【lịch bóng đá cúp anh】Khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng trưởng tích cực, nhưng cần thêm vốn
Vietcombank sở hữu 4,ốingânhàngthươngmạinhànướctăngtrưởngtíchcựcnhưngcầnthêmvốlịch bóng đá cúp anh51% vốn điều lệ của Eximbank Vietcombank và MB nói gì sau khi nhận chuyển giao bắt buộc CB và OceanBank? Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp phục hồi sau bão |
Tỷ lệ nợ xấu của "big 4" giảm
Cụ thể, đến cuối năm 2023, tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của khối ngân hàng thương mại nhà nước gồm Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank đạt hơn 8,2 triệu tỷ đồng, tăng gần 8% so với cuối năm 2022.
Về sử dụng vốn, các ngân hàng này đang cho vay khách hàng với dư nợ gần 6 triệu tỷ đồng, tăng gần 13% so với cuối năm 2022.
Chất lượng tín dụng được đảm bảo, nợ xấu so với tổng dư nợ năm 2023 là 86 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với cuối năm 2022. So với tổng dư nợ thì tỷ lệ nợ xấu đang ở mức 1,29%, giảm so với mức 1,32% của năm 2022.
Về đầu tư, đến cuối năm 2023, tổng số dư các khoản chứng khoán kinh doanh đầu tư của 4 ngân hàng này là gần 735,7 nghìn tỷ đồng, giảm 11,4% so với cuối năm trước.
Về kết quả kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) đến thời điểm cuối năm 2023, theo báo cáo hợp nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước đạt 18,62%.
Theo báo cáo, vốn đầu tư nhà nước tại các ngân hàng này tiếp tục được bảo toàn và sinh lời. Các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản được đảm bảo đồng bộ, hiện đại...
Vietcombank đang được đề xuất bổ sung vốn hơn 20.695 tỷ đồng. Ảnh: ST |
Bổ sung hơn 20.695 tỷ đồng vốn cho Vietcombank
Mặc dù vậy, hiện nay, hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là trong việc tăng vốn do khối ngân hàng thương mại nhà nước phải trải qua nhiều quá trình xét duyệt để được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.
Trước đó, tại Kỳ họp thứ 5 vào tháng 6/2023, Quốc hội đã chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giai đoạn 2021-2030 tương ứng với số lợi nhuận còn lại thực nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2023 của ngân hàng, tối đa là 17.100 tỷ đồng. |
Đáng chú ý, dự kiến trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư vốn nhà nước tại Vietcombank theo đề nghị của Chính phủ.
Theo tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội về vấn đề này, trong giai đoạn 5 năm (2019-2023), tổng tài sản của Vietcombank tăng trưởng với mức bình quân từ 10,6%/năm đến 14,6%/năm; tỷ lệ nợ xấu năm 2023 là 0,99%.
Lợi nhuận trước thuế bình quân giai đoạn 2021-2023 tăng 26%/năm. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, vốn chủ sở hữu (ROA, ROE) bình quân ở mức xấp xỉ 1,6% và 23%.
Hơn nữa, theo báo cáo của Vietcombank, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) tính đến cuối năm 2023 là 11,05%, mặc dù bảo đảm tuân thủ các quy định nhưng thấp hơn nhiều ngân hàng TMCP tư nhân ở Việt Nam (VPBank và MB là 12-13%, Techcombank là 13-15%).
CAR của Vietcombank cũng thấp hơn nhiều so với các ngân hàng trong khu vực châu Á và Đông Nam Á (CAR trung bình của các ngân hàng Indonesia là 23,27%, Thái Lan là 20,24%, Myanmar là 18,9%, Singapore là 17,1%, Australia là 16,6%...)
Vì thế, CAR mục tiêu đạt 13,5% vào năm 2026 thì mức vốn tự có thiếu hụt giai đoạn 2024-2026 là 118.166 tỷ đồng. Mặc dù với nền tảng tài chính hiện có và dự kiến kết quả kinh doanh mang lại trong giai đoạn 2024-2026, Vietcombank có thể tự thân tích lũy và đạt mức vốn tự có cuối năm 2026 là 182.635 tỷ đồng.
Do vậy, việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021 là hết sức cần thiết để Vietcombank đảm bảo được hệ số CAR.
Do đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước là hơn 20.695 tỷ đồng để duy trì tỷ lệ vốn góp nhà nước tại Vietcombank.
Nguồn vốn đầu tư bổ sung từ cổ tức bằng cổ phiếu được chia của cổ đông nhà nước từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021 của Vietcombank.
Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ thêm một số vấn đề, trong đó bổ sung thêm ý kiến của cổ đông chiến lược nước ngoài (là Ngân hàng Mizuho Corporate Bank đang nắm giữ 15% vốn điều lệ của Vietcombank, bảo đảm sự đồng thuận, khả thi trong quá trình thực hiện tăng vốn điều lệ).
Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng đề nghị làm rõ hơn cơ cấu sử dụng vốn được đầu tư bổ sung tại Vietcombank trên cơ sở bảo đảm phù hợp, thống nhất với mục đích đầu tư bổ sung vốn nhà nước, trong đó trọng tâm mở rộng hoạt động kinh doanh, cung ứng tín dụng, tiếp tục đổi mới mô hình quản trị...
(责任编辑:La liga)
- ·Yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh tại một siêu thị điện máy của Media Mart
- ·Sửa luật, lại phiền lòng vì lao động bất hợp pháp tại nước ngoài
- ·Dấu ấn ở phường Tân Hưng
- ·Triều Tiên hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật mới
- ·Dự báo thời tiết đêm 12 ngày 13/3: Hà Nội có mưa rào và dông
- ·Phú Yên ban hành chiến lược thủy lợi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- ·Tổng cục Dự trữ Nhà nước chưa mua đủ số lượng gạo dự trữ Quốc gia
- ·Ðổi mới nội dung, phương thức hoạt động, giúp hội viên phát triển kinh tế
- ·Vụ hơn 70 sinh viên bị ngộ độc: Ngừng kinh doanh nhà hàng, kiểm nghiệm thức ăn
- ·Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam tuyên thệ nhậm chức
- ·Hải Phòng: Ngao chết hàng loạt không rõ nguyên nhân
- ·Bệnh viện đa khoa huyện miền núi Nho Quan điều trị thành công 2 bệnh nhân mắc Covid
- ·Chuyến thăm của ông Macron thêm động lực cho quan hệ Trung Quốc
- ·NATO kết thúc tập trận trên không lớn nhất từ trước đến nay ở châu Âu
- ·Lật tẩy hàng loạt biện pháp phòng tránh virus corona 'dởm' lan truyền trên mạng xã hội
- ·Mỹ cấp gói viện trợ quân sự mới trị giá 325 triệu USD cho Ukraine
- ·Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản
- ·Bầu cử Thái Lan: Đảng Tiến bước chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử
- ·Khi đăng ký xét tuyển, thay đổi nguyện vọng thí sinh đừng quên những điều này
- ·Hà Nội họp khẩn, quyết định phong tỏa thôn Hạ Lôi do liên quan bệnh nhân 243