【tỷ lệ cá cược bóng đá ngày hôm nay】Du lịch chưa phát huy hết lợi thế của vùng đất di sản văn hóa
');this.closest('table').remove();"> |
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu phát biểu khai mạc hội nghị |
Trong thời gian 1 ngày, hội nghị dành phần lớn thời gian để bàn và cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; một số nội dung cơ bản liên quan đến Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương.
UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì, điều hành hội nghị.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định, với ý nghĩa quan trọng là năm bản lề, sáu tháng đầu năm 2023, tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều chủ trương, chính sách; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành quyết liệt nên tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 6,51%; du lịch, dịch vụ từng bước phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại; sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện, các lĩnh vực lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản tiếp tục phát triển. Chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững được triển khai tích cực, quyết liệt và đạt kết quả tốt.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 13.500 tỷ đồng. Thu ngân sách đạt 4.950 tỷ đồng, bằng 49,9% dự toán. Các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ đạt nhiều kết quả quan trọng. Cải cách hành chính, chuyển đổi số có nhiều chuyển biến tích cực, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nằm trong tốp dẫn đầu cả nước.
Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại được triển khai theo đúng kế hoạch. Hoạt động của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp có nhiều đổi mới, chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên, dân chủ được mở rộng, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy vậy, nhìn lại 6 tháng và nửa nhiệm kỳ qua, chúng ta cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Đó là, kinh tế tăng trưởng khá song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa có sự đột phá so với các địa phương trong khu vực. Một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng như: Tổng sản phẩm trong tỉnh, GRDP bình quân đầu người khả năng khó đạt Nghị quyết Đại hội; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm.
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng thời gian lưu trú của du khách còn thấp và chưa phát huy hết lợi thế của vùng đất di sản văn hóa. Việc huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và trùng tu di sản còn khó khăn; thu hút đầu tư nước ngoài chưa đạt được như kỳ vọng. Công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các công trình, dự án trọng điểm.
Công tác phối hợp giữa một số sở, ngành, địa phương chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Trình độ, năng lực thực thi công vụ của một số cán bộ, công chức có mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; còn tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, giữ “an toàn”. Việc phối hợp trong thực hiện một số phong trào thi đua, các cuộc vận động của Mặt trận và các đoàn thể chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Công tác kết nạp đảng viên mới vẫn còn khó khăn…
Tại hội nghị, đề nghị lãnh đạo các sở, ban, ngành bám sát các báo cáo, tờ trình của Ban Thường vụ và tình hình thực tiễn của các ngành, địa phương, đơn vị để phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được; tập trung phân tích sâu hơn những nguyên nhân của hạn chế, từ đó, đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế, tạo cơ hội để bứt phá trong nửa cuối nhiệm kỳ; quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 và mục tiêu xây dựng, phát triển tỉnh thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 15/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xác định vai trò rất quan trọng của quy hoạch tỉnh là một trong những động lực cho tăng trưởng, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, toàn diện và bền vững trong tương lai; là cơ sở để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 26 khóa 13 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra.
Để chuẩn bị chu đáo nội dung, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch, báo cáo phương án quy hoạch, tổ chức hội nghị lấy ý kiến các sở, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tổ chức công bố công khai lấy ý kiến cộng đồng dân cư và gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, các địa phương trong Vùng gắn với tiếp thu và giải trình đầy đủ các nội dung tham gia góp ý; trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đã được tiếp thu, hoàn thiện để trình hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần này.
Để thảo luận có chất lượng, đồng thời có căn cứ để hoàn thiện, thực hiện các bước tiếp theo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị các đại biểu từ thực tiễn tình hình địa phương, ngành mình, cho ý kiến tập trung vào các định hướng lớn được Ban cán sự Đảng UBND tỉnh nêu trong báo cáo và trong Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Trọng tâm là, bám sát các định hướng đã được đề ra trong Nghị quyết 54, Nghị quyết 06 và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị khóa 13; về các kịch bản phát triển kinh tế với mô hình tăng trưởng theo hướng đổi mới sáng tạo, trọng tâm phát triển dựa vào ngành dịch vụ; đồng thời, chú trọng các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên để thúc đẩy kinh tế phát triển; về mục tiêu, các chỉ tiêu chính phát triển tỉnh; về các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá; về nội dung chính từng phương án cụ thể phát triển tỉnh; về danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên và nguồn lực, các giải pháp để thực hiện quy hoạch.
