【số liệu thống kê về man city gặp nottingham forest】Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay: Tạo nguồn thu, tăng khả năng trả nợ
tăng khả năng trả nợ cũng như tạo niềm tin và sự tín nhiệm đối với các chủ thể cung ứng vốn trên thị trường” - Bà Lê Thị Mai Liên,ảnlývàsửdụnghiệuquảvốnvayTạonguồnthutăngkhảnăngtrảnợsố liệu thống kê về man city gặp nottingham forest Trưởng ban Chính sách Tài chính công, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) chia sẻ với phóng viên TBTCVN về vấn đề an toàn nợ công.
* PV: Thưa bà, hiện có nhiều lo ngại về chỉ số nợ công của Việt Nam đã chạm ngưỡng an toàn. Là một chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, bà nghĩ sao về điều này?
- Bà Lê Thị Mai Liên:Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khóa XIII thì đến thời điểm cuối năm 2015, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam khoảng 62,2%, nợ Chính phủ/GDP là 50,3% và nợ nước ngoài của quốc gia/GDP là 43,1%, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ở mức 16,0% tổng thu NSNN.
Như vậy đối chiếu với các mục tiêu về quản lý nợ công và giới hạn nợ được Quốc hội thông qua thì nợ chính phủ vượt giới hạn quy định, còn dư nợ công vẫn trong giới hạn Quốc hội quy định là không quá 65% GDP. Sở dĩ dư nợ chính phủ vượt giới hạn quy định 0,3% GDP là do bổ sung 30 nghìn tỷ đồng kế hoạch giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài và do quy mô GDP thực tế năm 2015 giảm lớn so với số dự báo và báo cáo Quốc hội thời điểm tháng 10/2015 là 291,1 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ công/GDP hiện vẫn trong giới hạn quy định nhưng cũng gần sát ngưỡng giới hạn. Tôi cho rằng quy định giới hạn về tỷ lệ nợ công/GDP là chỉ tiêu quan trọng và cần thiết trong quản lý và giám sát nợ công nhưng giới hạn này không phản ánh được hết những đòi hỏi về an toàn nợ công. Thực tế cho thấy nhiều nước trên thế giới có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhưng vẫn chưa rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và đến nay vẫn được đánh giá an toàn, điển hình như Nhật Bản 229,2% (2015), Hoa Kỳ 93,6% (2015), Anh 88,6% (2015), Singapore 92,7% (2015), Malaysia 66,4% (2015),... trong khi một số nước khác như Argentina, Uruguay, Costa Rica, Brazil, Chile,... nợ công/GDP thấp hơn nhiều nhưng lại vỡ nợ.
Do vậy cơ sở đánh giá nợ công an toàn không phản ánh toàn diện qua tỷ lệ nợ công/GDP mà còn thể hiện qua nhiều yếu tố khác như cơ cấu và danh mục nợ công, thời hạn vay nợ, chi phí đi vay, hệ số sử dụng vốn vay, cán cân thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại hối, tổng tài sản,... Trong đó vấn đề cốt lõi nhất trong an toàn nợ công cần quan tâm đó là hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay...
|
* PV: Thời gian qua, nhiều địa phương vì chạy theo nhu cầu đầu tư đã khiến nợ chính quyền địa phương trở nên căng thẳng, bà nhận định thế nào về thực trạng này?
- Bà Lê Thị Mai Liên: Đối với nợ chính quyền địa phương, mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ công (1,6%) nhưng việc cho phép chính quyền địa phương vay nợ đã góp phần bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách địa phương, tạo nguồn lực cho địa phương đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, qua đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy nhiều bất cập. Chẳng hạn nhiều địa phương để sớm đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đã rất hăng hái trong công tác vận động kêu gọi, huy động nguồn lực để có xây dựng các công trình.
Kết quả là ở nhiều địa phương hoàn thành đúng tiến độ và đạt các tiêu chí về nông thôn mới nhưng lại có số nợ đọng trong xây dựng cơ bản không nhỏ. Do vậy, bên cạnh những điều chỉnh trong quy định về cho phép chính quyền địa phương được bội chi và vay nợ trên cơ sở năng lực thu được đề cập tại Luật NSNN sửa đổi năm 2015 có hiệu lực từ 2017 thì trong thời gian tới cũng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về vay nợ chính quyền địa phương, đặc biệt là về quan hệ nợ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, cơ chế xử lý khi chính quyền địa phương không trả được nợ.
