【ngoại hạng anh tối qua】Sôi động mua bán, sáp nhập trường đại học, cao đẳng
Doanh nghiệp, tập đoàn “thâu tóm”
Ngày 30/10, trường ĐH Hoa Sen tổ chức Đại hội cổ đông bất thường bổ sung nhiều thành viên mới. Đây là đại hội được tổ chức ngay sau khi Tập đoàn Nguyễn Hoàng mua lại cổ phần của ĐH Hoa Sen từ một số cổ đông. Được biết, Tập đoàn Nguyễn Hoàng đã sở hữu trên 51% cổ phần, đủ để triệu tập đại hội cổ đông bất thường, bầu ra hội đồng quản trị mới. Tổng tài sản của trường ĐH Hoa Sen hiện tại với vốn điều lệ ban đầu là 95 tỷ đồng; tổng giá trị vật chất theo kiểm toán nhà nước hơn 700 tỷ đồng. Ngoài ra, ĐH Hoa Sen sẽ có giá trị thương hiệu khá lớn. Hiện tại trường ĐH Hoa Sen đang có hơn 10.000 sinh viên theo học.
Cả nước hiện có 65 trường ĐH tư thục (chiếm hơn 27,6% tổng số trường ĐH của cả nước), đóng góp cho ngân sách nhà nước mỗi năm trên 60.000 tỷ đồng. Tổng số sinh viên đang theo học các trường ĐH tư thục hiện nay có gần 244.000 sinh viên, chiếm khoảng 13,8% số sinh viên cả nước. Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, số sinh viên các trường ĐH tư thục phải đạt 40%. |
Như vậy, với việc chính thức trở thành chủ mới của trường ĐH Hoa Sen, đến nay tập đoàn Nguyễn Hoàng sở hữu đến 4 trường ĐH trong vòng 3 năm. Các trường ĐH đã thuộc tập đoàn này gồm: ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu và ĐH Gia Định. Ngoài ra, Tập đoàn Nguyễn Hoàng cũng sở hữu các trường từ mầm non tới phổ thông.
Một tập đoàn tên tuổi khác đầu tư vào lĩnh vực giáo dục là Thành Thành Công. Hiện tập đoàn này đang sở hữu trường ĐH Yersin (Đà Lạt), CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi (Đồng Nai) và 7 trường mầm non cùng với 15 trường tiểu học - THCS - THPT ở TP HCM, Đồng Nai, Bến Tre, Bình Dương.
Ngoài ra, rất nhiều công ty, tập đoàn lớn cũng đầu tư vào giáo dục ĐH như: Công ty cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục Hutech mua lại trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF) với giá khoảng 180 tỷ đồng. Công ty cổ phần Đầu tư Hùng Hậu sau khi sở hữu trường ĐH Văn Hiến cũng tiếp tục mua thêm 4 trường CĐ và trung cấp khác. Trường ĐH Hùng Vương TP HCM được bán lại cho nhóm cổ đông có ông Đặng Thành Tâm. Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn, Trường CĐ Việt Tiến (Đà Nẵng) cũng được chuyển sang chủ sở hữu mới. Công ty cổ phần Vicostone (VCS) sở hữu trường ĐH Thành Tây...
Xu hướng đầu tư hiệu quả?
Theo đánh giá của giới chuyên môn, làn sóng mua bán, sáp nhập trường học là xu hướng đầu tư hiệu quả mang tính tích cực hơn là tiêu cực. Đây là cơ hội để các trường ĐH phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng này đa phần chuyển dịch từ sở hữu bởi các cá nhân sang sở hữu tổ chức. Điều này tốt hơn cho việc quản trị chuyên nghiệp.
Minh chứng cho điều này có thể kể đến trường hợp sang tên đổi chủ của trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Được biết, nguyên nhân dẫn đến phải bán trường chính do tình hình tài chính cạn kiệt với khoản nợ lên đến cả trăm tỷ đồng. Cùng với đó, tình hình tuyển sinh khó khăn, nợ lương giáo viên, người lao động... Sau khi được chuyển giao cho Tập đoàn Nguyễn Hoàng, đến nay, trường đã có cơ sở vật chất khang trang, điều kiện học tập, giảng dạy của giảng viên thay đổi theo hướng tốt hơn. Hay như ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF), từ chỗ bị đình chỉ tuyển sinh các ngành CĐ, quy mô sinh viên chỉ có vài trăm, không có cơ sở vật chất, nhưng từ khi chuyển sang chủ mới đã có cơ sở vật chất tốt hơn, quy mô đào tạo 6.000 - 7.000 sinh viên.
Việc xin thành lập một trường ĐH hiện tốn rất nhiều chi phí và đôi khi mất vài năm vẫn chưa xong thủ tục. Trong khi đó, chi phí mua một trường ĐH, thật ra chỉ là mua tư cách pháp nhân, khoảng vài trăm tỷ đồng sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều. |
Theo TS Phạm Thị Ly, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đánh giá Giáo dục Đại học, ĐH Nguyễn Tất Thành, TP HCM, khi nhìn nhận các trường ĐH tư thục như những DN, việc mua bán sáp nhập có nghĩa là chuyển chủ sở hữu, thường là những trường yếu kém sẽ được/bị thu tóm bởi những tập đoàn mạnh về vốn và kinh nghiệm quản trị. Như vậy sẽ tốt hơn là để tồn tại những trường lay lắt, không tuyển sinh nổi, không có nguồn thu, không thể đảm bảo được chất lượng đào tạo.
Theo các chuyên gia, việc mua bán, sáp nhập các trường ĐH để làm cho các cơ sở đào tạo ĐH mạnh lên là điều cần thiết và là xu hướng tốt.
Nhất là trong bối cảnh điều kiện thành lập trường ĐH siết chặt hơn so với trước đây. Ngoài việc phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ, một trong những điều kiện tiên quyết đó là vốn điều lệ mức tối thiểu để thành lập trường ĐH tư thục là 250 tỷ đồng, tăng gấp năm lần so với quy định năm 2009.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- ·Giá cà phê hôm nay 27/10: Tăng trở lại, trong nước cao nhất 110.000 đồng/kg
- ·Ngân hàng MB lần đầu cán mốc tổng tài sản đạt hơn 1 triệu tỷ đồng
- ·Ngăn 'thổi giá' bất động sản, ĐBQH đề xuất tăng giá cọc theo từng vòng đấu giá
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·Ngân hàng MB lần đầu cán mốc tổng tài sản đạt hơn 1 triệu tỷ đồng
- ·Không có giấy tờ tùy thân, có được mở tài khoản ngân hàng?
- ·Giới trẻ 'bùng nổ' với chuỗi hội thảo quản lý tài chính dành cho sinh viên
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Quy định mới về tách thửa ở TP.HCM, tối thiểu 36
- ·Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- ·Đề xuất miễn thuế với hộ cá nhân có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm
- ·Hé lộ bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng sau 9 tháng kinh doanh
- ·Giá vàng hôm nay 30/10: Lại chinh phục đỉnh cao nhất mọi thời đại
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng, chia cổ tức 20%
- ·Sẽ thu VAT với hàng nhập dưới 1 triệu đồng về Việt Nam để chặn sàn TMĐT né thuế
- ·Đại biểu Quốc hội: Thị trường bất động sản hư hư thực thực, khó định giá
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Giá nhà liền kề và biệt thự Hà Nội lại 'nóng'