【keo nha. ai】Xuất khẩu thủy sản tăng chậm lại, doanh nghiệp lo thiếu nguyên liệu
Xuất siêu ngành nông nghiệp tăng gấp 3 lần | |
Xuất khẩu thủy sản tháng thứ 2 liên tiếp đạt trên 1 tỷ USD |
Chế biến thủy sản tại Công ty Camimex |
Tốc độ tăng chậm lại
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi đạt kỷ lục trên 1,1 tỷ USD trong tháng 4/2022 với mức tăng trưởng trên 50%, bước sang tháng 5/2022, XK thuỷ sản không duy trì được mức tăng trưởng nóng, nhưng vẫn chạm mốc 1 tỷ USD, cao hơn 27% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo đó, luỹ kế 5 tháng đầu năm 2022, XK thuỷ sản của cả nước mang về kim ngạch trên 4,6 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo phân tích của bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEPP.RO, tốc độ tăng của XK thuỷ sản tháng 5/2022 chững lại một chút so với tháng 4 chủ yếu do XK tôm giảm hơn trước. Trong tháng 5, XK tôm đạt 416 triệu USD, tăng 19%, sau khi tăng nóng 47% trong tháng 4. Tính đến hết tháng 5, XK tôm ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 38% và chiếm 39% tổng kim ngạch XK thuỷ sản.
Theo một số doanh nghiệp, XK tôm 4 tháng đầu năm nay tăng đột phá vì 5 lý do: Có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ và tồn kho từ năm 2021, nhiều doanh nghiệp ký được hợp đồng từ cuối năm ngoái với mức giá cao trong bối cảnh Covid- 19 căng thẳng, tình trạng lạm phát giá trên toàn cầu cũng tác động giá tôm tăng, sự trở lại của doanh nghiệp Việt Nam với các hội chợ thuỷ sản quốc tế tại Mỹ, EU…
Tuy nhiên, từ đầu tháng 5, thời tiết có chiều hướng bất lợi cho tôm nuôi, mưa đầu mùa sớm hơn mọi năm, ảnh hưởng đến sản lượng tôm, do vậy nguồn nguyên liệu tôm không được khả quan như 4 tháng đầu năm. Do vậy, tháng 5 và vài tháng tới, có khả năng nguyên liệu tôm sẽ thiếu hụt hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu tôm của một số thị trường NK chính có xu hướng chững lại sau khi tăng mạnh từ cuối năm 2021 tới nay. Do vậy, XK tôm quý 2 dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại so với quý 1.
Doanh nghiệp lo lắng vì Covid-19
Đối với mặt hàng chủ lực cá tra, XK trong tháng 5 tăng 65% đạt 245 triệu USD, mức tăng này cũng thấp hơn so với tháng trước. Tuy nhiên, luỹ kế 5 tháng đầu năm, XK cá tra vẫn giữ được tăng trưởng cao gần 90% đạt trên 1,2 tỷ USD. Năm nay, lạm phát giá thực phẩm và thuỷ sản cao kỷ lục trên thế giới là một lợi thế cho mặt hàng cá tra XK của Việt Nam. XK cá tra sang các thị trường tăng mạnh, nhất là thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc.
Mặc dù XK cá tra tăng trưởng cao, nhưng nhiều doanh nghiệp cá tra đang hoang mang khi XK sang Trung Quốc vì quy định kiểm tra chặt dấu vết Covid -19 trên thuỷ sản nhập khẩu, đã có một số doanh nghiệp XK cá tra bị trả hàng về và bị tạm ngừng XK sang thị trường này vì lý do Covid- 19. Mặc dù một số thành phố lớn như Quảng Châu, Thượng Hải đã mở cửa trở lại, nhưng chính sách zero Covid của nước này vẫn còn là trở ngại lớn với doanh nghiệp Việt Nam.
XK cá ngừ vẫn giữ được tăng trưởng cao 41% trong tháng 5/2022 đạt trên 93 triệu USD. Tính đến hết tháng 5/2022, XK cá ngừ đạt 461 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2021.
XK các mặt hàng hải sản khác như mực, bạch tuộc, cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ, tuy vẫn tăng so với cùng kỳ nhưng mức tăng đều thấp hơn so với tháng 4.
Bên cạnh đó, một số thị trường xuất khẩu cá tra cũng có mức tăng trưởng chưa như kỳ vọng. Chẳng hạn như thị trường Colombia. Hiện nay, có gần 30 doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang XK sang thị trường này. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra sang thị trường này chưa được như mong muốn của nhiều doanh nghiệp cá tra.
Sự sụt giảm XK cá tra sang thị trường này trong năm nay là xu hướng khác biệt so với các năm trước. Trong top 10 thị trường XK hàng đầu của các doanh nghiệp thì Colombia vẫn đang là một trong những thị trường tiềm năng ở Nam Mỹ. Nhưng theo đánh giá thì sự sụt giảm này chỉ là tạm thời và XK cá tra Việt Nam sang Colombia dự báo sẽ tăng trưởng dần trong thời gian tới.
Tình hình chiến sự Nga chưa đến hồi kết, vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế, trong đó có khai thác thuỷ sản, khiến nguyên liệu khan hiếm vì chi phí khai thác cao. Do vậy, nguồn nguyên liệu hải sản để chế biến XK tiếp tục là bài toán khó với các doanh nghiệp hiện nay.
(责任编辑:World Cup)
- ·Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- ·Tăng cường kiểm tra, giám sát những lĩnh vực bức xúc, dễ phát sinh tiêu cực
- ·Huyện Bàu Bàng: Sôi nổi các hoạt động thể thao hè dành cho học sinh
- ·Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2023: Đại diện Bình Dương ngược dòng ấn tượng
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·Tọa đàm “Sân bay nhỏ cho kinh tế địa phương cất cánh”
- ·Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước bảo đảm tăng cường sức mạnh và hoàn thiện hệ thống chính trị
- ·Bình Thuận gửi thông điệp “5T, 5K” tới nhà đầu tư
- ·Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- ·Tập đoàn Đèo Cả nghiên cứu Dự án cao tốc Sơn La
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·TP.Thủ Dầu Một: Khai mạc lớp tập huấn các môn thể thao hè cho học sinh
- ·Gia Lai tiếp tục khắc phục hệ lụy đầu tư điện mặt trời mái nhà
- ·Áp lực lạm phát thế giới chưa tác động lớn tới xuất khẩu
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Vốn trong nước đầu tư vào Bình Dương vượt cả FDI
- ·Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam mất trung vệ thép trước thềm SEA Games 32
- ·Đừng để “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”!
- ·Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- ·Tình nguyện