【soi cầu kết quả net】Có sự khác nhau giữa tiêu chí thống kê và tiêu chí quản lý thuế
Chỉ những đối tượng chịu thuế mới đưa vào diện quản lý
Giải thích về số hộ kinh doanh “khủng” do Tổng cục Thống kê đưa ra cao hơn rất nhiều so với số hộ kinh doanh mà ngành Thuế đang quản lý,ósựkhácnhaugiữatiêuchíthốngkêvàtiêuchíquảnlýthuếsoi cầu kết quả net bà Tạ Thị Phương Lan - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết, theo số liệu tổng điều tra thống kê năm 2017, thì số cơ sở kinh tế cá thể là 4.322.311, nếu so sánh với số lượng hộ kinh doanh đang quản lý thường xuyên của cơ quan thuế năm 2018 là 1.688.500 hộ kinh doanh thì số chênh lệch là 2.213.614 triệu cơ cở kinh tế cá thể.
“Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chênh lệch lớn về số liệu là do có sự khác nhau giữa tiêu chí thống kê và tiêu chí quản lý thuế”, bà Lan nói.
Quy trình ấn định thuế và công khai thuế
Quy trình ấn định thuế và các hình thức công khai thông tin như sau: căn cứ trên tờ khai và cơ sở dữ liệu quản lý của cơ quan thuế để ấn định doanh thu và mức thuế khoán dự kiến. Doanh thu và mức thuế khoán sẽ được công khai lần 1 (từ 20 – 31/12 hàng năm) và công khai lần 2 (chậm nhất là ngày 30/1 và thời gian duy trì công khai đến hết năm).
Các hình thức công khai bao gồm: Dán niêm yết tại cơ quan thuế, tại hội đồng nhân nhân, chợ; gửi danh sách toàn bộ hộ kinh doanh tại địa bàn tới hội đồng nhân dân và mặt trận tổ quốc quận, huyện thị xã; gửi trực tiếp đến từng hộ kinh doanh danh sách 200 hộ kinh doanh cùng địa bàn, cùng ngành nghề để thực hiện giám sát; công khai toàn bộ tình hình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên toàn quốc trên website ngành Thuế.
Theo bà Lan, mục tiêu của việc thống kê là để đánh giá sự phát triển về lao động, thu nhập trong dân cư, từ đó xác định mức độ đóng góp vào GDP, cơ cấu và sự phân bổ theo địa bàn, ngành nghề của thành phần kinh tế cá thể. Do đó, bất cứ thành phần dân cư nào có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ có phát sinh thu nhập, dù là chỉ đủ nuôi sống bản bản thân và gia đình cũng thuộc diện được tính vào điều tra thống kê.
Trong khi đó, tiêu chí quản lý của cơ quan thuế là những đối tượng thuộc diện chịu thuế theo các luật thuế. Ngoài ra, vì tính hiệu quả trong công tác quản lý thuế, ổn định tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, đặc biệt là trong điều kiện số lượng hộ kinh doanh quá lớn, nhân lực ngành thuế có hạn, thì việc quản lý thuế hiện nay chủ yếu tập trung vào các hộ kinh doanh có tính thường xuyển, ổn định, quy mô lớn và vừa, các hộ kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
“Đối với nhóm hộ kinh doanh quy mô nhỏ, chỉ đủ bù đắp cuộc sống bản thân và gia đình, thì cơ quan thuế còn chưa đưa vào diện quản lý như: cá nhân tại các làng nghề truyền thống; cá nhân làm nghề xây dựng tư nhân; cá nhân kinh doanh không thường xuyên tại chợ tạm, chợ cóc, các khu vực giải tỏa, vỉa hè; cá nhân làm nghề xe ôm, bốc vác, làm thuê trong lúc nông nhàn tại bến xe, bến tàu, đầu đường; cá nhân kinh doanh lưu động trên đường phố như các xe hàng rong, gánh hàng rong; hộ kinh doanh có hoạt động tại nhiều địa điểm trong cùng địa bàn mà cơ quan thuế chỉ đang tính là một hộ kinh doanh; các hộ kinh doanh có tính chất thời vụ tại thời điểm điều tra thống kê; cá nhân làm nghề giúp việc gia đình”, bà Lan nói.
Ngoài ra, việc rà soát số liệu chênh lệch với cơ quan thống kê cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, như thời điểm điều tra thống kê đã qua (thời gian tổng điều tra thống kê là từ năm 2017); có nhiều hộ mới ra kinh doanh nhưng cũng có nhiều hộ đã ngừng hoạt động; có nhiều hộ không tìm thấy tại địa chỉ điều tra thống kê.
