【nhận định trận senegal】Tác động của nhu cầu dầu mỏ ở châu Á với thế giới
Dòng chảy dầu mỏ thế giới thay đổi do xung đột tại Ukraine | |
ADB: Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của FDI toàn cầu ở châu Á | |
OPEC+ hướng tới sự ổn định của thị trường dầu mỏ toàn cầu | |
OPEC nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới trong trung và dài hạn |
Châu Á sẽ trở thành động lực chính cho tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu |
Theo báo cáo thị trường dầu mỏ tháng 1 của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), năm nay, Trung Quốc được cho là chiếm khoảng một nửa tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, đạt mức cao kỷ lục gần 102 triệu thùng/ngày. Trong hai báo cáo tiếp theo, IEA giữ nguyên quan điểm cho rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng cao hơn đáng kể.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng dự đoán tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ ở Trung Quốc với mức 700.000 thùng/ngày. Bên cạnh đó, OPEC cũng khá lạc quan về nhu cầu của Ấn Độ, với kỳ vọng tiểu lục địa này sẽ trở thành nước dẫn đầu về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong chưa đầy 20 năm nữa và duy trì vai trò dẫn đầu này cho đến ít nhất năm 2045.
Nhu cầu xăng của Indonesia trong năm nay dự kiến sẽ đánh bại kỷ lục đã được thiết lập vào năm ngoái. Nước này là nhà nhập khẩu xăng lớn nhất ở châu Á, với nhu cầu năm 2023 tăng lên tới 670.000 thùng/ngày. Trong khi đó, Malaysia cũng báo cáo số lượng dầu khí phát hiện tăng gấp đôi vào năm ngoái.
Nhu cầu về khí đốt cũng gia tăng ở châu Á, bất chấp giá cả tăng vọt trong năm ngoái đã khiến rất nhiều nhà nhập khẩu khí đốt trong khu vực xem xét lại ý định của họ chuyển từ than đá sang khí đốt. Theo Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF), nhu cầu đối với loại nhiên liệu này trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050, từ mức của năm 2021 lên 350 tỷ m3 khi sự chuyển đổi khỏi than đá tiếp tục diễn ra bất chấp những trục trặc gần đây. Điều này có nghĩa là vào năm 2050, tỷ trọng khí đốt tự nhiên trong khu vực sẽ tăng 24%, thay thế than đá.
GECF trích dẫn Thái Lan, Malaysia và Indonesia là những động lực thúc đẩy chính cho sự gia tăng nhu cầu dự kiến.
Với tốc độ gia tăng nhu cầu dầu mỏ và khí đốt hiện nay, Trung Quốc, Ấn Độ và phần còn lại của châu Á sẽ là tâm điểm chú ý của cả OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt khác. Tập đoàn dầu mỏ nhà nước của Saudi Arabia - Aramco, tập đoàn dầu khí Exxon Mobil (Mỹ) và tập đoàn năng lượng Shell (Anh) đã nhiều lần lưu ý thế giới đang phải đối mặt với giá dầu cao hơn trong tương lai vì không đủ nguồn cung.
Tuy nhiên, các nước phát triển dường như đã quá tập trung vào nhiệm vụ giảm lượng khí thải CO2, trong khi phần còn lại của thế giới đang đi theo hướng dân số gia tăng với nhu cầu năng lượng gia tăng. Dường như nhiều Chính phủ ưu tiên khả năng tiếp cận năng lượng hơn là chọn loại năng lượng nào.
Điều này có nghĩa là nhu cầu đối với dầu mỏ và khí đốt sẽ tăng nhanh hơn tốc độ tăng nguồn cung. Thông thường, điều này sẽ dẫn đến giá cả cao hơn, do đó sẽ làm giảm nhu cầu, cuối cùng lại đẩy giá xuống thấp hơn. Giờ đây, mọi việc có thể diễn ra rất khác, giá cả cao hơn trong thời gian dài hơn dường như là kịch bản có khả năng xảy ra nhất.
(责任编辑:World Cup)
- ·Chuyển đổi số gắn với 3 trụ cột chính: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số
- ·Thủ tướng chỉ đạo kiểm soát người nhập cảnh từ các nước có chủng Omicron
- ·Chủ tịch Quốc hội chủ trì cuộc làm việc với Thường trực các cơ quan của Quốc hội
- ·Quy định mới của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm
- ·BHXH Việt Nam tiếp tục mang Tết ấm đến với người nghèo Xuân Giáp Thìn 2024
- ·Thiếu hụt nhân lực để phục hồi và phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam
- ·Nguyên nhân nào đẩy CPI tháng 9/2022 tăng 0,4%?
- ·Bộ VHTTDL đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật
- ·Giá vàng trong nước không nhúc nhích khi giá thế giới vẫn tăng
- ·Thủ tướng: Việt Nam mong muốn cùng Romania làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác
- ·Sửa quy chuẩn về PCCC phải gỡ được các vướng mắc nhưng không hạ thấp tiêu chuẩn an toàn
- ·Hà Nội tổng kiểm tra về phòng chống Covid
- ·Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
- ·Khôi phục một số đường bay quốc tế thường lệ từ tháng 1/2022
- ·Bộ NN&PTNT tiếp nhận hàng viện trợ cho người dân chịu ảnh hưởng mưa bão Yagi của JICA
- ·Đề xuất nhiều cơ chế đặc thù phát triển TP Cần Thơ
- ·Tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa tâm linh trong giai đoạn mới
- ·Cảnh báo giả mạo BHXH để chiếm đoạt tài sản của người dân
- ·Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
- ·Không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu, ngừng bán không lý do