会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq vdqg nga】Xuất nhập khẩu hàng hóa: Hướng tới mục tiêu 600 tỷ USD!

【kq vdqg nga】Xuất nhập khẩu hàng hóa: Hướng tới mục tiêu 600 tỷ USD

时间:2024-12-23 16:46:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:602次

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã chia sẻ như vậy với phóng viên báo Công Thương.

Xuất nhập khẩu hàng hóa: Hướng tới mục tiêu 600 tỷ USD
Ông Trần Thanh Hải

Xin ông đánh giá về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong quý I?

Kết thúc quý I năm 2021 thì chúng ta cũng nhận thấy bức tranh xuất nhập khẩu của Việt Nam đang đạt được những thành tựu rất tích cực. Kim ngạch xuất khẩu của chúng ta 3 tháng đã đạt 78,4 tỷ USD, tăng 23,7%, tương ứng tăng 15,01 tỷ USD và nhập khẩu đạt 75,61 tỷ USD, tăng 26,8%, tương ứng tăng 15,98 tỷ, xuất siêu gần 3 tỷ USD. Điều đáng nói đây là thành tích xuất khẩu như vậy, với mức tăng trưởng rất cao đạt được trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay vẫn đang phải chịu tác động hết sức nặng nề của dịch Covid-19 cũng như những tác động khác như là căng thẳng thương mại, hệ quả của vấn đề tăng cước tàu biển… là một kết quả hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết đã mang lại những tác động như thế nào đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam?

Có thể nói, các FTA trong thời gian vừa qua, đặc biệt là những FTA được ký gần đây như CPTPP hay EVFTA đã đem lại tác động lớn, giúp doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian vừa qua. Theo thống kê của Bộ Công Thương, năm 2020, chúng ta cũng đã cấp hơn 1 triệu bộ C/O ưu đãi cho các thị trường mà ta có các FTA, tăng 6% về trị giá và 9% về số lượng so với trước đây, phản ánh tính tích cực của các FTA này cũng như việc doanh nghiệp của chúng ta đã tận dụng được lợi thế mà các hiệp định mệnh lại. Đơn cử, với trường hợp của CPTPP, mặc dù không có Hoa Kỳ nhưng chúng ta đã thúc đẩy xuất khẩu sang nhiều thị trường mới như Canada, Mexico, Peru rất tốt với mức tăng trưởng từ 15-20%. Đây là mức tăng trưởng đáng kể đối với những thị trường mà từ trước đến nay chúng ta vẫn chưa khai thác được nhiều.

Bộ Công Thương đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu của năm nay chỉ là 4-5%
Xuất nhập khẩu tăng trưởng khả quan trong quý đầu năm 2021

Vậy ông dự đoán như thế nào về hoạt động xuất khẩu riêng của Việt Nam và xuất nhập khẩu nói chung trong thời gian từ nay đến cuối năm 2021?

Kết quả xuất nhập khẩu quý I đã duy trì rất tốt và nhiều ý kiến cho rằng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, từ nay đến cuối năm, chúng ta sẽ đạt mốc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 600 tỷ USD.

Tuy nhiên, quãng thời gian từ nay đến hết năm cũng còn khá dài và vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi mà chúng ta có thể chưa lường hết. Chính vì vậy thì cả cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội địa phương đến các doanh nghiệp đều không được phép chủ quan. Bởi yếu tố quan trọng nhất để giúp cho chúng đã đạt thành tích xuất nhập khẩu như vừa qua chính là nhờ kết quả chống dịch. Chính vì vậy, việc không lơ là, chủ quan trong chống dịch là một yêu cầu hết sức thiết yếu để làm nền tảng cho việc duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu thời gian tới.

Kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào xuất nhập khẩu, áp lực tăng trưởng quý II và thời gian tới cũng khá là lớn. Vậy áp lực tăng trưởng trong xuất nhập khẩu đã được Bộ Công Thương tính đến như thế nào và chúng ta nhìn nhận ra sao vào những cơ hội từ thị trường trong thời gian tới?

