng rãi để tăng tỷ lệ người dân tham gia tự lấy mẫu (test nhanh mẫu đơn)” – ông Phạm Đức Hải nhấn mạnh.
UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức và các phường, xã, thị trấn chủ động tăng cường nguồn nhân lực tại chỗ tham gia lấy mẫu và khuyến khích người dân tự lấy mẫu (đối với test nhanh), đảm bảo tiến độ. Sau khi kết thúc đợt 1, thực hiện tiếp đợt thứ 2, đảm bảo hoàn thành trước ngày 6/9 để phân loại lại các vùng nguy cơ.
Theo tổng hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid -19 TP.Hồ Chí Minh, từ ngày 15/8/2021 đến nay, đã có 1 triệu túi an sinh đã chuyển tới các quận, huyện, TP.Thủ Đức hỗ trợ kịp thời cho người dân. Đã có hơn 20.000 chủ nhà trọ miễn, giảm giá thuê cho 273.728 phòng trọ với số tiền 158 tỷ đồng.
Tại 312 phường, xã thị trấn, tổ công tác đặc biệt đã phối hợp tổ Covid cộng đồng và các lực lượng khác triển khai công tác “đi chợ hộ” với tần suất 1 tuần/1 lần và phân phối trực tiếp đến người dân. Từ ngày 23/8 tới 28/8, TP đã đi chợ hộ cho 411.922 hộ/ 508.666 hộ đăng ký, đạt tỷ lệ 81%.
Công an TP đã cấp bổ sung 4.650 giấy đi đường cho các tổ chức, cá nhân để tham gia công tác thiện nguyện, hỗ trợ các khu cách ly, bệnh viện và người dân có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời đã lập biên bản 6.296 trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 8,8 tỷ đồng.
Nhiều chỉ đạo mới tiếp tục triển khai
Nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid -19 TP. Hồ Chí Minh đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung triển khai các nội dung theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid -19.
Xác định công tác phòng, chống dịch hiện nay là lấy phường, xã, thị trấn làm pháo đài chống dịch, trong đó công tác xét nghiệm đóng vai trò then chốt, vì vậy trong những ngày tới, TP giao Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm chủ trì, triển khai công tác xét nghiệm trên địa bàn phụ trách với phương châm thần tốc, hiệu quả, an toàn, đảm bảo mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Cũng theo Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid -19 TP.Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải, TP đã yêu cầu mỗi phường, xã, thị trấn, quận, huyện, TP.Thủ Đức phải phân công nhân sự chịu trách nhiệm làm công tác thống kê, báo cáo (không giao cán bộ, nhân viên y tế thực hiện báo cáo số liệu để tập trung công tác chuyên môn); đảm bảo báo cáo đầy đủ nội dung và thời gian theo yêu cầu của TP; tiến hành đánh giá lại vùng nguy cơ sau khi kết thúc các đợt xét nghiệm vào ngày 6/9.
Về việc cử đoàn công tác gồm 754 nhân sự tham gia phòng, chống dịch Covid -19 trên địa bàn TP.Thủ Đức và 21 quận huyện, phân bổ về mỗi phường 2 người, riêng với các quận 12, Bình Tân, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Chánh cử 3 người/phường.
Đối với thành viên tổ công tác, hỗ trợ UBND các xã, phường thực hiện công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, người yếu thế ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 trên địa bàn, nắm chắc số hộ gia đình, số người cần chăm lo và duy trì việc chăm lo cho tốt, không để sót hay trùng lặp trong việc chăm lo cho các đối tượng khó khăn.
Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP.Hồ Chí Minh cho biết, để đưa gói hỗ trợ tới người dân, trung tâm an sinh TP sẽ phối hợp với nhà tài trợ và đơn vị cung ứng hàng hóa để phân bổ về địa phương. Trong quá trình thực hiện một số đơn vị cung ứng hàng do nhân sự thiếu hụt vì có người mắc Covid-19, dẫn đến tình trạng hàng không đủ theo combo làm ảnh hưởng đến tiến độ giao túi an sinh tới người dân.
“Để khắc phục vấn đề này, trung tâm an sinh TP đã hình thành đội shipper tình nguyện, chia xuống phường xã để cùng lực lượng quân sự trao quà kịp thời tới người dân. Cùng đó, tổ chức lực lượng SOS để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp từ người dân thông qua các Tổng đài. Tới nay, đã có 6.000 túi an sinh được gửi qua kênh này”, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hồ Chí Minh cho biết thêm.
Liên quan đến việc còn nhiều bất cập trong việc “Đi chợ hộ”, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương cũng cho biết, thời gian đầu công tác triển khai còn lúng túng do công việc mới, không có sự chuẩn bị từ trước và phải huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau.
Nhằm khắc phục trong thời gian tới, Sở đã có phương án thiết lập các đường dây nóng, đầu mối cung ứng, bà con có thể liên hệ, phản ánh trực tiếp để được đáp ứng hàng hóa kịp thời.
Chia sẻ thêm về công tác “Đi chợ hộ” trong thời gian qua, Phó Ban chỉ đạo Phạm Đức Hải cho rằng, việc “đi chợ hộ” là việc chưa có tiền lệ, đây là giải pháp mới, là một bài toán đa biến. “Với một TP lớn, việc đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người cùng một lúc là rất khó khăn. TP sẽ nỗ lực tối đa để đáp ứng phục vụ người dân. Nếu chưa đáp ứng được mong người dân bình tĩnh, chia sẻ khó khăn với TP lúc này”- ông Hải bày tỏ./.
Chính quyền cần chủ động cung cấp thông tin cho người dân liên tục, tổ chức đối thoại để lắng nghe ý kiến của người dân. Chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” là một cách làm hay của TP.Hồ Chí Minh trong thời gian qua. |
Gia Cư
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tủi nhục phận gái đổi ngàn vàng lấy việc
- ·Thực hiện quy chế công khai năm học 2012
- ·Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho kỳ thi tốt nghiệp THPT
- ·Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại trường THPT Đồng Phú
- ·Nâng cao chất lượng góp phần tăng giá trị nông sản
- ·“Sắm trâu chưa tậu nổi cày”
- ·636 học sinh trúng tuyển vào lớp 10 THPT Hùng Vương
- ·Thời gian đào tạo thạc sĩ từ 1 đến 2 năm
- ·Long An: Khởi động Dự án Epic năm 2023
- ·Đến hết năm 2011, 100% số trường có đủ công trình vệ sinh
- ·Lòng đường quốc lộ 1A cũ biến thành sân phơi lúa
- ·Những khó khăn ở trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
- ·Lễ khai giảng năm học mới được tổ chức với hai phần "Lễ" và "Hội"
- ·Khuyến khích dạy hát Quốc ca cho trẻ mẫu giáo
- ·Viết tiếp vụ việc ở trường PT dân lập Phương Nam
- ·Trường Mẫu giáo Sơn Giang: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng
- ·Tuyên dương 118 học sinh, sinh viên xuất sắc năm học 2011
- ·Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện
- ·Long An thu hút hơn 10,6 tỉ USD vốn FDI
- ·Chọn sai ngành chưa hẳn đã cùng đường