【lịch thi đấu bóng đá hạng 2 ý】Hướng tới thể chế kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập
Vẫn chưa đồng bộ,ướngtớithểchếkinhtếthịtrườnghiệnđạihộinhậlịch thi đấu bóng đá hạng 2 ý đầy đủ
Việc xây dựng và hoàn thiện kinh tế thị trường có ý nghĩa quan trọng, là khâu đột phá, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững, tuy nhiên, TS. Cao Viết Sinh – nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho rằng, so với thông lệ quốc tế, thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, đầy đủ để bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Một số quy định trong hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách và quản lý, điều hành còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ, nhanh bị thay đổi, và nhiều trường hợp có những cách hiểu khác nhau, dẫn đến tình trạng khó thực hiện.
Các diễn giả thảo luận về Hướng tới thể chế thị trường hiện đại, hội nhập |
Ngoài ra, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, công bằng, minh bạch; cạnh tranh bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế vẫn diễn ra. Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018 (PCI 2018), 45% doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp FDI được ưu tiên giải quyết khó khăn hơn doanh nghiệp trong nước; 37% doanh nghiệp cho rằng chính quyền ưu tiên thu hút FDI hơn phát triển tư nhân trong nước; FDI được hưởng ưu đãi về thuế lớn.
Trong khi đó, theo ông David Dollar – Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Brookings, so với các quốc gia có cùng mức thu nhập bình quân đầu người, Việt Nam có chế độ pháp quyền tương đối tốt, thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao, nhưng đầu tư của khu vực tư nhân vẫn thấp bởi chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đáng nói, hoạt động xuất khẩu trực tiếp của Việt Nam chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài đảm nhiệm.
“Khu vực tư nhân chính thức ở Việt Nam bị tụt hậu do thiếu tiếp cận tín dụng, đất đai, đầu vào nhập khẩu và do những yếu kém trong thực thi hiệu lực hợp đồng và giải quyết tình trạng phá sản” - ông David Dollar nhấn mạnh thêm.
Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính trong một số lĩnh vực vẫn chưa thực chất; hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính và phân cấp, phân quyền cải thiện còn chậm; còn tình trạng đùn đẩy công việc, trách nhiệm... Thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trên một số lĩnh vực còn chồng chéo, rườm rà, phức tạp. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý tập trung thống nhất của Trung ương và tính năng động, chịu trách nhiệm của địa phương.
Diễn đàn có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế |
Cần đưa ra khung pháp lý đảm bảo cho hoạt động thị trường
So với các nước ASEAN và Trung Quốc, chỉ số thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khá tốt. Việc Việt Nam có chế độ pháp quyền tương đối tốt so với các quốc gia cùng nhóm thu nhập bình quân đầu người là cơ sở tốt để Việt Nam thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Để cải thiện thu nhập bình quân đầu người, ông David Dollar cho rằng, Việt Nam cần đảm bảo tăng trưởng cao và thu hút đầu tư hiệu quả tốt và để làm được điều này buộc Việt Nam phải có cải cách mạnh mẽ, ngay cả Mỹ muốn duy trì tăng trưởng tốt vẫn phải liên tục thực hiện cải cách.
“Bên cạnh đó, cần tạo sân chơi công bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, mở cửa ngành tài chính như đã làm đối với ngành sản xuất chế tạo” – ông David Dollar đề xuất và nhấn mạnh thêm, thực tế, so vơi các nước trong khu vực, tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực tài chính và khu vực tư nhân trong nước còn thấp. Đây trở thành nghịch lý phát triển ở Việt Nam, trong khi thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khá tốt.
