【đội hình villarreal gặp real sociedad】Tranh cãi về mũi tiêm nhắc lại ngừa Covid
Thần tốc truy vết ca bệnh Covid- 19 tại các khu công nghiệp | |
Tranh cãi xung quanh đề xuất bảo hộ bản quyền vaccine ngừa Covid-19 | |
Lý giải tranh cãi về bãi bỏ quyền sở hữu trí tuệ vaccine COVID-19 |
Vaccine ngừa Covid-19 do hãng Pfizer và đối tác BioNTech sản xuất |
Hãng Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) tuyên bố vaccine của họ duy trì được mức độ hiệu quả 91% trong vòng 6 tháng sau khi người dân được tiêm liều thứ 2, so với tỷ lệ gần 95% được chứng minh trong các thí nghiệm lâm sàng của họ. Các công ty này sẽ theo dõi mức độ bảo vệ được duy trì như thế nào theo thời gian.
Giám đốc điều hành (CEO) của Pfizer, Albert Bourla nhận định người dân “có thể” sẽ cần tăng liều vaccine của công ty này mỗi năm 1 lần - tương tự như mũi cúm mùa - để duy trì mức độ miễn dịch cao chống lại SARS-CoV-2 và các biến thể của virus này. Về phần mình, CEO của Moderna Stephane Bancel đặt mục tiêu từ nay đến mùa Thu sẽ sản xuất ra một loại vaccine chống lại biến thể được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi và dự kiến việc tiêm chủng cần phải lặp lại thường xuyên.
Mỹ đang chuẩn bị để có đủ số liều vaccine cho người dân nước này, trong khi Liên minh châu Âu (EU), Anh và Israel đã đặt hàng các nguồn cung vaccine ngừa Covid-19 mới để triển khai nếu cần tăng liều. Một số chuyên gia y tế, trong đó có Richard Hatchett - Giám đốc điều hành Liên minh Đổi mới về Chuẩn bị sẵn sàng với Dịch bệnh (CEPI), tổ chức đã cung cấp nhiều dự án vaccine - cho biết các nhà sản xuất vaccine có lý khi đang lên kế hoạch dự trù cho việc tăng liều vaccine trong bối cảnh nhu cầu vaccine về lâu dài hiện vẫn chưa rõ ràng. Tiếp đó, các chính phủ có thể tự quyết định có mua thêm các sản phẩm vaccine hay không.
Đến nay, các nhà sản xuất vaccine ngừa Covid-19 đã chứng tỏ được rằng vaccine của họ đang mang lại sự bảo vệ cao trong vòng ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên, sự miễn dịch có thể không đồng nhất. Chẳng hạn, những người cao tuổi hoặc có hệ miễn dịch kém cần tiêm nhắc lại sớm hơn những người trẻ tuổi có hệ miễn dịch tốt hơn. Một dữ liệu khác cũng quan trọng không kém là “tương quan miễn dịch” - bằng chứng từ các thí nghiệm lâm sàng cho thấy mức độ kháng thể cần thiết để các vaccine có khả năng bảo vệ - có thể giúp các nhà hoạch định quyết định xem có cần tăng liều tiêm hay không, song số liệu đó hiện chưa có.
Giám đốc Khoa tạo miễn dịch, vaccine và sinh học thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Kate O’Brien cho biết WHO đang thành lập một hội đồng chuyên gia để đánh giá tất cả các số liệu về tất cả các biến thể và tính hiệu quả của vaccine để đưa ra các đề xuất về những thay đổi cần thiết trong các chương trình tiêm chủng.
Một số chuyên gia về vaccine cho rằng cần có những bằng chứng rõ ràng cho thấy các loại vaccine ngừa Covid-19 hiện nay không thể ngăn ngừa sự lây nhiễm và dịch bệnh nghiêm trọng này trước khi các quốc gia xúc tiến các chiến dịch tiêm mũi nhắc lại cho toàn dân. Họ lập luận rằng quyết định tăng số mũi tiêm nên căn cứ vào các số liệu về mức độ hiệu quả của vaccine trên người trong các thí nghiệm lâm sàng và trên thực tế, cũng như từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy mức độ kháng thể giảm dần trong các mẫu máu từ những người đã được tiêm vaccine.
Trong các cuộc trả lời phỏng vấn của hãng Reuters (Anh), hơn một chục chuyên gia có ảnh hưởng về bệnh dịch và phát triển vaccine cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mũi tiêm vaccine đầu tiên trên toàn cầu có thể mang lại sự bảo vệ lâu dài trước SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và hầu hết các biến thể đáng lo ngại nhất của virus này được phát hiện cho đến nay.
Một vài trong số các nhà khoa học trên bày tỏ lo ngại những kỳ vọng của công chúng về việc tăng các mũi tiêm vaccine thường xuất phát từ ý kiến của ban quản trị các hãng dược phẩm chứ không phải giới chuyên gia y tế, dù nhiều ý kiến cũng đồng ý rằng việc chuẩn bị cho một nhu cầu như vậy để đề phòng là một động thái khôn ngoan. Họ lo ngại việc các nước giàu nhanh chóng tiêm mũi nhắc lại trong năm nay sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ với các nước nghèo hơn vốn đang phải vật lộn để mua được vaccine và có thể phải mất thêm vài năm nữa mới tiêm chủng được cho người dân nước họ dù chỉ là 1 mũi.
Người đứng đầu bộ phận vaccine toàn cầu của công ty Dược phẩm Takeda, Rajeev Venkayya bày tỏ: “Thật đáng quan ngại khi các nước giàu đã bắt đầu tính đến chuyện tăng liều và điều này càng hạn chế nguồn cung cho những người chưa được tiêm mũi vaccine đầu tiên. Tiến sĩ Monica Gandhi, chuyên về dịch bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, San Francisco, nhận định rốt cuộc thì quyết định về việc có cần tăng liều vaccine hay không “tốt nhất là nên được các chuyên gia y tế công đưa ra chứ không phải các CEO của những công ty đang hưởng lợi nhuận về tài chính”.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thay đổi giờ làm: bạn đọc góp ý kiến
- ·Bí quyết 'xử lý' mỡ máu cao của người Nhật
- ·Cách dùng yến sào có lợi cho sức khoẻ
- ·Viên sỏi to như củ gừng trong thận người phụ nữ Nam Định
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 11/2013 (Lần 3)
- ·Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản
- ·Trung Quốc tiếc thương người hùng cuộc chiến viêm phổi qua đời vì corona
- ·Những biến chứng của rối loạn tiêu hóa do uống rượu bia
- ·18 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
- ·Cần cơ quan quản lý cụm cảng Cái Mép – Thị Vải
- ·Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương thông qua nhiều nhiệm vụ trọng tâm
- ·Vĩnh Phúc quán triệt ‘tóm nhầm hơn bỏ sót’ để chống dịch COVID
- ·WHO khuyến cáo 3 việc quan trọng khi đi chợ, nấu ăn để tránh COVID
- ·Rửa tay phòng dịch: Rửa nước, dùng khô khi nào là đúng?
- ·Lấy nhau 4 tháng vẫn khó chịu với chuyện ái ân
- ·Ngại đi khám đau răng, cụ bà phải lấy ra hàng trăm ml mủ dưới hàm
- ·Tránh ‘cháy’ thuốc, Bộ Y tế nhập khẩu 190.000 viên Tamiflu
- ·Vẫn chưa có cách tính giá riêng cho xăng E5
- ·Khách hàng thẻ ATM lo sốt vó vì 'tiền không cánh mà bay'
- ·Việt Nam có 29 đơn vị đủ tiêu chuẩn xét nghiệm Covid