Ngoài ra, các địa phương cũng cần xây dựng các kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm trên cơ sở kế hoạch tài chính trung hạn của địa phương để đảm bảo tính khả thi và hiệu lực của các kế hoạch đầu tư công địa phương.
* PV: Thưa bà, đối với các doanh nghiệp thì nhu cầu về vốn luôn rất lớn, riêng với doanh nghiệp nhà nước, nếu Chính phủ tiếp tục bảo lãnh cho doanh nghiệp thì sẽ tiềm ẩn nợ công quốc gia. Vậy theo bà, trong trường hợp này, Chính phủ nên ứng xử như thế nào?
- Bà Lê Thị Mai Liên:Hiện nay, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 19% tổng dư nợ công. Chính sách bảo lãnh của Chính phủ thời gian qua đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận các nguồn vốn lớn, dài hạn, lãi suất thấp hơn cho đầu tư phát triển, bảo lãnh Chính phủ được tập trung chủ yếu cho các chương trình dự án cấp bách, quan trọng thuộc lĩnh vực, địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư.
Bên cạnh những mặt tích cực của việc cấp bảo lãnh Chính phủ cũng cho thấy những hạn chế trong quy định và quản lý cấp bảo lãnh Chính phủ như chưa tách rõ các khâu cấp và quản lý bảo lãnh; chưa thể hiện được các đặc điểm khác nhau trong cấp bảo lãnh đối với các loại hình vay vốn khác nhau (vay theo thỏa thuận, phát hành trái phiếu) các địa bàn khác nhau (trong nước, quốc tế),…
Hiện nay, Bộ Tài chính đang sửa Nghị định 15/2011/NĐ-CP ngày 16/2/2011 về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ theo hướng thắt chặt điều kiện cấp bảo lãnh vừa là để giảm rủi ro đối với các khoản nợ dự phòng của Chính phủ, vừa thúc đẩy doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh để tăng mức tín nhiệm, chủ động tìm nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là trong bối cảnh tái cấu trúc DNNN và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
* PV: Xin cảm ơn bà!
Hồng Sâm (Thực hiện)
(责任编辑:World Cup)
- ·NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
- ·FLC Quảng Bình sẽ gây 'bão' với sự kiện The Legend Returns thu hút 2.000 người
- ·Xổ số Vietlott: Giải độc đắc hơn 34 tỷ đồng có tìm được chủ nhân
- ·Viện trưởng VKSND tỉnh Thái Bình thông tin vụ bắt ông Lưu Bình Nhưỡng
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·3 cách tiết kiệm chi phí khởi nghiệp cho startup
- ·Duy nhất Việt Nam: Cụ bà luyện tằm tự dệt chăn tơ, bắt cọng sen 'nhả' lụa
- ·Bà chủ Vietjet vừa chi 6,5 tỷ USD mua thêm 50 máy bay và 1 thương vụ khác 5,3 tỷ USD
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Phát hiện 1 người tử vong cạnh xe máy ở TP.HCM, tay vẫn cầm dao
- ·Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- ·Infographics: Giải ngân vốn đầu tư công ước đạt hơn 529.632 tỷ đồng
- ·Grand i10 và Accent lập kỉ lục doanh số: Hyundai Thành Công tăng trưởng trở lại
- ·VinFast khánh thành nhà máy, chính thức ra mắt hai mẫu xe điện đầu tiên mang tên Klara
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Online Friday 2018: Hướng đến sản phẩm chính hãng và rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ
- ·Thu lời lớn, Facebook và Google phải nộp thuế theo quy định ở Việt Nam
- ·Hàng trăm triệu phú tự lập tiết lộ cách giúp họ tập trung làm việc tối đa 10h một ngày
- ·Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- ·Tạm giữ 22 đối tượng giả danh bác sĩ, lừa đảo gần 75 tỷ đồng