【tỷ lệ kèo tỷ lệ kèo】Ngân hàng bán lẻ phát triển nhanh nhưng vẫn còn 5 tồn tại hạn chế
Tỷ lệ giao dịch trực tuyến tại một số ngân hàng đã đạt trên 80% | |
HDBank dẫn đầu thị trường Việt Nam về mảng bán lẻ |
Ý thức của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử |
Đó là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo Phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân, thúc đẩy hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng tổ chức ngày 23/12.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như moblie banking, internet banking đã tăng trưởng vượt bậc trong năm 2021 và chiếm hơn 40% tổng giao dịch. Cá biệt, có ngân hàng đạt tỷ lệ đến 80% tổng số giao dịch. Tốc độ phát triển của thanh toán qua QR code cũng tăng đến 200% so với năm 2020.
Theo ông Hùng, cùng với việc hiện đại hóa công nghệ, phát triển nhiều loại dịch vụ bán lẻ mới đa tiện ích, các hình thức huy động vốn đa dạng, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính đã chú trọng cho vay cá nhân với các sản phẩm cho vay mua nhà, mua xe ô tô, du học, tiêu dùng cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống người dân với thủ tục, quy trình xét duyệt đơn giản hơn.
Vì vậy, dư nợ cho vay bán lẻ của các tổ chức tín dụng ngày càng cao và chiếm tỷ trọng khoảng 40-50% tổng dư nợ cho vay đối với các ngân hàng lớn và trung bình, cá biệt có tổ chức tín dụng cho vay tới 60-80% tổng dư nợ. Tương tự, dư nợ của các công ty tài chính đến cuối năm 2021 ước đạt 200.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2020.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, ông Hùng cũng chỉ ra 5 tồn tại bất cập của hoạt động ngân hàng bán lẻ. Thứ nhất, tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng hiện đại vẫn còn khiêm tốn do mức thu nhập của phần lớn dân cư còn thấp; thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Do đó, khả năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ vẫn còn hạn chế.
Thứ hai, kênh phân phối chưa thực sự đa dạng, phương thức giao dịch và dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tuy có phát triển nhưng chưa phổ biến.
Thứ ba, thông tin dữ liệu khách hàng cá nhân còn yếu, cơ chế phối hợp, hợp tác chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, doanh nghiệp chưa được quy định rõ ràng nên các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác thông tin khách hàng để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân.
Thứ tư, môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Trong khi với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay nhiều quy định pháp lý về ngân hàng, nhất là ngân hàng điện tử đã cho thấy bất cập và không bao hàm hết các nhiệm vụ, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại khi muốn triển khai các dịch vụ mới.
Thứ năm, hạ tầng thanh toán chưa thống nhất để tiện tích hợp, kết nối, nhiều hệ sinh thái chưa có sự liên thông.
Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; NHNN cũng đã ban hành định hướng chuyển đổi số ngành ngân hàng cho giai đoạn này. Đây sẽ là tiền đề để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc chuyển đổi số, phát triển các dịch vụ ngân hàng cá nhân.
“Các ngân hàng cần nhanh chóng đổi mới mô hình kinh doanh, trong đó đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển và hoàn thiện dịch vụ tài chính cá nhân thích ứng với điều kiện bình thường mới; đồng thời tăng cường hợp tác, phát triển mở rộng hệ sinh thái ngân hàng số nhằm mang đến cho khách hàng cá nhân những sản phẩm, dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu và gắn kết với khách hàng”, ông Hùng nhấn mạnh.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cũng đánh giá, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, các ngân hàng cần phải “chọn mặt gửi vàng”, lựa chọn phát triển những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với túi tiến, đời sống và môi trường tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cần có sự điều chỉnh và hoàn thiện về các quy định pháp luật, hệ thống ngân hàng và nâng cao ý thức của khách hàng…
Đơn cử như vấn đề chấm điểm tín dụng cá nhân đã được nói đến từ lâu nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa triển khai được. Vì vậy, các ngân hàng vẫn phải tự đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn riêng, dẫn tới vấn đề tài sản đảm bảo vẫn còn tồn tại dai dẳng. “Tại Mỹ, những người có điểm tín dụng thấp sẽ không thể vay tiền hoặc phải vay với lãi suất rất cao. Từ đó buộc họ phải tự kỷ luật để cải thiện điểm tín dụng của mình”, ông Hiếu dẫn chứng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·HLV Kim Sang
- ·President Hồ Chí Minh Mausoleum to be closed for regular maintenance
- ·Việt Nam attends audit dialogue at St.Petersburg Int’l Economic Forum
- ·Party chief holds meeting with key leaders to discuss important future tasks
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Việt Nam attends audit dialogue at St.Petersburg Int’l Economic Forum
- ·Front delegation visits Vietnamese embassy in Australia
- ·Party official receives Dominican Republic’s United Left Movement delegation
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Việt Nam attends audit dialogue at St.Petersburg Int’l Economic Forum
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·HCM City active in promoting Việt Nam – Russia ties: official
- ·VNA’s special website on protecting Party’s ideological foundation launched
- ·Việt Nam aims to become address for partners to settle regional, int'l disputes: Diplomat
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Việt Nam attends 112th Int'l Labour Conference
- ·Deputy PM orders strict punishment against fishing violations
- ·Top legislator praises blood donors nationwide
- ·Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
- ·China remains top priority in Việt Nam's foreign policy: President