会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhan bong da hom nay】Còn nhiều rào cản trong tiếp cận thông tin của báo chí!

【nhan bong da hom nay】Còn nhiều rào cản trong tiếp cận thông tin của báo chí

时间:2024-12-24 01:53:31 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:865次

Đây là nội dung được tập trung trao đổi,ònnhiềuràocảntrongtiếpcậnthôngtincủabáochínhan bong da hom nay thảo luận tại Hội thảo “Quyền tiếp cận thông tin và quyền tự do báo chí của công dân”, do Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC) phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình tổ chức ngày 25/2, tại Hà Nội.

Né tránh cung cấp thông tin cho báo chí

Ông Mai Phan Lợi, Chủ tịch Hội đồng Khoa học MEC cho biết, Dự thảo Luật Báo chí đã được đưa ra lấy ý kiến Quốc hội vào tháng 11/2015 và đang tiếp tục được hoàn chỉnh, bổ sung ý kiến, trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 3/2016 sắp tới.

Tuy nhiên, Dự thảo Luật Báo chí lại được thiết kế thiên về quản lý báo chí chứ không phải quy định trình tự, thủ tục và cơ chế bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân.

“Theo tinh thần của Hiến pháp 2013, Luật Báo chí phải là một đạo luật quy định về trình tự, thủ tục và cơ chế bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân. Tuy nhiên, Dự thảo Luật đang thiếu những điều này mà quá chi tiết về thủ tục, điều kiện cấp phép hoạt động của báo chí, các thủ tục quản lý khác…”, ông Lợi nhấn mạnh.

Trong khi đó, theo các nghiên cứu do Trung tâm Truyền thông và phát triển (RED) và MEC tiến hành từ năm 2011, 2012, 2013 cho thấy chỉ có 25% các kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của công dân thông qua báo chí được cơ quan nhà nước trả lời đúng hạn. Trong số được trả lời cũng chỉ có ¼ là thông tin có kết quả giải quyết và ¾ là thông tin vỏ, mang tính hứa hẹn chung chung.

Lý giải về tình trạng nhà báo thường xuyên bị cơ quan nhà nước từ chối tiếp cận thông tin, ông Nguyễn Đức Hiển, Tổng Thư ký Tòa soạn Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trước hết, do quy chế người phát ngôn bị lợi dụng để né tránh cung cấp thông tin.

Theo ông Hiển, nếu trước đây nhà báo có thể tìm thông tin từ nhiều bộ phận, phòng ban trong một cơ quan thì nay theo Quy chế phát ngôn (ban hành năm 2007 và sửa đổi năm 2013) thì chỉ còn một đầu mối là người phát ngôn hoặc lãnh đạo cơ quan. Vì vậy thông tin thường xuyên bị cung cấp trễ, bởi người phát ngôn luôn phải xin chủ trương trước khi cung cấp thông tin cho báo chí. Nhiều trường hợp né tránh bằng cách viện cớ người phát ngôn đi công tác, ốm đau…

“Quy chế người phát ngôn, vốn nhằm mục tiêu thúc đẩy trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước đối với báo chí, đã vô tình bị nhiều đơn vị biến thành rào cản để từ chối cung cấp thông tin”, ông Hiển nói.

Bên cạnh đó, do quy định của luật chưa rõ ràng. Cụ thể, Khoản 2, Điều 4 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí quy định: Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay ý kiến ban đầu của cơ quan hành chính thì người phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 1 ngày, kể từ khi vụ việc xảy ra.

Tuy nhiên, trên thực tế rất ít cơ quan thực hiện, và nội hàm của quy định này không nêu rõ thế nào là đột xuất bất thường nên đa số các cơ quan né tránh, với lý do chờ bàn bạc thống nhất quan điểm.

luật báo chí
Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Diệu Thiện

Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hùng, Hàm Vụ trưởng Vụ Báo chí Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, nếu các cơ quan nhà nước “chậm chân” hoặc không chủ động cung cấp thông tin thì việc định hướng tư tưởng, nhận thức cho đối tượng tiếp nhận thông tin đã bị lực lượng truyền thông đi trước chi phối. Trong một số trường hợp cụ thể nếu không chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí, truyền thông còn dẫn đến khủng hoảng thông tin, hệ lụy khó lường.

“Chủ động cung cấp thông tin cho báo chí nghĩa là các cơ quan nhà nước đã chiếm lĩnh được trận địa truyền thông một cách vượt trước, nhanh nhất và khẳng định tính chân xác, chính thống của nguồn tin mà mình cung cấp”, ông Hùng khuyến nghị.

