【uk88 top】Doanh nghiệp chủ động vào “sân chơi” toàn cầu
Ông Phạm Hồng Hải,ệpchủđộngvàosânchơitoàncầuk88 top Tổng giám đốc HSBC Việt Nam: TPP tạo áp lực tích cực để đất nước nhanh chóng đổi mới
Ðây là bước tiến mang ý nghĩa quan trọngđối với hội nhập kinh tế toàn cầu, trong xu thế thế giới không chỉ ngày càng kết nối, mà còn phụ thuộc lẫn nhau. HSBC chào đón Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - một hiệp định đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các dòng chảy thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương - như tín hiệu khả quan nhất cho mọi hoạt động tới đây của ngành ngân hàng. Chắc chắn TPP sẽ góp phần gia tăng thu nhập và mức sống của các nền kinh tế đang phát triển, nhân rộng thị trường tiềm năng cho hàng hóa, các nhà sản xuất, dịch vụ và công nghệ của khu vực. Việt Nam được kỳ vọng sẽ hưởng lợi rất lớn từ TPP do nhu cầu ngày càng gia tăng đối với hàng hóa dệt may, giày dép và thủy sản. Theo nghiên cứu của Khối nghiên cứu kinh tế thuộc HSBC, TPP có khả năng sẽ tăng thu nhập quốc dân của Việt Nam 10% vào năm 2020. Phần còn lại phụ thuộc vào chính Việt Nam để có thể thực sự hưởng lợi từ hiệp định này. Hơn thế, TPP sẽ tạo áp lực tích cực để đất nước nhanh chóng đổi mới, đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế hiệu quả và mang tính cạnh tranh hơn.
Bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam: Đầu tư tăng năng lực sản xuất
Hiện năng lực của ngành khá tốt nhờ nhiều doanh nghiệp 100% vốn trong nước, doanh nghiệp FDI thành lập thêm nhà máy mới, mở rộng sản xuất. Doanh nghiệp giày dép cũng đã đầu tư sang sản xuất nguyên phụ liệu, thực hiện dần lộ trình đáp ứng quy tắc xuất xứ từ các FTA, như: Công ty giày Gia Định, Công ty Việt Á Châu, Công ty giày An Lạc, Công ty 32… Việc đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu là yêu cầu bắt buộc trong hội nhập kinh tế. Không có cách nào khác, bản thân doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống máy móc công nghệ, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường....
Bà Tôn Nữ Thị Ninh - Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam: Du lịch không đơn thuần là phong cảnh đẹp
Đi sau về du lịch quốc tế nên Việt Nam không thể đuổi theo về số lượng du khách những nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore… là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, phát triển trong thời kỳ mới, du lịch Việt Nam cần hiểu được những yêu cầu và tận dụng đúng mức cơ hội để cạnh tranh trong xu thế du lịch không ngừng phát triển trên toàn cầu.
Yêu cầu của du khách bây giờ không còn đơn thuần là phong cảnh và bãi biển đẹp mà hướng về những mối quan tâm, sở thích đa dạng hơn trước nhiều. Song song với du lịch phổ thông,Việt Nam cần hướng tới du lịch chuyên đề và du lịch cao cấp. Nên nhớ rằng trên thế giới du lịch cao cấp chỉ chiếm 3% số du khách nhưng lại tạo ra 20% doanh thu du lịch.
Hơn thế nữa, để phát triển du lịch trong thời kỳ mới, Việt Nam cần xây dựng thương hiệu du lịch rõ ràng, thích hợp, mạnh mẽ và có sức hút lớn.
Ông Phạm Ngọc Hải - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Nam Á: Tập trung đầu tư vào công nghệ!
Việc Việt Nam ký kết các FTA là cơ hội lớn và cũng là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi lẽ các đối tác FTA của Việt Nam là những thị trường lớn, hơn ta về mọi mặt từ vốn, quy mô, công nghệ... Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó cạnh tranh, nhưng nếu bắt nhịp được với xu thế sẽ là một cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới. Công ty CP đầu tư Nam Á luôn chủ động tìm hiểu những diễn biến của các FTA mà Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết, từ đó có những bước chuẩn bị để kịp thích nghi với bối cảnh mới; tập trung vào đầu tư cho công nghệ, đào tạo đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, năng lực quản lý tốt.
Ông Phan Văn Kiệt - Phó tổng giám đốc Tổng công ty CP may Việt Tiến: Chú trọng đào tạo nhân lực
Là một doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, chúng tôi nhìn thấy rõ cơ hội khi Việt Nam ký kết các FTA. Việt Tiến đã có chiến lược kinh doanh mới, nhiệm vụ tiên quyết là tập trung vào việc đào tạo đội ngũ nhân lực có tay nghề, chuyên môn cao, có năng lực marketing, thiết kế… Bên cạnh đó, Việt Tiến cũng tăng cường đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; mở rộng quy mô; đầu tư cho công tác quảng bá, xúc tiến thương mại... Hơn thế, với đặc thù riêng của doanh nghiệp dệt may, Việt Tiến rất chú trọng đến việc thiết kế, tạo ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp nhằm xây dựng thương hiệu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, để đáp ứng được các quy tắc, tiêu chuẩn trong các cam kết của FTA hay TPP, Việt Tiến đã sớm tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước, hoặc sử dụng nguyên phụ liệu từ các nước trong khu vực ký FTA với Việt Nam.
Ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP PeaceSoft: Thương mại điện tử sẽ phát triển sâu rộng
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, đây là xu hướng tất yếu. PeaceSoft Group là tập đoàn tiên phong về thương mại và thanh toán điện tử tại Việt Nam, đang tập trung xây dựng những giải pháp để chủ động hội nhập. Trên thực tế, kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt về việc thanh toán và giao nhận hàng hóa, đem lại sự tin tưởng cho người mua. Mặc dù có những thách thức lớn với TMĐT trong nước trong quá trình hội nhập là sự xâm nhập ồ ạt của các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên điều đó cũng đem đến nhiều lợi ích chung về thị truờng, giúp TMĐT Việt Nam phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, nền tảng công nghệ thông tin và viễn thông đã đạt tới một trình độ nhất định sẽ giúp cho TMĐT của Việt Nam có điều kiện phát triển sâu rộng.
Ông Lý Huy Sáng - Phó Tổng giám đốc Công ty gốm sứ Minh Long I: Chất lượng chinh phục khách hàng
Đối với ngành gốm, chưa hội nhập đã gặp rất nhiều khó khăn do các mặt hàng gốm sứ du nhập vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch rất lớn. Để tồn tại và phát triển, chỉ có chất lượng cao mới chinh phục được khách hàng. Dù PR giỏi thế nào mà sản phẩm không có chất lượng tốt thì chắc chắn khách hàng sẽ “làm ngơ”. Do đó, từ lâu, Minh Long luôn luôn đầu tư công nghệ, thiết bị để cho ra những sản phẩm tốt nhất, với chi phí thấp nhất. Nhờ vậy 30% sản phẩm của Minh Long đã được bán vào những thị trường khó tính như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Mỹ, Canada, Nhật Bản... Doanh thu năm nay của Minh Long ước đạt khoảng 1.100 tỷ đồng. Minh Long đã có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Tôi nghĩ, các doanh nghiệp hãy nên tự vượt qua chính mình!
Ông Nguyễn Hoàng Hà - Ủy viên BCH Hiệp hội Doanh nhân trẻ Việt Nam khóa IV: Vai trò xung kích của doanh nhân trẻ
Với con số khoảng 500.000 doanh nghiệp hiện nay, chúng ta có thể mạnh dạn nghĩ đến con số 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Các doanh nghiệp tư nhân có đặc điểm: Nhanh, gọn, mạnh mẽ, cách làm việc mở… Doanh nghiệp tư nhân với cốt lõi là các doanh nhân trẻ là những người có tri thức, trình độ, tuổi trẻ, nhiệt huyết, tinh thần hòa nhập cao- những điều cần thiết để trở thành lực lượng xung kích khi Việt Nam mở cửa hội nhập. Với gần 10.000 hội viên, hàng năm tạo ra doanh thu khoảng 25 tỷ USD, tạo việc làm cho 2,5 triệu lao động, Hiệp hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (YBA) đang tiếp tục nỗ lực để phát huy lợi thế sẵn có, quan tâm đến các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt nông nghiệp- nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…
Ông Trương Tường Lân - Giám đốc Công ty dịch vụ lữ hành Nam Cường: Liên kết để cạnh tranh
Đất nước đang bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng, kèm theo những cơ hội và thách thức, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngành du lịch. Hiện nay, kinh doanh du lịch mang tính chụp giật, mạnh ai nấy làm, không có một sự phân cấp, điều hành rõ ràng để tạo ra sự đồng đều về chất lượng dịch vụ, chi phí, dẫn tới hình ảnh không đẹp trong mắt bạn bè quốc tế, dễ bị tụt hậu so với các nước trong khu vực. Không chỉ vậy, chúng ta phải liên kết các ngành để cùng đưa du lịch phát triển ổn định, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Cần tuyên truyền sâu hơn cách tạo ra sản phẩm mới, lấy các điểm mạnh làm tiêu điểm phát triển. Ngoài ra, cần xây dựng Cục Xúc tiến du lịch để công tác này đạt hiệu quả cao hơn. Mặt khác, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch nên lấy ý tưởng từ doanh nghiệp có kinh nghiệm hay thuê tư vấn nước ngoài để có hướng đi phù hợp với thị trường.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Máy bay không người lái P100 Pro
- ·Cơ hội xuất khẩu rau quả sang vùng Vịnh
- ·Nvidia vượt Microsoft, Apple thành công ty giá trị nhất thế giới
- ·Malaysia, Indonesia, Thái Lan ‘bứt tốc’ trên vai những gã khổng lồ công nghệ
- ·Các công trình giao thông giải ngân vốn đạt gần 100%
- ·Viettel liên tiếp giữ vững vị trí thương hiệu giá trị nhất Việt Nam
- ·Phát thanh Quảng Ninh trong kỷ nguyên số giúp phóng viên tiếp cận gần thính giả
- ·Sở Thông tin và Truyền thông đóng góp tích cực vào công tác chuyển đổi số
- ·Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng
- ·Bí quyết giúp doanh nghiệp SMEs thích ứng nhanh trong kỷ nguyên số
- ·Nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước
- ·Chủ tịch Quốc hội kêu gọi ĐB sát cánh cùng dân chống dịch Covid
- ·iPhone 16 và kỳ vọng về sức mạnh chip A18 mới
- ·Trà Vinh: Những thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước và lợi ích khi tích hợp
- ·Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Đông giữ chức vụ Thư ký Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai
- ·QUATEST 3: Kiểm nghiệm tretinoin trong mỹ phẩm
- ·Rời chiêu trò 'câu view', dòng tiền quảng cáo dần tìm đến nội dung sạch
- ·Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội
- ·Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
- ·Xây dựng đề án phát triển trung tâm công nghệ bán dẫn, vi mạch