【nhận định real vs】Vốn ODA của Hàn Quốc năm 2024 dự kiến tăng lên mức lớn nhất từ trước đến nay
TheốnODAcủaHànQuốcnămdựkiếntănglênmứclớnnhấttừtrướcđếnhận định real vso số liệu thống kê tạm thời về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa công bố, vốn ODA của Hàn Quốc năm 2023 là 3,13 tỷ USD, tăng 320 triệu USD (11,4%) so với năm 2022.
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến mở rộng ngân sách cho vốn ODA năm 2024 lên mức lớn nhất từ trước đến nay ở mức khoảng 4,54 tỷ USD, tăng 31,1% so với năm 2023, nhằm tương xứng với vai trò và vị thế quốc gia trụ cột toàn cầu bất chấp xu hướng thắt lưng buộc bụng tài chính trong nước.
Trong tương lai, với kế hoạch hiện thực hóa lợi ích chung của quốc gia thông qua hỗ trợ ODA, Chính phủ Hàn Quốc cam kết sẽ tiếp tục mở rộng quy mô vốn ODA để tích cực đáp ứng nhu cầu hợp tác phát triển quốc tế bao gồm hỗ trợ nhân đạo cho các khu vực xung đột và thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn báo cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 14/4 cho biết, năm 2023 vốn ODA của Hàn Quốc dành cho viện trợ song phương là 2,3 tỷ USD, tăng 3,4% so với năm trước đó, trong đó cả viện trợ không hoàn lại (1,57 tỷ USD) và viện trợ phải trả (730 triệu USD) và viện trợ đa phương là 830 triệu USD.
Viện trợ không hoàn lại tăng 2,6% so với năm trước đó do tăng hỗ trợ cho các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế và hành chính công (tăng 0,8 tỷ USD) và tăng viện trợ nhân đạo cho cứu trợ khẩn cấp ở nước ngoài và hỗ trợ cho người dễ bị tổn thương (tăng 0,2 tỷ USD).
Hỗ trợ vốn vay phải trả cũng tăng 5,1% so với năm trước đó do nhu cầu tài chính ngày càng tăng từ các quốc gia tiếp nhận, chẳng hạn như ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển công nghiệp.
Viện trợ đa phương (830 triệu USD) được cung cấp bởi Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA - một tổ chức tài chính quốc tế trực thuộc Ngân hàng Thế giới) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để ứng phó với đại dịch COVID-19 ở các quốc gia có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ phục hồi kinh tế ở các nước đang phát triển.
Chính phủ Hàn Quốc đã phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước tình trạng thiếu tài chính phát triển trên toàn cầu thông qua viện trợ đa phương, đồng thời tích cực bày tỏ mong muốn góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế với tư cách là một quốc gia trụ cột toàn cầu.
Năm 2023 cũng ghi nhận tổng nguồn vốn ODA từ 31 quốc gia thành viên của DAC thuộc Tổ chức OECD đạt 223,7 tỷ USD, tăng 6,2% so với 210,7 tỷ USD của năm trước đó.
Điều này là do sự gia tăng đầu tư và đóng góp cho các tổ chức quốc tế như WB và viện trợ nhân đạo cho Ukraine.
Trong số 31 quốc gia thành viên DAC, Hàn Quốc đứng thứ 14 về quy mô hỗ trợ và tỷ lệ vốn ODA trên tổng thu nhập quốc dân (GNI)./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Cược lớn vào Ấn Độ nhưng Apple còn phụ thuộc Trung Quốc nhiều
- ·Doanh nghiệp FDI “hiến kế” để kinh tế phục hồi nhanh
- ·Đánh giá lại tài sản, vốn của 3 nhà máy thủy điện thuộc EVN
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·Sắp diễn ra Tọa đàm “Du lịch golf – Lợi thế mới để Việt Nam hút khách quốc tế”
- ·Chuyển đổi số ở Hải Dương: Cần đồng bộ, hiệu quả
- ·'Quái vật' không chiến F
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Amanda Huỳnh viết 'Nơi chúng ta thuộc về' khi chông chênh
- ·Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- ·Apple tái khởi động dự án iPhone SE 4
- ·Xiaomi tung smartphone cạnh tranh với iPhone 14 tại Việt Nam
- ·Nhà Trắng ra hạn chót cấm TikTok
- ·Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Galaxy S23 Ultra vượt thử thách của YouTuber chuyên hủy diệt smartphone
- ·CMC Telecom giành ‘cú đúp’ giải thưởng viễn thông Châu Á
- ·Kinh tế số, xã hội số cần có văn hóa số
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Doanh nghiệp châu Âu lên kế hoạch tăng đầu tư vào Việt Nam từ quý 1/2022