【bd y hom nay】Phát hiện quan tham sở hữu 248 bất động sản
Cựu Phó Chủ tịch huyện Xingan,áthiệnquanthamsởhữubấtđộngsảbd y hom nay tỉnh Giang Tây, Liu Jianjun, không chỉ vung cả núi tiền vào lĩnh vực bất động sản, mà còn đầu tư lớn vào các ngành kinh doanh thương mại và tài chính, báo Trung Quốc Diễn đànĐầu tư Thế kỷ 21 ngày 17/12 đưa tin. Theo lời khai của hơn 20 người cho vay nặng lãi, Liu đã vay họ tổng cộng 400 triệu nhân dân tệ (khoảng 1.372 tỷ đồng) trong giai đoạn 2009-2011 để mua nhà.
Vào thời điểm Liu bị khởi tố hồi tháng 5/2014, ông này vẫn còn phải trả nợ 190 triệu nhân dân tệ. Các điều tra viên cho biết, Liu sở hữu tới 248 bất động sản; trong đó 244 bất động sản bị thế chấp cho các ngân hàng và chủ nợ. Tòa án đã tịch thu các bất động sản này, sau khi Liu bị truy tố. Liu được cho là có dính líu với Su Rong, cựu Chủ tịch tỉnh và Phó Chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Giang Tây. Su cũng đã bị bắt giam để điều tra do tình nghi vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước.
Theo South China Morning Post, ông Lệnh Kế Hoạch, nguyên trợ lý cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, bày tỏ lòng trung thành với Chủ tịch Tập Cận Bình trong một bài báo đăng trên tạp chí lý luận Cầu Thịcủa Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 15/12. Trong bài báo dài 4.000 chữ, trích dẫn ít nhất 16 lần các phát biểu của ông Tập, ông Lệnh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được “Giấc mơ Trung Hoa”. Bài báo còn điểm 8 nguyên tắc “cần phải giữ vững”, bao gồm tuân thủ sự lãnh đạo của đảng, con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc... Trong khi đó, trang tin The Paper được chính quyền Thượng Hải hậu thuẫn hôm 16/12 đăng một bài dài về mạng lưới kinh doanh đang bị điều tra của ông Lệnh Hoàn Thành, em trai của ông Lệnh Kế Hoạch. Trước đó, cổng thông tin Trung Quốc QQ.com đăng một bài điều tra tương tự.
Ông Lệnh Kế Hoạch từng giữ chức Chánh văn phòng Trung ương Đảng dưới thời ông Hồ Cẩm Đào, hiện nay vẫn là Ủy viên Trung ương đảng giữ chức Chủ tịch Mặt trận Thống nhất Lao động, Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp). Đường công danh của ông Lệnh tuột dốc sau cái chết của con trai Lệnh Cốc trong vụ bê bối tai nạn xe hơi tại Bắc Kinh năm 2012.
Anh trai ông Lệnh Kế Hoạch là Phó Chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Sơn Tây Lệnh Chính Sách và anh rể là Phó Chủ tịch thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây cũng đã bị bắt giữ. Nhà nghiên cứu Bo Zhiyue ở Đại học Singapore đánh giá bài báo của ông Lệnh là một hành động cân bằng rất nhạy cảm về chính trị. Liên quan chiến dịch chống tham nhũng được coi là “trận chiến sinh tử” của Chủ tịch Tập Cận Bình, xã luận trên nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc hôm 17/12 quả quyết rằng, chiến dịch “không thể thất bại”.
Tờ báo nhận định, tình trạng tham nhũng tại Trung Quốc hiện nay rất “ác liệt và phức tạp”, nên chiến dịch không tránh khỏi sự cản trở, nhưng việc chống tham nhũng “không có vùng cấm”. “Thậm chí ngay cả những con hổ lớn như Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu còn bị đánh đổ, vậy có kẻ nào không thể bị đánh đổ?”, tờ báo khẳng định.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- ·Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 18,47%
- ·Cục Thuế Bình Định thu ngân sách đạt khá do kinh tế địa phương khởi sắc
- ·Chuyển đổi số trong cải cách hành chính
- ·Phát huy hiệu quả Quỹ Tương trợ Công đoàn
- ·Mở được 2 ngày, cửa khẩu Bắc Phong Sinh lại tạm dừng thông quan đến hết 7/10
- ·Quy hoạch điện VIII sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6
- ·Tiếp tục gỡ khó cho ngành cơ khí
- ·Ðổi mới để phát triển
- ·Mỹ tăng lãi suất lên mức kỷ lục từ 2008, báo hiệu cuộc chiến lâu dài
- ·Bộ Tài chính ra Công điện về tổng kiểm kê tài sản công
- ·Tổng cục Thuế không tổ chức mít tinh, tiếp khách nhân dịp kỷ niệm thành lập ngành
- ·Cục Hải quan Bình Phước: Giữ vững vai trò gác cửa kinh tế, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh
- ·Sàn Hà Nội bốc hơi 1,7 tỷ USD, SHS của con trai Bầu Hiển lên số 1
- ·Quảng Bình có tân Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Thêm nguồn vốn vay cho dự án Nhà máy Thuỷ điện Ialy mở rộng
- ·Khách sạn ven biển Đà Nẵng ồ ạt rao bán
- ·Mỹ tăng lãi suất lên mức kỷ lục từ 2008, báo hiệu cuộc chiến lâu dài
- ·Chứng chỉ MEF 3.0: Lần đầu xướng tên doanh nghiệp Việt Nam
- ·Vì sao cần ưu tiên phòng, chống dịch cho khu công nghiệp, nhà máy?