Cần thực hiện nghiêm cơ chế bảo vệ nhà báo tác nghiệp

Theo các kết quả khảo sát do RED và MEC tiến hành cho thấy, trên 80% các nhà báo thường xuyên bị cản trở tác nghiệp, mức cản trở phổ biến nhất là bị né tránh cung cấp thông tin, cao hơn là bị đe dọa, hành hung, hủy hoại các phương tiện tác nghiệp…

Ông Hà Đức Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình cho rằng, sở dĩ tình trạng cản trở, hành hung, phá hoại phương tiện tác nghiệp của nhà báo diễn ra phức tạp, kéo dài là do ba cơ chế giải pháp chính để bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo là hình sự, hành chính và dân sự đều ít có hiệu lực, hiệu quả.

Theo ông Nam, từ Luật Báo chí sửa đổi 1999 đến nay Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, như Nghị định 31, 56, 02 và mới nhất là Nghị định 159/2013/NĐ-CP đều có chế tài xử phạt các đối tượng đe dọa, cản trở, hành hung nhà báo với các mức phạt cao nhất lên đến 60 triệu đồng.

Tuy nhiên, suốt 15 năm qua các cơ quan quản lý nhà nước các cấp chỉ xử phạt được 3 trường hợp cản trở nhà báo vào năm 2012 (một trường hợp ở Đắc Lắk và 2 trường hợp ở Cần Thơ). Trong khi đó, số nhà báo, cơ quan báo chí bị xử phạt vi phạm hành chính hàng năm lại rất nhiều, mỗi năm cả tỷ đồng tiền phạt.

Bình luận trước thực trạng này, ông Nguyễn Minh Thuyết, Nguyên Đại biểu Quốc hội, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Thanh thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội cho rằng, hiện nay, ở nhiều nơi, trong nhiều trường hợp, các quy định của Luật Báo chí đã không được thực hiện nghiêm, khiến cho nhiều vụ việc nhà báo bị cản trở tác nghiệp, thậm chí bị hành hung, đe dọa… gây bức xúc lớn trong dư luận.

Để giải quyết tình trạng này, theo ông Thuyết, cần thành lập một cơ quan giám sát riêng, độc lập với các cơ quan hành chính để giám sát việc thực hiện các quy định liên quan đến quyền tiếp cận thông tin và xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí.

“Nếu Luật vẫn giao cho các cơ quan hành chính nhà nước các quyền giám sát, xử phạt trong lĩnh vực báo chí thì rõ ràng sẽ rơi vào tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, dẫn đến hiếm thấy các trường hợp bị xử lý khi vi phạm các quy định trong lĩnh vực báo chí”, ông Thuyết nhấn mạnh.

“Cũng như tình trạng phổ biến của quá trình thực thi pháp luật ở Việt Nam, các quy phạm về pháp luật công khai, minh bạch thông tin cũng bị đặt trước thách thức “nói đi đôi với làm”. Chỉ cần luật hóa các quy định sẵn có về công khai, minh bạch thông tin và sau đó giám sát việc thực thi thật nghiêm túc thì tình hình tiếp cận thông tin đã cải thiện nhiều lần”, ông Mai Phan Lợi nói./.

Thiện Trần

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Doanh nghiệp là trung tâm, công nghệ là chìa khóa phát triển nông nghiệp
  • Thợ may, lao động tự do thành "nhà đầu tư" có 750 tỷ đồng trong vụ FLC
  • "Cuỗm" hơn 1,2 cây vàng khi đến nhà người quen xin quần áo cũ
  • Túi quà màu xanh đựng 200.000 USD tại phòng của cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh
  • Thủ tướng: Phải chuyển hướng tăng trưởng theo hướng xanh, chất lượng
  • Tuyên án vụ bé 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trong xe đưa đón ở Thái Bình
  • Án chung thân cho gã chồng dùng dao cắt cổ vợ tử vong
  • Cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận khai gì khi gây thiệt hại hơn 308 tỷ đồng
推荐内容
  • Thói quen giúp bà mẹ U80 trông trẻ hơn cả chục tuổi
  • Bà Trương Mỹ Lan nói về số tài sản đưa vào bồi thường trong vụ án
  • Sắp xử phúc thẩm xem xét kháng cáo kêu oan của cựu Cục phó Trần Hùng
  • Thủ đoạn "xoay vòng" tiền bán trái phiếu để chiếm đoạt của Tân Hoàng Minh
  • Vụ nổ hầm cầu ở Bình Dương: Một bệnh nhân nguy kịch, tiên lượng xấu
  • Nhóm công an giả lên "kịch bản" còng tay, trùm đầu tài xế Grab để cướp