Đồng quan điểm, ông Alwaleed Alatabani - chuyên gia kinh tế trưởng về khu vực tài chính, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - nhấn mạnh, tự do hóa tài chính không phải là vấn đề đóng hay mở thị trường, mà là quá trình giảm kiểm soát pháp lý với dòng vốn ra vào một quốc gia, đặc biệt là thu hút dòng vốn vào phát triển các lĩnh vực như năng lượng, công nghệ sản phẩm mới. Đổi lại, Chính phủ Việt Nam cần đưa ra khung pháp lý đảm bảo cho hoạt động thị trường. Đặc biệt, cần đa dạng hóa nguồn vốn để “tiếp nhiên liệu” cho tăng trưởng kinh tế.
Còn về mặt chính trị, TS. Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - cho rằng, Việt Nam đã cải cách nhiều hơn Trung Quốc. Vấn đề đặt ra là chọn một hệ chuẩn và vận hành phát triển bộ máy theo hệ chuẩn đó. Chúng ta đã lột xác một nửa thì nên lột xác tiếp.
Ông Cao Viết Sinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - thành viên thường trực Tổ biên tập của Tiểu ban Kinh tế - xã hội - phát biểu tại phiên thảo luận 1 |
Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, theo ông Cao Viết Sinh, trước hết, phải hoàn tất quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập theo thông lệ quốc tế. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các khung khổ thể chế, pháp luật theo hướng ổn định, cụ thể, minh bạch và thực thi nghiêm túc để phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường các yếu tố sản xuất, bảo đảm đầy đủ quyền tự do, an toàn trong hoạt động kinh doanh; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo nguyên tắc thị trường. Xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường theo nguyên tắc thị trường. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ thị trường, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất hoạt động đầy đủ, không méo mó, không sai lệch và trở thành yếu tố quyết định trong huy động và phân bổ nguồn lực xã hội.
Ngoài ra, theo TS. Jonathan Pincus - Chủ tịch Quỹ Rajawali, nguyên chuyên gia kinh tế trưởng của UNDP Việt Nam và Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam cần có 3 phương thức tăng cường hiệu quả các thể chế chính quyền. Đó là hợp lý hóa, bảo đảm tính tập trung trong công tác tổ chức nhân sự. Thứ 2 là minh bạch hơn trên thị trường đất đai và tín dụng, tách biệt rõ ràng giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp được cổ phần hóa với cơ quan quản lý. Thứ 3 là cần áp dụng Chính phủ điện tử và truyền thông xã hội để tăng cường minh bạch và sự tham gia của người dân.
“Nếu chúng ta không đi trước 1 bước trong xây dựng thể chế chính sách, thì vô hình chung trở thành rào cản cho phát triển” – ông Cao Viết Sinh nhấn mạnh.
(责任编辑:World Cup)
- ·Sợ cháu chết vì thiếu tiền chứ chưa chắc chết vì bệnh
- ·Kết nối, xúc tiến thương mại và đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam
- ·Thành tựu của nhiếp ảnh Việt Nam 50 năm phát triển cùng đất nước
- ·Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: Chính sách ưu việt hỗ trợ phát triển tam nông
- ·Ý muốn tăng giá điện như… ‘thùng không đáy’?
- ·Đã có 5 ủy viên Trung ương đương nhiệm bị kỷ luật
- ·3 bệnh nhân Covid
- ·Nhiều thành phố ở Iran bị sụt lún
- ·Vì sao một dự án sau 15 năm vẫn chưa được triển khai thực hiện?
- ·Xem xét kỷ luật Chủ tịch, Phó chủ tịch tỉnh Đắk Nông
- ·Lạ kì hóa đơn viện phí vừa xuất lại thu luôn
- ·Tín hiệu khả quan cho người dân Dải Gaza
- ·Khó tìm lời giải cho nội chiến ở Sudan
- ·Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Mỗi người dân là 1 phóng viên, giám sát hết
- ·Con nợ nghĩa mẹ ơn cha
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Hà Lan
- ·Không thể ỷ lại người hùng xuất hiện đúng lúc
- ·Cán bộ cấp cao phải kiểm soát vợ con sống xa hoa
- ·Bị đâm nhầm...pháp luật xử lý thế nào?
- ·Vẫn có vụ án bỏ lọt tội phạm tham nhũng