【lich bong da.com.vn】Hải quan tích cực triển khai thực thi các cam kết TFA
Theảiquantíchcựctriểnkhaithựcthicáccamkếlich bong da.com.vno quy định của Hiệp định TFA, các biện pháp kỹ thuật (cam kết) cụ thể về nghĩa vụ của các nước thành viên được phân thành 3 nhóm cam kết gồm: Cam kết Nhóm A – thực hiện ngay sau khi hiệp định có hiệu lực; cam kết Nhóm B – thực hiện sau một thời gian quá độ tính từ khi hiệp định có hiệu lực; cam kết Nhóm C – cần một thời gian quá độ tính từ khi hiệp định có hiệu lực và hỗ trợ xây dựng năng lực để thực hiện.
Theo bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan), ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm thực thi các cam kết của hiệp định. Cụ thể, Việt Nam theo dõi các cam kết liên quan đến tiếp cận thông tin và tính minh bạch, cơ chế khiếu nại, hàng hóa tạm giữ để kiểm tra, giải phóng nhanh hàng hóa, cơ chế khiếu nại, khiếu kiện, hàng hóa tạm giữ để kiểm tra, xử lý hồ sơ trước khi hàng đến, tự do quá cảnh...
Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng lộ trình thực hiện các cam kết nhóm B, C và thông báo kế hoạch thực hiện nhóm B,C cho WTO. Theo đó, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) trên cơ sở phối hợp với các bộ, ngành có liên quan đã rà soát và đề xuất Chính phủ phê duyệt lộ trình chính thức thực hiện cam kết nhóm B và C của Hiệp định TFA. Theo phê duyệt của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế để thực hiện thủ tục thông báo cho WTO.
Đồng thời, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thực thi cam kết theo hiệp định; huy động nguồn hỗ trợ kỹ thuật thực thi hiệp định; triển khai nhóm cam kết về thể chế, trong đó có việc thành lập và duy trì hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Tạo thuận lợi thương mại (NTFC) theo Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 4/10/2016 của Chính phủ.
Bà Nga cho biết thêm, TFA với những nội dung nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, thông quan, giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh cũng như các biện pháp hợp tác giữa hải quan các nước và hỗ trợ kỹ thuật sẽ tạo động lực thúc đẩy các hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế và mang lại lợi ích chung cho các quốc gia thành viên WTO, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
Những nội dung của hiệp định hoàn toàn phù hợp với mục tiêu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thương mại quốc tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mang lại, TFA cũng đặt ra những khó khăn thách thức trong bối cảnh năng lực đội ngũ và trình độ công nghệ của Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng được toàn bộ yêu cầu đổi mới và cải cách theo nội dung TFA. Bên cạnh đó, yêu cầu cải cách thủ tục liên quan đến thương mại tại biên giới đòi hỏi sự tham gia không chỉ của cơ quan hải quan mà cả sự tham gia của các cơ quan quản lý chuyên ngành để tăng cường hiệu quả quản lý, thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại.
“Thời gian tới, Tổng cục Hải quan với vai trò là cơ quan đầu mối triển khai hiệp định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thực thi hiệp định, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng các nghĩa vụ cam kết theo hiệp định. Cùng với đó, thúc đẩy việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia nhằm tối ưu hóa các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại; đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro; thu hẹp danh mục phải kiểm tra chuyên ngành, chuyển từ kiểm tra trước thông quan sang sau thông quan, chấm dứt tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành…”, bà Nga chia sẻ./.
Hiệp định TFA được các nước thành viên WTO thống nhất thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 (7/12/2013) tại Bali (Indonesia) và trở thành một phần của hệ thống các hiệp định bắt buộc của WTO từ tháng 11/2014. Ngày 22/2/2017, Hiệp định TFA đã chính thức có hiệu lực sau khi được 110/164 quốc gia thành viên phê chuẩn. Đây là một thỏa thuận đa phương đầu tiên được ký kết trong lịch sử 21 năm của WTO, là cột mốc quan trọng đối với hệ thống thương mại toàn cầu và là sự khích lệ đối với quá trình tự do hóa thương mại đang gặp nhiều khó khăn hiện nay do vấp phải chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Theo báo cáo thương mại thế giới 2015, việc thực hiện đầy đủ TFA có thể giảm trung bình 14,3% chi phí giao dịch và thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu lên tới 1 nghìn tỷ USD mỗi năm. TFA cũng được đánh giá có khả năng tiết kiệm 1,5 ngày thời gian thông quan hàng nhập khẩu, giảm 47% so với mức trung bình hiện tại và tiết kiệm gần 2 ngày thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, giảm 91% so với mức trung bình hiện tại./. |
Hồng Quyên
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Sở Tài nguyên và Môi trường, TP.Tân An: Cần tiếp tục khắc phục hồ sơ trễ hẹn và tạm dừng
- ·Lạm phát thường niên của Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021
- ·Nghìn tỷ quỹ bảo trì bị chiếm dụng, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra
- ·Giá trị hấp dẫn từ phân khúc nhà phố Quảng Ninh
- ·Phân bón Đầu Trâu
- ·5 sao Hàn giàu nứt vách, nhà triệu USD ở không hết
- ·Khi Việt kiều giật mình giá nhà mặt tiền ở Việt Nam
- ·Những sai lầm khi bán nhà khiến bạn mất trăm triệu
- ·Vệ sinh máy giặt tại nhà TP.HCM nhanh chóng tiết kiệm Dr.Care
- ·1000 người dân mua đất không có sổ đỏ, Quảng Nam ra công văn khẩn
- ·7 năm yêu anh, tuổi xuân của tôi đã qua đi!
- ·Chôn tiền tỷ sau cơn sốt kinh hoàng đất đặc khu
- ·Nhật Bản tiếp tục ứng cử ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
- ·Lên đô thị loại II, Tân Uyên thành điểm nóng đầu tư BĐS?
- ·Em yêu chị
- ·Quảng Ninh ‘khai tử’ dự án resort 4 sao ven biển Cô Tô
- ·Kiến nghị tạm ứng 2.158,5 tỷ đồng cho dự án metro số 1
- ·Đi nhà nghỉ, cặp đôi bị chủ nhà quay lén và ‘livestream’
- ·Tôi thành kẻ thứ ba của tình cũ
- ·Phố thời trang sang trọng bên bờ Vịnh Hạ Long