【lịch sử đối đầu mu vs mc】Hơn 9.000 giáo viên công lập bỏ việc năm học 2022
Hơn 9.000 giáo viên công lập bỏ việc năm học 2022-2023
Hoàng Hồng(Dân trí) - Tình trạng giáo viên công lập bỏ việc trong bối cảnh cả nước thiếu 118.253 giáo viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu tại Hội nghị Giám đốc Sở năm 2023.
Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đánh giá khái quát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên đã nêu rõ vấn đề thiếu giáo viên gia tăng qua các năm tại nhiều địa phương trên cả nước.
Theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, tính đến hết năm học 2022-2023, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông là 1.234.124 người (tăng 71.927 người so với năm học 2021-2022), trong đó công lập chiếm 88,57%, ngoài công lập chiếm 11,43%.
Tính trên nhu cầu học tập - đào tạo, cả nước hiện thiếu 118.253 giáo viên, tăng thêm 11.308 người thiếu so với năm học 2021-2022. Mức tăng cao nhất tập trung ở cấp mầm non khi có thêm 7.887 người thiếu.
Nguyên nhân chính dẫn đến số giáo viên cấp học mầm non còn thiếu hơn so với năm học trước là do số trẻ đến trường năm học 2022-2023 tăng thêm 132.245 trẻ (tương đương cần tăng thêm khoảng 5.500 giáo viên).
Ở cấp tiểu học, tỷ lệ lớp học 2 buổi/ngày năm học 2022-2023 tăng 4,6% so với năm học trước (tương đương tăng 10.811 lớp học 2 buổi/ngày), cần thêm khoảng 3.000 giáo viên. Cấp THPT tăng 669 lớp so với năm học trước, tương đương cần tăng thêm khoảng 1.500 giáo viên.
Trong bối cảnh đó, năm học 2022-2023, toàn quốc giảm hơn 19.300 giáo viên công lập. Số này bao gồm 10.094 giáo viên nghỉ hưu và 9.295 giáo viên nghỉ việc.
Những vùng có tỷ lệ giáo viên thấp nhất cả nước là: Vùng miền núi phía Bắc (tỷ lệ giáo viên mầm non/lớp là 1,6); vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam bộ (tỷ lệ giáo viên tiểu học/lớp là 1,29).
Bộ môn thiếu nhiều giáo viên nhất là các môn học mới gồm tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật.
Tiếng Anh, tin học trước đây là môn tự chọn nay đưa vào chương trình bắt buộc từ lớp 3, đồng thời bổ sung mới môn nghệ thuật cấp THPT, môn tiếng dân tộc thiểu số tự chọn... Tình trạng thiếu giáo viên các môn học này đã diễn ra suốt 3 năm qua, kể từ khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nhưng chậm được khắc phục.
Báo cáo cũng nêu rõ, cơ cấu đội ngũ nhà giáo mất cấn đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau dẫn tới tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. Trong khi đó, chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế, biên chế sự nghiệp giáo dục được giao bổ sung không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.
Việc thực hiện đào tạo nâng chuẩn ở các địa phương chưa đồng đều, một số nơi tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật giáo dục 2019 còn thấp như cấp mầm non ở vùng Đông Nam Bộ (tỷ lệ đạt chuẩn là 75,4%), cấp tiểu học ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tỷ lệ đạt chuẩn là 77%).
Sự chênh lệch này xuất phát từ công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu giáo viên chưa sát, không theo kịp thực tế cùng với những biến động dân số, dịch chuyển lao động giữa các vùng miền với số lượng lớn và không có quy luật.
Bên cạnh đó, việc tuyển dụng giáo viên phổ thông ở các địa phương còn bất cập, chưa kịp thời do thiếu nguồn tuyển, thiếu cơ chế thu hút và giữ giáo viên gắn bó với nghề, lương giáo viên mới được tuyển dụng thấp.
Nhiều địa phương thực hiện chủ trương tinh giản 10% biên chế trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp theo yêu cầu của Chính phủ một cách cơ học. Một số địa phương còn không tuyển dụng mới giáo viên để thực hiện chủ trương tinh giản này.
Báo cáo cũng khẳng định, việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế 10% gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hãng taxi Vinasun lỗ nặng vì Covid
- ·Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga xác nhận chuyến thăm tới Việt Nam
- ·Dạy chữ, dạy người cần môi trường dân chủ và nhân văn
- ·Chống chuyển giá ngay từ khi đầu tư
- ·Vướng mắc về mã vạch nước ngoài đã được tháo gỡ
- ·Lãi suất ngày 17/3: Chỉ còn rất ít ngân hàng niêm yết lãi suất huy động trên 9%/năm
- ·Đề nghị xử lý triệt để tình trạng phân bón, thuốc trừ sâu giả
- ·Ngân hàng Nhà nước tăng công cụ hút tiền, rút về 20.000 tỷ của các ngân hàng trong 3 tháng
- ·TP HCM: Ông Đoàn Ngọc Hải xin rút lại đơn từ chức
- ·Thủ đoạn xuyên tạc, hướng lái vụ án tại “Tịnh thất Bồng Lai”
- ·Tiếp tục nâng cao chất lượng, uy tín của hàng Việt
- ·Đất nước chỉ thịnh vượng khi lực lượng lao động nghề được quan tâm
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 16/11: Không mưa, có nắng
- ·Hà Nội sẽ xem xét điều chỉnh giá đất tại kỳ họp HĐND thứ 11
- ·Vận chuyển đường hàng không tăng mạnh dịp Tết: Bộ trưởng GTVT quán triệt 'an toàn trên hết'
- ·Chứng khoán An Bình (ABS): VN
- ·Nghi ngờ có bất thường, Tổng thống Donald Trump yêu cầu kiểm phiếu lại
- ·Một cá nhân bị UBCKNN xử phạt hơn nửa tỷ đồng do dùng 24 tài khoản thao túng giá cổ phiếu
- ·Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Để dòng xe ùn tắc hơn 750m, trạm thu phí sẽ bị xử phạt
- ·Ngày 22/3: Giá vàng miếng SJC lùi về sát 67 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới giảm sâu