【bxh azerbaijan】Khó xử lý hàng tồn đọng
Theo Hải quan một số địa phương, thời gian qua cơ quan Hải quan gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thông tin từ hãng tàu và DN kinh doanh cảng cung cấp để làm cơ sở quản lý hàng hóa, cũng như các bản lược khai không thể hiện cụ thể tên, chủng loại hàng hóa. Khó khăn khác là do việc xử lý hàng hóa tồn đọng chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan chức năng. Pháp luật hiện hành chưa quy trách nhiệm của các hãng tàu, đại lý vận tải trong việc khắc phục hậu quả khi vận chuyển các lô hàng tạm nhập vi phạm pháp luật vào lãnh thổ Việt Nam. Không những thế, chế tài xử lý đối với chủ của các lô hàng quá thời hạn làm thủ tục hải quan còn quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe; kinh phí phục vụ công tác kiểm tra, soi chiếu, khám xét, tiêu hủy còn thiếu; thủ tục soi chiếu, tiêu hủy phức tạp, tốn kém... Đặc biệt, chi phí lưu container, lưu bãi khoảng 300 triệu đồng/container, cao hơn gấp nhiều lần so với trị giá hàng hóa khoảng 10-20 triệu đồng/container nên rất khó khăn trong công tác giải quyết, xử lý hàng tồn đọng.
Trước tình trạng hàng hóa tồn đọng tại cảng biển liên tục gia tăng, Tổng cục Hải quan đã đưa ra giải pháp mang tính cấp bách như xây dựng và triển khai ngay một số kế hoạch, chuyên đề lớn liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển để triển khai thực hiện trong toàn Ngành. Đến nay, cơ quan Hải quan đã cơ bản hoàn thành việc rà soát, thống kê được số lượng hàng hóa tồn đọng, tổ chức kiểm tra, khám xét được hàng ngàn container hàng có nghi vấn và vẫn đang tiếp tục xử lý. Thông qua thực hiện các kế hoạch, kết quả đấu tranh các chuyên án, kết quả bắt giữ, xử lý các vụ việc đã phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý hoạt động thương mại nói chung và lĩnh vực quản lý hàng hóa tạm nhập, tái xuất nói riêng. Kịp thời tham mưu cho Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, Chính phủ sửa đổi những sơ hở về cơ chế, chính sách, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, hoạch định chính sách vĩ mô.
Để giải quyết hàng đang tồn đọng, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh, thành phố xử lý đối với từng loại hàng hóa cụ thể. Đơn cử như hàng hóa tồn đọng là dây chuyền, thiết bị, máy móc xử lý theo hướng đề nghị các DN hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng, trường hợp chưa hoàn thành thủ tục hải quan thì yêu cầu DN có kế hoạch đưa hàng về bảo quản nguyên trạng tại kho, chờ giải quyết sau; hàng hóa là cao su, lốp cao su và các mặt hàng khác có người nhận tại Việt Nam nhưng không xuất trình được giấy phép của Bộ Công Thương thì bị phạt tiền, buộc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ, trường hợp không chấp hành xử lý theo quy định của pháp luật…
Tổng cục Hải quan đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại theo hướng đảm bảo cho việc quản lý và thực hiện hoạt động tạm nhập, tái xuất đúng với thông lệ quốc tế và bản chất của nó; phân biệt rõ giữa tạm nhập, tái xuất với loại hình kinh doanh dịch vụ chuyển cửa khẩu nhằm hạn chế tận gốc các sai phạm, sơ hở bị lợi dụng để buôn lậu. Sửa đổi, bổ sung các Nghị định về xử phạt vi phạm theo hướng tăng nặng mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất như: Hành vi tự ý tiêu thụ nội địa hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất; chậm thanh khoản tờ khai tạm nhập tái xuất; tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu không đúng quy định; khai báo không đúng tên hàng, số lượng hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng nắm bắt các thông tin thay đổi trong chính sách biên mậu của Trung quốc để đưa ra những khuyến cáo cho các DN xuất nhập khẩu những thông tin để kịp thời điều chỉnh tránh tình trạng hàng hóa ùn tắc tại cửa khẩu, gây thiệt hại về kinh tế, tạo cơ hội cho hàng thẩm lậu vào nội địa. Hơn nữa, các lực lượng chức năng cần tăng cường công tác phối hợp, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý đối với các lô hàng tồn đọng.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, lực lượng Hải quan sẽ kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ các loại hình kinh doanh có nguy cơ gây nên tình trạng tồn đọng hàng hóa. Trong đó, kiểm tra chặt chẽ các mặt hàng như: Phế liệu; cao su, lốp cao su đã qua sử dụng; quần áo đã qua sử dụng; thiết bị điện đã qua sử dụng, thiết bị điện tử đã qua sử dụng, thực phẩm đông lạnh; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, số lượng hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển khoảng 5.450 container và 1.323 kiện. Trong đó phân bố tại các khu vực cảng: Hải Phòng có 5.060 container; Quảng Ninh có 52 container; Đà Nẵng có 99 container; Hồ Chí Minh có 177 container, 1.323 kiện; Bà Rịa-Vũng Tàu có 10 container; Quảng Ngãi có 52 container. Hàng hóa tồn đọng chủ yếu thuộc loại hình XNK như tạm nhập, tái xuất, nhập máy móc thiết bị tạo tài sản cố định, nhập kinh doanh. Mặt hàng tồn đọng bao gồm: Cao su, lốp cao su đã qua sử dụng; quần áo đã qua sử dụng; phế liệu; thiết bị điện đã qua sử dụng; hàng điện tử đã qua sử dụng, thực phẩm đông lạnh, máy móc, dây chuyền thiết bị... |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Điều chỉnh, bổ sung điểm đấu nối vào các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh
- ·Hà Nội: Hơn 120.000 doanh nghiệp đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử
- ·Quốc hội phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam
- ·Thịt heo giá rẻ hơn rau bán tràn lan trên mạng
- ·Thực hiện 'đa mục tiêu' trong năm 2022
- ·Cụ thể, liên quan đến việc vận hành phát điện tích nước của dự án thủy điện Thượng Nhật, tỉnh Thừa
- ·Cần có cơ chế thúc đẩy liên kết chuỗi trong ngành dệt may
- ·Ford Motor 'bắt tay' GE Health sản xuất 50.000 máy thở ứng phó với Covid
- ·Thủ tướng yêu cầu các địa phương không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc
- ·Chuyện chưa biết về những 10X giành học bổng ‘khủng’ của Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính VinUni
- ·Xuất khẩu dệt may năm 2020 giảm sau nhiều năm tăng trưởng liên tiếp
- ·Tin tức dịch Covid
- ·Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019: Địa phương nào dẫn đầu bảng xếp hạng?
- ·Khuyến khích đầu tư phát triển chợ hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm
- ·Chính phủ yêu cầu sớm khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía bắc
- ·Bước đầu xác định được nguồn lây Covid
- ·Khoảng cách lớn giữa chính sách và thực tiễn
- ·Kiểm soát lạm phát dưới 4%
- ·Đề suất sửa đổi quy định để thúc đẩy công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô
- ·Cửa hàng kinh doanh không thiết yếu được mở cửa nhưng sẽ theo khung giờ