Về một số nội dung cơ bản liên quan Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, tại hội nghị lần thứ 10, Tỉnh ủy đã cho ý kiến và kết luận về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện và lấy ý kiến các cơ quan liên quan, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh điều chỉnh một số phương án trong Đề án để phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp nghe Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo các nội dung điều chỉnh liên quan và chỉ đạo tiếp thu các ý kiến tham giađể hoàn thiện nội dung trình Tỉnh ủy.
Để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và triển khai các bước tiếp theo, Ban Thường vụ đề nghị Tỉnh ủy nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến về 2 phương án thành lập các đơn vị hành chính; về tên gọi của Thành phố trực thuộc Trung ương và tên gọi của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; về tiến độ, lộ trình triển khai thực hiện Đề án để bảo đảm theo đúng quy trình, quy định.
Về Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 và Báo cáo công khai quyết toán tài chính Đảng năm 2022, đề nghị các đại biểu tham gia phát biểu ý kiến tại tổ, hội trường hoặc tham gia trực tiếp vào văn bản và gửi lại Văn phòng Tỉnh ủy để nghiên cứu tiếp thu bổ sung, hoàn chỉnh, báo cáo Trung ương theo quy định.
');this.closest('table').remove();"> |
Đại biểu tham dự hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 12 |
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh, nhiệm vụ còn lại của 6 tháng cuối năm 2023 và nửa cuối nhiệm kỳ 2020 - 2025 rất nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đổi mới tư duy, năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành. Ban Thường vụ đề nghị Tỉnh ủy phát huy dân chủ, trí tuệ, tập trung thảo luận, cho ý kiến để hội nghị thành công tốt đẹp.
Sau phát biểu khai mạc của Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương triển khai Tờ trình tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; một số nội dung cơ bản liên quan đến Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Chí Tài quán triệt nội dung một số văn bản mới của Trung ương.
Trước khi kết thúc phiên khai mạc buổi sáng, hội nghị tập trung thảo luận những nội dung đã được triển khai. Buổi chiều, hội nghị tiếp tục phần thảo luận, họp Ban Thường vụ và bế mạc.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tăng cường quản lý thuế đối với thương mại điện tử
- ·Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Phước ước đạt 8,7%
- ·Ông Đỗ Văn Chiến tiếp tục giữ chức Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
- ·Hỗ trợ xoay vòng vốn hơn 6 tỷ đồng giúp hội viên phát triển kinh tế
- ·Cần lên phương án ứng phó kịp thời, tránh để tình trạng người dân thiếu đói do bị chia cắt bởi mưa l
- ·Đồng Xoài xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2025
- ·Cơ hội để lắng nghe
- ·Kịp thời giải đáp những kiến nghị, vướng mắc cho người lao động
- ·Mỹ, Anh, và EU ký Công ước khung về trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới
- ·Các nhà máy chế biến mủ chú trọng tái sử dụng nước thải
- ·Du học Nhật Bản nên học ngành gì dễ xin việc sau này?
- ·Trường Cao đẳng Bình Phước kỷ niệm 5 năm sáp nhập
- ·Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng giao thông
- ·Chống lãng phí
- ·Giá vàng trong nước đứng yên, vàng thế giới tiếp tục lao dốc
- ·Trường tiểu học Mỹ Phước: Giữ vững các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia
- ·Huấn luyện kỹ năng chữa cháy, thoát nạn cho người dân
- ·Đại đội trưởng năng động
- ·Thu hút đầu tư chế biến và bảo quản nông sản
- ·Hệ lụy từ du lịch tự phát