Hàng năm đều rà soát trước khi lập bộ thuế khoán
Sau khi loại trừ các nhóm kinh tế cá thể khác tiêu chí quản lý thường xuyên của cơ quan thuế như nêu trên thì số liệu chênh lệch vẫn còn là 581.700 hộ kinh doanh.
“Để xác định chính xác số liệu chênh lệch nêu trên có thực sự là số hộ kinh doanh mà ngành Thuế chưa đưa vào quản lý hay không, thì Tổng cục Thuế đã có văn bản yêu cầu các địa phương nghiêm túc thực hiện việc rà soát tại địa bàn, phối hợp với chính quyền địa phương để phát hiện và đưa vào diện quản lý những hộ kinh doanh còn bỏ sót. Việc rà soát và đưa vào diện quản lý chỉ bao gồm các hộ kinh doanh có địa điểm cố định, thường xuyên. Như vậy, việc rà soát chỉ nhằm mục đích đưa vào diện quản lý thường xuyên để xác định nếu hộ kinh doanh có mức doanh thu trên 100 triệu/năm thì cơ quan thuế mới ra thông báo để yêu cầu nộp thuế”, bà Lan nói.
Cũng theo bà Lan, công tác rà soát này là một trong những công việc thường xuyên của cơ quan thuế, đặc biệt vào những dịp cuối năm dương lịch để chuẩn bị cho mùa lập bộ thuế hộ kinh doanh của năm tiếp theo.
“Theo quy định hiện hành tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC và Quy trình quản lý hộ kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định số 2371/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, thì hàng năm cơ quan thuế có trách nhiệm rà soát thường xuyên tại địa bàn để đưa vào diện quản lý và công khai thông tin - bao gồm cả những hộ kinh doanh chưa đến mức nộp thuế. Việc thực hiện công khai thông tin hộ khoán thuộc diện quản lý thuế nhằm mục đích tăng cường khả năng giám sát của người dân, các hộ kinh doanh cùng địa bàn, chính quyền địa phương, qua đó hạn chế tối đa sự thỏa thuận ngầm (nếu có) giữa cán bộ thuế và hộ kinh doanh”, bà Lan nói.
Bà Tạ Thị Phương Lan cũng cho biết, để phục vụ cho công tác chỉ đạo lập bộ thuế hộ kinh doanh năm 2019, trong công tác chỉ đạo thường xuyên, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục có yêu cầu các cơ quan thuế địa phương thực hiện việc rà soát tại địa bàn quản lý, tăng cường công khai thông tin, phối hợp với chính quyền địa phương, hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để đưa vào diện quản lý đối với những hộ lớn, kinh doanh ổn định, thường xuyên, đảm bảo mục tiêu quản lý thuế và chống thất thu.
Ngoài ra, để thực hiện vai trò chỉ đạo và giám sát trong toàn ngành thì Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục tập trung rà soát và nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo có cơ sở dự liệu để thực hiện quản lý hộ kinh doanh theo rủi ro, đồng thời rà soát thông tin công khai trên website ngành Thuế, qua đó phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những cơ quan thuế còn sai phạm trong quy trình cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý và hệ thống thông tin công khai thông tin./.
Nhật Minh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Quốc hội Mỹ xác nhận ông Joe Biden thắng trong cuộc bầu cử tổng thống
- ·Thủ tướng gửi thư động viên Huấn luyện viên Park Hang
- ·Chứng khoán ngày 20/4: Thị trường giằng co quanh mốc tham chiếu, khối ngoại trở lại mua ròng nhẹ
- ·Người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục
- ·Quyết tâm tạo chuyển biến tích cực trong giai đoạn mới
- ·WHO kêu gọi phân phối công bằng vắcxin phòng COVID
- ·Lãi suất liên ngân hàng giảm sâu, riêng kỳ hạn qua đêm giảm 2,2%
- ·Người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục
- ·Tình hình dịch bệnh sáng 26/9: Số bệnh nhân tại châu Á vượt 10 triệu
- ·Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- ·Lương sắp tăng cao nhất trong vòng 8 năm qua
- ·Ðóng phí dịch vụ cho bưu điện, nhưng phải tự liên hệ nhận căn cước công dân
- ·Ngày 20/4: Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ, vàng thế giới biến động trái chiều
- ·Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
- ·Ngày 31/3: Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ theo đà tăng của giá vàng thế giới
- ·Gần 32 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
- ·Tổng thống Mỹ ân xá cho cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·Ngày 16/2: Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới chạm mức thấp nhất trong 9 tuần