【bảng xếp hạng 2 la liga】Hoàn thiện hành lang pháp lý để ngành công nghiệp hỗ trợ “cất cánh”
Theànthiệnhànhlangpháplýđểngànhcôngnghiệphỗtrợcấtcábảng xếp hạng 2 la ligao đánh giá của các doanh nghiệp, trong hai năm gần đây Việt Nam đã có những bước tiến về phát triển hành lang pháp lý cho công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Đây có thể được xem là văn bản chính sách toàn diện đầu tiên về chủ trương phát triển ngành CNHT. Gần đây, Nghị định 57/2021/NĐ-CP được ban hành giúp tháo gỡ vướng mắc về vấn đề ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp có dự án sản xuất sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển thành lập trước năm 2015. Nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý cho CNHT dần có hiệu ứng tích cực đến tâm lý và quyết định đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh các sản phẩm CNHT, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, qua đó góp phần thúc đẩy ngành CNHT trong nước.
Hai năm gần đây Việt Nam đã có những bước tiến về phát triển hành lang pháp lý cho công nghiệp hỗ trợ |
Tuy nhiên, một số quy định vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định trong quá trình triển khai, đặt ra yêu cầu cần sửa đổi để phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật về đầu tư, thuế và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, gần đây Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 111 để lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức và cá nhân, theo yêu cầu của Nghị quyết 115.
Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn cho các doanh nghiệp CNHT, cũng như tham mưu chính sách phát triển ngành CNHT, bà Vũ Thu Ngà - Phó Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam có đề xuất một số điểm nên được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định sửa đổi Nghị định 111.
Theo bà Vũ Thu Ngà, Nghị định 111 sửa đổi cần quy định rõ hoạt động gia công sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển thuộc danh mục cũng được áp dụng ưu đãi. Lý do, trong quá trình tư vấn, Deloitte Việt Nam nhận thấy nhiều doanh nghiệp gia công đang hiểu Nghị định 111 chỉ áp dụng ưu đãi đối với hoạt động sản xuất, nên gặp nhiều khó khăn trong việc xin xác nhận và áp dụng ưu đãi. Thêm vào đó, Nghị định 111 sửa đổi cũng cần rà soát, đánh giá lại chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị để bổ sung các sản phẩm CNHT mới vào danh mục cần được ưu tiên phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế.
Một vấn đề thứ ba rất quan trọng là một số quy định tại Nghị định cần được sửa đổi theo hướng thống nhất với các quy định về đầu tư và thuế. Chẳng hạn, về đối tượng ưu đãi, nên sửa đổi, làm rõ tiêu chí “dự án đầu tư mở rộng với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%” đảm bảo phù hợp với quy định tại luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài các đề xuất trên, bà Vũ Thu Ngà cho rằng, Nghị định 111 sửa đổi cần xem xét bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp như hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ bảo vệ môi trường, hỗ trợ về pháp lý, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng. Bên cạnh đó cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều kiện ưu đãi mang tính chọn lọc hơn để thu hút các dự án CNHT có chất lượng và hiệu quả, đảm bảo mục tiêu phát triển “xanh” và “sạch” của Chính phủ. Ví dụ: tiềm năng xuất khẩu, ứng dụng quy trình sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến, chất lượng nguồn nhân lực...
“Thay đổi chính sách theo định hướng trên sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp CNHT đổi mới sáng tạo, tiếp cận nguồn vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chuỗi cung ứng đang được thiết kế lại do hậu quả đại dịch Covid-19”- bà Ngà nêu ý kiến.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, trên thực tế các yêu cầu chặt chẽ hơn về công nghệ, quy trình sản xuất, chất lượng lao động… để được thụ hưởng ưu đãi CNHT cũng sẽ đem đến nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động rà soát các điều kiện hiện tại để đánh giá khả năng hưởng ưu đãi theo diện CNHT, có kế hoạch hành động để hoàn thiện các điều kiện nhằm gia tăng khả năng đáp ứng. Đồng thời, doanh nghiệp cần nghiên cứu các thay đổi về chính sách, xem xét ảnh hưởng đến cơ hội hưởng ưu đãi CNHT của doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp cần thiết, có chiến lược áp dụng ưu đãi CNHT phù hợp. Đặc biệt, các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn áp dụng và kiến nghị chính sách tương ứng cũng cần được phản ánh, đề xuất tới Bộ Công Thương và các hiệp hội doanh nghiệp để chính sách phát triển ngành CNHT được sửa đổi, bổ sung kịp thời và có tính thực tiễn cao.
(责任编辑:La liga)
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Độc lạ đường hầm đất sét ở Đà Lạt
- ·T&T Group hợp tác chiến lược với công ty đa ngành của UAE
- ·Đại biểu Quốc hội kiến nghị cho Big 4 ngân hàng chủ động tăng vốn điều lệ
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Lương bao nhiêu thì phải trả qua tài khoản ngân hàng?
- ·Ai đổ tiền nhiều nhất vào startup Việt tại Shark Tank Việt Nam?
- ·Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 – 'điểm sáng' xây dựng công nghiệp năng lượng
- ·Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
- ·TP.HCM tính giá đất mới, nhiều đường lần đầu xuất hiện giá vài trăm triệu/m2
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Sẽ không cấm nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu riêng lẻ
- ·Sẽ không cấm nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu riêng lẻ
- ·Giá vàng hôm nay 31/10: Tiếp tục bùng nổ, leo lên đỉnh mới
- ·Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- ·Cam sành rớt giá thảm chỉ còn 2.000 đồng/kg, nông dân gánh lỗ trăm triệu đồng
- ·Có được cho người khác dùng tài khoản ngân hàng của mình?
- ·Doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lãi đậm
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·Giá vàng nhẫn lại cao nhất lịch sử, lần đầu tiên vượt mặt vàng miếng SJC