【ty le keo cai】Kho bạc Nhà nước đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Kho bạc nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để tiếp sức, đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển. Ảnh tư liệu. |
Tạo niềm tin giúp ngư dân bám biển
Theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg (QĐ48) của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, hoạt động dịch vụ khai thác trên các vùng biển xa (Hoàng Sa, Trường Sa, DK1) sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí nhiên liệu đi, về của các tàu hoạt động trên các vùng biển xa tối đa 4 chuyến biển/tàu/năm với các mức hỗ trợ cụ thể.
Đối với tàu cá lắp máy công suất từ 90 đến dưới 150CV sẽ được hỗ trợ 18 triệu đồng/chuyến; tàu cá lắp máy có công suất từ 150 đến dưới 250CV được hỗ trợ 25 triệu đồng/chuyến. Tàu cá có công suất từ 250 đến dưới 400CV được hỗ trợ 45 triệu đồng/chuyến. Riêng đối với tàu cá có công suất trên 400CV được hỗ trợ 60 triệu đồng/chuyến.
Cùng với chính sách hỗ trợ chi phí nhiên liệu, QĐ48 còn quy định về việc hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm thân tàu; bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên; hỗ trợ kinh phí mua máy thông tin liên lạc cho tàu. Các thuyền trưởng, thuyền viên và những người làm việc trên tàu được cung cấp miễn phí nước ngọt, dịch vụ y tế thông thường và chỗ ngủ khi lưu lại trên các đảo có điều kiện cung ứng các dịch vụ theo quy định.
Bên cạnh đó, QĐ48 còn quy định về việc hỗ trợ khắc phục hậu quả đối với thuyền viên và tàu bị nước ngoài bắt giữ, tịch thu hoặc bị đâm hư hỏng, chìm mất tàu…
Qua hơn 13 năm thực hiện QĐ48, ngư dân các vùng biển rất phấn khởi với chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Từ các khoản hỗ trợ này, họ đã mạnh dạn đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu cá có công suất lớn để tham gia khai thác hải sản trên các vùng biển xa, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đặc biệt, chính sách đã tạo được niềm tin để ngư dân yên tâm bám biển, góp phần gia tăng đáng kể sự hiện diện của tàu cá Việt Nam trên các vùng biển xa.
Giúp ngư dân tiếp cận nhanh các khoản hỗ trợ
Là cơ quan thực hiện kiểm soát và thanh toán các nguồn vốn ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã chỉ đạo các đơn vị KBNN đóng trên địa bàn các tỉnh miền biển hết sức chú trọng đến việc chi trả để kinh phí hỗ trợ của Nhà nước đến được với ngư dân nhanh chóng, kịp thời nhất.
Tỉnh Quảng Ngãi có 4.232 tàu cá, hiện 1.736 tàu cá đăng ký tham gia thường xuyên hoạt động tại các vùng biển xa. Hàng năm, tỉnh Quảng Ngãi thực hiện nhiều đợt chi trả tiền hỗ trợ của Nhà nước cho các chủ tàu.
Theo Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 29/3/2024 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc chi trả kinh phí hỗ trợ nhiên liệu cho tàu cá hoạt động khai thác và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa đợt 6/2023, thị xã Đức Phổ có 228 chủ tàu được nhận kinh phí hỗ trợ trong đợt này với tổng số tiền được nhận 47,8 tỷ đồng. Trong đó, chủ tàu nhận nhiều nhất là 400 triệu đồng, nhận ít nhất là 55 triệu đồng tùy thuộc vào số chuyến biển khai thác và công suất thuyền máy hiện có. Cũng trong đợt này, một số chủ tàu còn được hỗ trợ mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên, hỗ trợ máy thông tin liên lạc.
Sau khi nhận được quyết định hỗ trợ của UBND tỉnh và Lệnh chuyển có của KBNN Quảng Ngãi, KBNN Đức Phổ đã tiến hành các thủ tục theo quy định; thông báo đến các xã, phường và gửi giấy mời đến tận các chủ thuyền. Đồng thời, KBNN Đức Phổ đã phối hợp với ngân hàng để đảm bảo đủ lượng tiền mặt đáp ứng chi trả cho bà con ngư dân.
Tính từ tháng 1/2024 đến nay, KBNN Đức Phổ đã thực hiện chi trả trên 112 tỷ đồng cho 578 chủ tàu theo các quyết định hỗ trợ đợt 4, đợt 5, đợt 6 năm 2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Trong tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình cũng có Quyết định số 670/QĐ-UBND về việc trích từ nguồn trung ương bổ sung có mục tiêu để hỗ trợ kinh phí cho các tàu cá tham gia khai thác hải sản trên các vùng biển xa với tổng số tiền hơn 22 tỷ đồng.
Để số tiền này nhanh chóng đến được với các ngư dân, KBNN Quảng Bình đã yêu cầu các đơn vị KBNN huyện, thành phố, thị xã phối hợp với Sở Tài chính của tỉnh đảm bảo nguồn vốn chi trả và công khai lịch cấp tiền hỗ trợ cho ngư dân, thuyền viên để họ biết và đến KBNN làm thủ tục lĩnh tiền hỗ trợ.
