【kq stoke city】Mobifone tách khỏi VNPT: Phép gỡ hay tạo “vòng kim cô”?
Chia tách là tất yếu
Thị trường viễn thông Việt Nam được đánh giá là một trong 5 nước có mức độ rất cạnh tranh. Thế nhưng, nghịch lý là sự cạnh tranh này lại chỉ tồn tại trong 3 DN vốn chiếm đến 95% thị phần và đều do Nhà nước nắm chủ sở hữu.
Tại buổi toạ đàm "Tái cơ cấu thị trường viễn thông Việt Nam" do Câu lạc bộ nhà báo Công nghệ thông tin tổ chức ngày 14-2, TS. Mai Liêm Trực, chuyên gia trong ngành viễn thông ví von: “Cạnh tranh ở thị trường viễn thông giống như ông bố cho 3 con ra ở riêng, nếu 3 đứa con hoàn toàn tự chủ về tài chính thì khác, nhưng ông bố lại vẫn làm chủ khối tài sản, nên cạnh tranh chưa hoàn chỉnh. Thực tế này khiến cho những quyết định hành chính được đưa ra, như sáp nhập EVN Telecom mà lẽ ra phải đấu thầu… Bức tranh DN và thị trường sẽ khác nếu như không có những quyết định hành chính như vậy”. Trong bối cảnh đó, đề án tái cơ cấu thị trường viễn thông được đưa ra với trọng tâm là tách MobiFone ra khỏi… VNPT, thành lập Tổng công ty Thông tin di động, tiến tới cổ phần hoá được kỳ vọng sẽ gỡ “nút thắt” của thị trường.
Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Ciem), việc MobiFone có công nghệ tốt được cổ phần hoá vừa tạo áp lực với hai DN còn lại, vừa giúp Nhà nước mạnh tay hơn trong quản lý cơ sở hạ tầng. Chỉ cần ít nhất một trong ba “chân vạc” không thuộc chủ sở hữu Nhà nước, việc cổ phần hoá MobiFone sẽ là phương tiện để đi đến một thị trường cạnh tranh đúng nghĩa.
Tái cơ cấu có thực chất?
Dù trước đây VNPT không muốn “dứt” đứa con của mình ra, nhưng đến nay ngay cả người trong cuộc cũng phải thừa nhận, chuyện chia tách là cơ hội cho DN. Theo ông Lê Ngọc Minh, Chủ tịch MobiFone, khi đi vào hoạt động độc lập, MobiFone sẽ triển khai đa dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thay vì chỉ giới hạn trong kinh doanh viễn thông di động. Với quy mô doanh thu, lợi nhuận, bộ máy hiện có, nhu cầu tự chủ độc lập ngày càng cao nên để chủ động đầu tư, việc tách ra hoạt động độc lập sẽ là cơ hội cho MobiFone để mở rộng quy mô, khả năng phát triển.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng tỏ ra khá lo ngại về hiệu quả tái cơ cấu của VNPT nói riêng và thị trường viễn thông nói chung. TS. Mai Liêm Trực cho biết, chuyện cổ phần hoá MobiFone đã đưa ra từ rất lâu song “mãi không làm được”, nên đã để lại hệ lụy cho công ty mẹ là VNPT. “Nếu cổ phần hóa VNPT từ 2006 theo chủ trương của Thủ tướng thì vẫn có thể chiếm được 80% cổ phần của MobiFone, chứ không phải bây giờ chia đôi VNPT và cạnh tranh với nhau”, ông Trực nói.
Thực tế, trong 62 công ty mà VNPT dự kiến chuyển phần vốn góp, đã có nhiều DN lỗ trong năm 2012. Đơn cử như Công ty Tài chính Bưu điện lỗ 635 tỷ đồng, hệ thống vệ tinh Vinasat 1 và 2 lỗ 411 tỷ đồng... Theo các chuyên gia, đây sẽ là gánh nặng cực kì lớn khi MobiFone tách ra thành lập công ty mới. Hơn nữa tổng doanh thu VNPT năm 2013 lại thấp hơn Viettel, nên nếu tách ra, thì việc không đủ sức cạnh tranh với Viettel là chuyện có thể xảy ra. Ngay cả ông Minh cũng phải thừa nhận, dù hoạt động độc lập mang lại nhiều lợi thế, nhưng nhiều gánh nặng khác được giải quyết như thế nào thì vẫn là câu chuyện còn bỏ ngỏ.
Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam băn khoăn: “Ai cũng mong tách MobiFone ra để có 3 tập đoàn mạnh nhưng cơ sở gì để đảm bảo là MobiFone hay VNPT vẫn tiếp tục mạnh. Bởi bài học từ Beeline, Gtel, SPT, lúc đầu mạnh nhưng sau cũng đi xuống... vẫn còn đó”. Ngay cả ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng cho rằng, tái cơ cấu cũng chỉ là một phương án để tối ưu hoá trong thời điểm hiện tại. Còn việc DN có tiếp tục phát triển được hay không thì chưa ai nói trước được.
Với những DN tư nhân như CMC, điều lo ngại nhất là tái cơ cấu không đi vào thực chất và 3 “ông lớn” vẫn thuộc Nhà nước, thì chắc chắn DN tư nhân sẽ không có cửa. Thực tế, chuyện cho “con” ra ở riêng của VNPT đã dùng dằng từ nhiều năm nay, nên các chuyên gia cho rằng mấu chốt chính là phải minh bạch hoá, công bố rộng rãi thông tin trong thoái vốn, thay đổi cung cách, kỹ năng quản lý, chuyển giao công nghệ, tạo dựng lòng tin cho thị trường. Có như vậy, mới tạo được áp lực cạnh tranh trên cấu trúc thị trường.
An Sơn
(责任编辑:La liga)
- ·Sốc vì chồng trăng hoa ngay sau đám cưới
- ·NA Standing Committee discusses financial and budget policies for Hà Nội
- ·Japanese firm and officials under investigation over alleged bribery
- ·NA ratifies Convention 105 on Abolition of Forced Labour
- ·Đã nên hạ lãi suất huy động?
- ·Deputies say new border guard law necessary
- ·NA Chairwoman meets voters in Cần Thơ City
- ·Online format won't hinder ASEAN Summit, says diplomat
- ·4 Resort ở Vũng Tàu được đánh giá cao cùng Traveloka
- ·Hong Kong is China’s internal affair: VN diplomat
- ·Không khí TP.HCM đang bị ô nhiễm, trời mù, nhiều bụi
- ·Vietnamese peacekeepers report on COVID
- ·Central Military Commission prepares for Army’s 11th Party Congress
- ·Vietnamese, Kuwait FMs hold phone talks
- ·Cơ hội vàng trước mắt: vuột qua tay có tiếc?
- ·ASEAN urged to enhance resilience amid regional and int’l challenges
- ·Criminal proceedings launched against former chief accountant of PVTrans
- ·NA passes resolution on National Election Council personnel
- ·Giá vàng hôm nay 13/12: Vàng thế giới chưa dừng đà giảm
- ·Politburo warns Secretary of Quảng Ngãi provincial Party Committee