Hiện nay nếu chỉ nhìn vào con số xuất nhập khẩu thì thành tích của ta rất tốt vì tăng trưởng đang vượt quá kỳ vọng cũng như chỉ tiêu đặt ra. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng các yếu tố góp phần tạo nên sự tăng trưởng này rất dễ bị tổn thương, rất là mong manh. Ví dụ như nếu trường hợp bùng phát dịch trở lại thì có thể trở thành yếu tố gây ảnh hưởng, sụt giảm ngay hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không được phép quá lạc quan và không được phép chủ quan. Đấy là yếu tố quan trọng hàng đầu. Mặt khác, cần nhận thức rõ được những diễn biến trên thị trường thế giới để có thể tranh thủ khai thác hết cơ hội, tiếp tục duy trì được thế mạnh xuất khẩu.

Còn về mặt thị trường, chúng ta đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang hầu khắp thị trường, song khu vực Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Khu vực Châu Mỹ vẫn là thị trưởng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và tiếp theo là thị trường Châu Âu. Còn các khu vực như Châu Phi và Châu Đại Dương tăng trưởng cũng tốt nhưng giá trị tuyệt đối hiện nay vẫn chưa lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là những căn cứ để doanh nghiệp có thể tận dụng, gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.

Ngoài các hiệp định tự do thế hệ mới như EVFTA hay CPTPP đang được tận dụng tốt thì RCEP cũng là một trong những kỳ vọng sắp tới của Việt Nam. Ông nhìn nhận như thế nào về tương lai của hiệp định này với nền kinh tế nếu như hiệp định có hiệu lực từ đầu năm 2022?

Hiệp định RCEP với sự tham gia của các nước ASEAN và đối tác của ASEAN, ngoại trừ Ấn Độ hiện nay thì chưa tham gia. Với các nước này thì ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những hiệp định FTA riêng rẽ, tuy nhiên RCEP là bản vừa là nâng cấp mà lại vừa là đặt ra những yêu cầu cao hơn nữa so với từng hiệp định riêng lẻ và đây là một hiệp định tạo ra một khu vực thương mại tự do quy mô lớn nhất thế giới. Điều này cũng sẽ khác với từng FTA mà ASEAN và Việt Nam đã ký với các đối tác trước đây.

Khi RCEP có hiệu lực, nó sẽ tạo ra những xung lực rất mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam vì hiện nay, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Châu Á vẫn là một quan hệ rất là quan trọng và đóng góp nguồn hàng lớn, đặc biệt là về mặt nguyên liệu để giúp cho chúng ta có thể duy trì sản xuất và xuất khẩu thời gian vừa qua.

Vậy Bộ Công Thương sẽ tiếp tục có những hoạt động gì để hỗ trợ nhiều hơn doanh nghiệp trong thúc đẩy xuất khẩu?

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã tập trung đàm phán các hiệp định thương mại tự do, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, do tác động của dịch nên Bộ Công Thương đã đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, hội chợ trực tuyến cũng như đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, qua đó hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp tục duy trì quan hệ giao thương với các nước.

Bên cạnh đó, việc cải cách thể chế, tiếp tục rà soát các vấn đề tồn tại, đặc biệt là những thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu, tháo gỡ khó khăn về nhiều mặt, ví dụ như là công nghiệp hỗ trợ cũng là trọng tâm Bộ Công Thương đẩy mạnh trong năm 2021. Việc cung cấp thông tin cũng như hỗ trợ về mặt thông tin cho các doanh nghiệp cũng là một yếu tố hết sức quan trọng mà Bộ Công Thương quan tâm.

Xin cảm ơn ông!

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Dịch vụ chuyển nhà tại TP.HCM uy tín của Kiến Vàng
  • Phạt hơn 41 triệu đồng vì gian lận 4,4 lít xăng của khách
  • Danh sách container soi chiếu bằng máy soi được đăng công khai
  • Sai lầm trong tiết kiệm khiến tiền chẳng thấy đâu mà chỉ vơi đi
  • Con muốn sở hữu nhà của mẹ, thủ tục thế nào?
  • Công nhận kho CFS của Công ty CP Liên Việt Logistics, Hải Phòng
  • Cả xóm đi săn vũ nữ chân dài, thu tiền triệu mỗi đêm
  • Hải quan Quảng Ninh đạt giải Đặc biệt cuộc thi "Nét đẹp Công đoàn và người lao động”
推荐内容
  • Long An có 209 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động
  • Rộ săn đất nghỉ dưỡng ven sông núi, view tiền tỷ
  • Giá xăng tăng sau kỳ nghỉ lễ
  • Mỗi người Việt dùng 23 lít nước giải khát mỗi năm
  • Phàn Láo Tả về nhà chờ chết, nếu không được mổ tim
  • Hải quan căng sức chống buôn lậu cuối năm