Đặc biệt, để ngư dân không phải đợi lâu và để nhanh chóng giải quyết được nhiều chứng từ khi các ngư dân đến cùng một lúc, KBNN Quảng Bình đã yều cầu các đơn vị KBNN huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo công chức được giao chi trả trực tiếp cho ngư dân tranh thủ sắp xếp thời gian để nhập sẵn các thông tin, nội dung vào chứng từ chi. Do đó, khi các ngư dân đến lĩnh tiền hỗ trợ đều được giải quyết nhanh chóng, kịp thời.
Tuy nhiên, cũng theo các đơn vị KBNN, mặc dù đã ưu tiên thực hiện chi trả ngay cho các ngư dân nhưng việc chi trả cũng gặp một số khó khăn nhất định. Cụ thể, về phía KBNN, để chi trả hỗ trợ cho ngư dân bằng tiền mặt, các đơn vị KBNN phải lập hàng trăm chứng từ nên vừa mất nhiều thời gian vừa tăng chi phí văn phòng phẩm. Đồng thời, KBNN còn bị phụ thuộc vào người nhận tiền bởi có những thời điểm ngư dân vẫn ở ngoài khơi xa chưa thể về để nhận tiền, do đó, KBNN phải đợi ngư dân trở về đất liền mới liên hệ để chi trả được. Điều này dẫn đến việc chi trả có những lúc chưa được kịp thời.
Còn về phía ngư dân, để lĩnh tiền hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt, họ phải đến KBNN cung cấp số căn cước công dân để KBNN lập Giấy chuyển tiền chuyển khoản gửi sang ngân hàng, sau đó, ngư dân lại mang thẻ căn cước của mình đến ngân hàng để lĩnh tiền, mất rất nhiều thời gian và chi phí đi lại.
Để khắc phục tình trạng này và để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các ngư dân tiếp cận nhanh với nguồn hỗ trợ, đồng thời thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN, các đơn vị KBNN đã khuyến khích ngư dân nhận tiền qua hình thức chuyển khoản. Hiện đã có nhiều đơn vị KBNN thực hiện việc chi trả theo phương thức chuyển khoản và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của ngư dân. Phương thức chuyển khoản giúp ngư dân nhận được tiền hỗ trợ ngay tức thì cho dù đang ở trong đất liền hay ngoài khơi xa và đặc biệt, tiền được chuyển vào tài khoản rất an toàn.
Có thể thấy, với việc làm tốt công tác chi trả tiền hỗ trợ, các đơn vị KBNN đã và đang cùng với chính quyền địa phương đưa những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trường tồn và là người bạn đồng hành cùng ngư dân bám biển, vươn khơi.
Khách hàng là trọng tâm phục vụ của Kho bạc Xác định từng đồng tiền ngân sách được chi đúng, chi hiệu quả sẽ góp phần làm cho kinh tế - xã hội thêm phát triển; quốc phòng, an ninh thêm vững chắc, Kho bạc Nhà nước luôn có sự đổi mới, cải cách trong công tác kiểm soát, thanh toán vốn ngân sách. Đặc biệt, với việc chi trả kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho ngư dân, các đơn vị Kho bạc nhà nước đã luôn ưu tiên thực hiện ngay khi nhận được quyết định hỗ trợ của tỉnh. Điều này đã cho thấy, Kho bạc nhà nước luôn kiên định với mục tiêu “khách hàng là trọng tâm phục vụ”. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Đẩy mạnh phân cấp, bỏ xin
- ·Món 'vũ nữ chân dài' ở An Giang đắt ngang tôm hùm, khách ăn sạch cả xương
- ·Sa mạc ở Trung Đông bất ngờ trắng xóa vì mưa tuyết chưa từng có
- ·Khách đổ về dãy núi ngay Hà Nội ngắm biển mây, bình minh 'mát lạnh như Đà Lạt'
- ·Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế phối hợp công tác, chia sẻ dữ liệu
- ·Hà Nội xây dựng tour, tuyến du lịch mới gắn với sản phẩm từ sen
- ·Khách Nhật đến Hà Nội ở khách sạn 5 sao, 3 ngày tăng 2kg vì đồ ăn quá ngon
- ·Cảnh tan hoang chưa từng thấy ở khu du lịch Bãi Cháy
- ·5 bước xây dựng nền tảng tiếng Anh vững chắc cho người mất căn bản
- ·Đặt phòng khách sạn nhìn ra kim tự tháp, du khách 'tá hoả' khi tới nơi
- ·Bộ Y tế đề xuất ưu đãi thuế, thuê đất cho sản xuất thuốc
- ·Món đặc sản nguy hiểm, được ví như tử thần hạ gục hàng chục nghìn người
- ·Phú Quốc nhảy vọt trên bảng xếp hạng các đảo tuyệt vời nhất châu Á
- ·Nửa đêm nghe tiếng động lạ, cặp đôi phấn khích chứng kiến cảnh hiếm
- ·Phó Thủ tướng chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn chứng khoán
- ·Hang động gắn với truyền tích Thạch Sanh giải cứu công chúa nằm ở tỉnh nào?
- ·Save Turtles Run 2024
- ·Quảng Ninh dự định thay thế hoàn toàn tàu du lịch vỏ gỗ bằng vỏ thép
- ·Giá vàng hôm nay 19
- ·NovaWorld PhanThiet đón hàng trăm ngàn lượt khách trong ngày ‘Cảm ơn Bình Thuận’