【kết quả cúp bóng đá ý】Lo toan kế hoạch tài chính cho 2017
Nhu cầu lớn
Vốn luôn là điều kiện tiên quyết cho mọi quyết định kinh doanh,ếhoạchtàichíkết quả cúp bóng đá ý mở rộng sản xuất, thị trường. Vì thế, các DN đều đang tìm đủ cách để tìm thêm nguồn vốn giúp nâng cao năng lực sản xuất. Hiện có nhiều phương thức để tăng vốn như huy động cổ đông, vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu… Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có thể dễ dàng thực hiện. Bà Trịnh Tú Anh, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và thương mại An Đô (DN sản xuất, XNK thiết bị nông nghiệp) cho biết, DN luôn có nhu cầu về nguồn vốn lớn do nhu cầu mở rộng thị trường. Hiện DN có đến 80% nguồn vốn là đi vay, nhưng không thể vay được 100% từ nguồn ngân hàng mà phải huy động từ các nguồn lực bên ngoài, như vay bạn bè, người thân, thậm chí là vay của các tổ chức tài chính với lãi suất cao. Vì thế, chuẩn bị bước sang một năm kinh doanh mới, DN lại “đau đầu” với việc tìm nguồn vốn mới.
Cũng ở hoàn cảnh tương tự, đại diện Công ty Cổ phần Kim khí Thăng Long chia sẻ, hầu hết nguồn vốn của DN là vốn tự có, phải huy động từ bạn bè, người thân, bởi vay vốn ngân hàng vẫn khó tiếp cận. 2017 là năm kinh tế được dự báo phát triển mạnh với nhiều cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do nên DN muốn đầu tư phát triển công nghệ, nếu không thay đổi thì DN sẽ không thể đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên, nguồn vốn là cái chính yếu thì DN đang rất thiếu. “DN đang có kế hoạch mở rộng cung ứng hàng hóa cho các hãng ô tô tên tuổi lớn, nhưng các hãng này có yêu cầu chất lượng rất cao. Do đó, DN đang cần nguồn vốn khoảng 20 triệu USD để đổi mới công nghệ”, đại diện Công ty chia sẻ.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến 28-11, tăng trưởng tín dụng đã đạt 14,57% so với cuối năm 2015. Điều này có được là nhờ các ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay, hạ lãi suất về mức hợp lý, đặc biệt là thông qua chương trình kết nối ngân hàng - DN. Tuy nhiên, vẫn còn không ít DN chưa tiếp cận được nguồn vốn, do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Chủ động tìm phương thức mới
Do năm 2016 có một số ngành XK không đạt được như kỳ vọng, vì thế, việc tiếp cận nguồn vốn sẽ gặp nhiều khó khăn, các DN phải tự nỗ lực, tìm cách thay đổi để hy vọng một năm kinh doanh khởi sắc hơn.
Công ty V. đang phải gánh chịu những khoản lỗ lên tới hàng tỷ đồng, kế hoạch tài chính cho 2017 của DN cũng dự định sẽ tiếp tục báo lỗ, chỉ là con số phải cố gắng giảm dần so với năm trước. Để làm được điều này, đại diện DN cho biết, với việc kinh doanh thua lỗ nên nguồn vốn 100% tự có, không thể đi vay ngân hàng. Vì thế, Công ty đã phải lập kế hoạch tiết giảm chi phí hoạt động, cơ cấu lại danh mục kinh doanh; dành nhiều nguồn tài chính và nhân lực cho lĩnh vực hậu cần, dịch vụ hỗ trợ XNK… bởi đây là những dịch vụ có nhiều cơ hội phát triển hơn, chi phí đầu tư không nhiều mà thu hồi vốn nhanh.
Trên thực tế, đây là cách làm của nhiều DN trong bối cảnh hiện nay. Tiêu biểu như Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (Capi) sẽ chào bán 28,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá bán dự kiến là 576 tỷ đồng. Kế hoạch này nhằm bổ sung vốn hoạt động đầu tư vào Công ty TNHH MTV Capi miền Bắc sẽ đi vào hoạt động trong năm 2017 với tổng giá trị đầu tư 95 tỷ đồng và bổ sung nguồn vốn lưu động cho hoạt động của công ty trong năm tới là 481 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, DN không nên quá kỳ vọng, thậm chí là “dựa dẫm” vào nguồn vốn ngân hàng mà nên tìm ra các phương thức huy động vốn mới. Trong đó có các phương pháp khá hiệu quả như mua bán và sáp nhập (M&A), tăng vốn nhờ thị trường chứng khoán, tăng vốn nhờ cổ phần hóa… Tuy nhiên, với 97% số lượng DN nhỏ và vừa (DNNVV), những phương pháp trên vẫn ở diện “bất khả thi”.
Trong cuộc gặp gỡ các DN nhỏ và vừa cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gợi mở một số chương trình hành động để các DN trao đổi và thực hiện. Trong đó, Thủ tướng cho rằng DN nên tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng và phân phối toàn cầu. Bởi hiện nay, chỉ có khoảng 21% DNNVV của Việt Nam liên kết được với chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi ở Thái Lan là 30%, Malaysia là 46%. “Mặc dù những cái bắt tay giữa DNNVV Việt Nam và tập đoàn đa quốc gia có thể ví như cuộc chơi của người bé nhỏ với gã khổng lồ nhưng đó chính là con đường ngắn nhất, tốt nhất để DN lớn nhanh và ghi tên mình vào chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng và phân phối toàn cầu”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Có thể thấy, bước sang năm 2017, DN có nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối diện với nhiều thách thức hơn. Vì thế, việc tiếp cận được nguồn tài chính hợp lý sẽ giúp những bước tiến của DN được xa và bền vững hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là DN tiếp cận ở đâu và như thế nào? Câu hỏi này không chỉ cần sự trả lời từ bản thân DN mà cần nhiều hỗ trợ từ các cơ quan chức năng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT từ việc cải cách thủ tục hành chính
- ·Thành lập 6 đoàn thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại 12 tỉnh, thành phố
- ·Giá hồ tiêu thấp nhất trong 5 năm
- ·Xuất khẩu hàng rau, quả 9 tháng qua ước đạt 2,64 tỷ USD
- ·Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển, nhiều DN chuyển hướng đầu tư KHCN
- ·Chuyện làm nông ở xã nông thôn mới
- ·Bung hàng tết sớm
- ·Quản lý chăn nuôi cá sấu trong mùa lũ
- ·Bé trai rơi từ lầu 20 xuống lầu 6 tử vong
- ·Tập đoàn Viettel nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ·Đáp án môn Lý tất cả các mã đề THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·5 tháng, Việt Nam nhập siêu 2,7 tỷ USD
- ·Niên vụ mía 2017
- ·Tất bật thả cá đầu vụ
- ·Phát hiện thêm 'chìa khóa' giúp tiêu diệt virus corona chủng mới
- ·Tập trung các nguồn lực tạo bứt phá mới
- ·Nông sản vào vụ tết
- ·Bắt giữ và tiêu hủy 2.500 con vịt giống nhập lậu từ Trung Quốc
- ·Hàng trăm biển số xe ‘công nghệ mới’ phải đổi biển do tróc sơn phản quang
- ·Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo phương án giá điện trước 25