【ti le bd hom nay】TT Nguyễn Xuân Phúc: Văn hóa doanh nghiệp là hình ảnh quốc gia
Tối 7/11,ễnXuânPhúcVănhóadoanhnghiệplàhìnhảnhquốti le bd hom nay tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ công bố Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam - 10/11 và phát động cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”. VietQ.vn trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng.
Thưa các quý vị đại biểu,
Thưa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam,
Người ta thường nói để cạnh tranh thành công trên thương trường thì sự khác biệt là rất quan trọng. Hai doanh nghiệp có thể cùng sản xuất ra một loại sản phẩm, có công nghệ giống hệt nhau nhưng khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm từ doanh nghiệp này mà không mua của doanh nghiệp kia. Bởi lẽ họ tin vào cách ứng xử, các nguyên tắc kinh doanh, tính cam kết và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp này hơn doanh nghiệp kia. Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của thương hiệu, là yếu tố khác biệt bền vững của doanh nghiệp. Một thương hiệu tốt không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản của quốc gia. Mọi quốc gia đều ra sức bảo vệ những thương hiệu của mình. Đó là lý do Chính phủ kiến tạo ngày nay rất quan tâm đến chủ đề văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh và đạo đức doanh nhân. Và ngày hôm nay tôi rất vui mừng có mặt tại đây để cùng tham dự lễ công bố Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam – 10 tháng 11 và phát động Cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mà còn có ý nghĩa với người dân và toàn xã hội.
Đối với dân tộc Việt Nam ta, hàng ngàn năm lịch sử đã đem lại cho chúng ta một nền văn hóa sâu sắc, thấm sâu vào mọi ứng xử, suy nghĩ của mỗi người. Những đặc trưng của văn hóa Việt Nam đó là lòng yêu nước, tinh thần cộng đồng nhân ái, khoan dung, tính cần cù, giản dị, khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, ý chí tự lực, tự cường. Trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, văn hóa Việt Nam là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt được nhiều kỳ tích. Những giá trị văn hóa đó vô cùng quý giá để hình thành nền văn hóa doanh nghiệp Việt.
Khi nhìn ra thế giới, chúng ta sẽ nhận thấy không một cường quốc kinh tế nào mà không có một nền văn hóa doanh nghiệp đặc sắc. Tại sao những quán ăn của Nhật Bản, Hàn Quốc lại có thể chinh phục khách hàng trên khắp thế giới? Tại sao những tập đoàn như Toyota, Sony, Samsung, Apple, Ford… có thể tồn tại và phát triển nhiều thập niên thậm chí cả trăm năm và khi gặp khủng hoảng, họ vẫn có thể đứng dậy, vượt lên… Một trong những lý giải rất quan trọng là họ có một nền tảng văn hóa doanh nghiệp rất mạnh, thậm chí có những thương hiệu đã trở thành biểu tượng của một quốc gia. Những thương hiệu đó đại diện cho những giá trị về sức sáng tạo, tính kỷ luật, sự tiên phong, trách nhiệm xã hội… Việt Nam ngày nay cũng có những thương hiệu được xây dựng dựa trên những cam kết về giá trị và các nguyên tắc phát triển bền vững, có thể kể ra một vài cái tên như FPT, TH Truemilk, Vinamilk, Viettel, VNPT, Công ty cổ phần xây dựng Coteccons, Công ty ô tô Trường Hải, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Hãng hàng không Vietjet v.v… Nhờ việc đề cao những nguyên tắc và giá trị tiến bộ, phù hợp với xu thế của thời đại mà chúng ta đã có những sản phẩm hiện diện ở những thị trường khó tính, được khách hàng trên khắp thế giới đón nhận.
Nếu như doanh nghiệp Mỹ có đặc trưng của tính tự do, phóng khoáng, có thiên hướng thực dụng; doanh nghiệp Nhật có tính kỷ luật, sự tận tụy và tinh thần hợp tác mang thiên hướng gia đình; doanh nghiệp Hàn Quốc có đặc trưng là trung thành, trách nhiệm, tính cam kết cộng đồng rất cao; doanh nghiệp Đức thể hiện tính chính xác, thận trọng, kỷ luật và thực tế. Vậy nét văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam là gì? Tôi nghĩ đó là câu hỏi mà tự mỗi doanh nghiệp sẽ có câu trả lời của riêng mình. Nhưng tôi cho rằng các nguyên tắc cơ bản hay nói cách khác là những giá trị cốt lõi chính là nền tảng, là sức sống của văn hóa doanh nghiệp. Những nguyên tắc hay giá trị đó có thể là: “liêm chính”, “sáng tạo”, “chuyên nghiệp”, “tận tụy” hay “trách nhiệm môi trường”,… Chừng nào xã hội, khách hàng còn tin vào những giá trị và nguyên tắc này của một doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó còn có cơ hội phát triển lớn mạnh. Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh lành mạnh, tiên tiến, phù hợp với các xu thế của thời đại chính là chiếc cầu nối hữu hiệu nhất để chúng ta hòa nhập, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ công bố Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: VGP
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vụ nổ thứ 2 trong ngôi nhà đôi vợ chồng ở Nghệ An vừa tử vong
- ·CMC TS triển khai kho tự động cho Công ty CP Quốc tế Bình Thuận
- ·MobiFone thực hiện chương trình an sinh xã hội tại Vĩnh Long
- ·iPhone màn hình gập dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2025
- ·Dự báo thời tiết 16/3/2024: Miền Bắc tiếp diễn sương mù, mưa phùn và nồm ẩm
- ·Mạng xã hội của ông Donald Trump chìm vào quên lãng
- ·Thủ tướng yêu cầu khắc phục tình trạng chưa thực thi quy định về quản trị DN
- ·Elon Musk sẽ vay tiền để mua Twitter
- ·Ai tiếp tay tẩu tán thực phẩm chức năng bẩn ở MC Food?
- ·Giám sát ngay từ khâu lập kế hoạch khi đầu tư chuyển đổi số bằng ngân sách nhà nước
- ·Đề xuất xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình
- ·Vedan Việt Nam tiếp tục vinh danh Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2019
- ·Sẽ kiểm tra đất thuộc sở hữu Nhà nước do doanh nghiệp sử dụng
- ·VinFast tặng 100 tỷ đồng cho khách hàng chung tay giảm ô nhiễm môi trường
- ·Tin tức mới cập nhật 24h ngày 30/9/2015
- ·Nguy cơ hacker tấn công APT diện rộng từ khai thác lỗ hổng mới Spring4Shell
- ·Công Nghệ 4.0
- ·Đại học RMIT công bố chương trình học bổng năm 2022
- ·'Số doanh nghiệp khó khăn, giải thể thấp hơn nhiều so với thông lệ'
- ·Bảo hiểm Bảo Việt tiên phong áp dụng thẻ bảo hiểm điện tử