【bxh vdqg iran】Kinh tế Việt Nam vẫn giữ được niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước
SHB liên tiếp được vinh danh các giải thưởng uy tín quốc tế và trong nước Nhìn lại chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước qua VDB giai đoạn 2006 - 2021 Kinh tế đối ngoại: Việt Nam thuộc những nước đi đầu khu vực trong hợp tác kinh tế đa phương |
Diễn đàn có sự tham gia thảo luận sôi nổi của GS.TS Hoàng Văn Cường – Đại biểu Quốc hội khóa XV,ếViệtNamvẫngiữđượcniềmtincủanhàđầutưtrongvàngoàinướbxh vdqg iran Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; TS Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế; TS Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Economica Vietnam.
Toàn cảnh diễn đàn. |
GS.TS Hoàng Văn Cường: Chúng ta đã thực hiện được mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”
Ở Việt Nam, làn sóng dịch lần thứ 4 ập đến khi chúng ta đang ở trạng thái “Zero vắc xin”, vì vậy, buộc lòng chúng ta phải thực hiện cách ly xã hội để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tính mạng, đời sống nhân dân và công tác phòng, chống dịch.
Chỉ mới cách ly 19 tỉnh, thành trong thời gian đầu đã khiến nền kinh tế không còn đủ sức chống chọi và mức tăng trưởng “rơi tự do” từ 6,61% ở quý 2 xuống -6,1% ở quý 3. Điều đó chứng tỏ nền kinh tế nói chung, DN nói riêng hết sức khó khăn và kiệt quệ sau 2 năm sống chung với dịch bệnh.
Trong bối cảnh đầy rẫy khó khăn, chúng ta đã có những phản ứng rất nhanh nhạy. Từ “Zero vắc xin” vào tháng 4 thì nay Việt Nam đã nằm trong nhóm 10 quốc gia có độ bao phủ vắc xin rộng nhất. Hiện nay, mỗi ngày vẫn có hàng chục nghìn người nhiễm mới nhưng các hoạt động kinh tế - xã hội vẫn tương đối bình thường.
Sau thời gian giãn cách xã hội, chuyển sang chiến lược thích ứng, linh hoạt theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, ngay lập tức nền kinh tế đã phục hồi trở lại, vươn lên rất nhanh, đạt mức tăng trưởng cả năm là 2,58%.
Tổng kết năm 2021, các cân đối lớn vẫn được đảm bảo, thu ngân sách nhà nước đạt khá, thu đủ chi, không để thâm hụt quá lớn; làm đủ ăn, sản xuất nông nghiệp có một năm thành công, được mùa được giá; xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng 22%; kinh tế vĩ mô ổn định; các chỉ số đều được kiểm soát trong giới hạn. Qua đó, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư với Việt Nam, nguồn đầu tư nước ngoài vẫn tăng. Đời sống kinh tế - xã hội, người dân ổn định.
Chúng ta đã thực hiện được mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
TS Vũ Đình Ánh: Kinh tế sẽ sớm phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng
Chưa bao giờ nền kinh tế phải chịu một cú sốc nặng như năm 2021. Chúng ta phải đối mặt với những điều chưa có tiền lệ nhưng vẫn đạt được những kết quả tích cực trong việc duy trì, ổn định kinh tế vĩ mô.
Trụ cột của nền kinh tế là nguồn cung cho thị trường thế giới khá tốt, chúng ta đã tận dụng được cơ hội đó để vượt qua khó khăn và đạt thành tích xuất khẩu ấn tượng trong năm 2021. Từ đó tác động tích cực đến cán cân thương mại, cán cân tài khoản vãng lai, cán cân thanh toán.
Trong nước, mặc dù gián đoạn nguồn cung nhưng tổng cầu trong nước năm 2021 lại giảm. Đây là yếu tố quan trọng giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong bối cảnh dịch bệnh. Nhiều mặt hàng thiết yếu không có biến động lớn về giá dù bị gián đoạn bởi cung ứng hay tác động bởi dịch bệnh. Việc duy trì lạm phát dưới 2% trên nền tảng giá cả ổn định là một thành công.
Một trong những hỗ trợ lớn cho DN đã thực hiện trong năm 2021 là giảm lãi suất cho vay.
Chính sách tài khóa, thu chi ngân sách, việc kiểm soát nợ công, kiềm chế thâm hụt ngân sách được đảm bảo trong bối cảnh phải bố trí nhiều khoản chi quy mô chưa từng có liên quan đến phòng, chống dịch trên cả nước trong thời gian dài.
Dự trữ ngoại hối năm 2021 lên tới mức kỷ lục là trên 100 tỷ USD. Đặc biệt, đồng Việt Nam không mất giá mà còn lên giá khoảng 1% so với USD.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2021 vẫn tiếp tục tăng so với năm 2020. Nếu khu vực kinh tế nhà nước và khu vực FDI có tốc độ tăng vốn giảm so 2020 thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn tăng và bù đắp được phần giảm của 2 khu vực kia. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có cam kết đầu tư với số vốn cam kết tăng hơn so với năm 2020.
Như vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn giành được niềm tin của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định như vậy, chúng ta sẽ sớm phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng đã đạt được trong giai đoạn trước khi dịch bệnh diễn ra.
TS. Lê Duy Bình: Phải đặt ra những mục tiêu lớn, không chỉ cho năm 2022 mà cho cả giai đoạn
Chúng ta có thể chờ đợi rất nhiều những cơ hội vào năm 2022.
Nhiều cơ hội đã được hiện thực hóa trong thời gian qua, ví dụ như việc đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế thể hiện qua con số 660 tỷ USD xuất nhập khẩu trong năm 2021. Cùng với đó là khả năng thích ứng của DN, trong bối cảnh khó khăn nhưng vẫn có thể đảm bảo sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ đáp ứng được thị trường. Điều đó cho thấy niềm hi vọng cho năm 2022 là nhu cầu của thị trường quốc tế đối với hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự phục hồi của một số bạn hàng lớn của Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…cũng sẽ tạo ra nhu cầu rất lớn cho hàng hóa dịch vụ của Việt Nam. Khả năng thích ứng, tinh thần doanh nhân của doanh nghiệp Việt Nam, tinh thần khởi nghiệp của người dân Việt Nam cũng đã được khẳng định thông qua những thống kê về hoạt động của DN cả về số lượng lẫn số vốn,… Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể chờ đợi vào sự nỗ lực của DN để góp phần cho sự phát triển kinh tế.
Chúng ta cũng có thể kỳ vọng vào sự phục hồi đã được chứng minh trong năm 2021 của dòng vốn đầu tư FDI. Các nhà đầu tư nước ngoài dường như đã tiếp tục đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam thông qua việc nhìn vào những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, quyết tâm của Chính phủ trong cải cách môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư. Đó là những niềm hi vọng, những cơ hội mà chúng ta có thể trông chờ trong năm 2022.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kỳ vọng rằng những yếu tố thuận lợi hơn của môi trường đầu tư trong nước cũng sẽ tiếp tục kích thích đầu tư tư nhân. Ta cũng có thể kỳ vọng vào đầu tư công giai đoạn mới bắt đầu tăng mạnh khi khó khăn của dịch bệnh đã qua đi. Nhất là chi tiêu công cũng hi vọng được đẩy mạnh, từ đó sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế năm 2022.
Không thể không kể đến kỳ vọng về tác động của gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế vừa được Quốc hội thông qua.
Với những kỳ vọng đó, năm 2022 đóng vai trò rất quan trọng, gánh trên vai trọng trách của năm 2021, là năm chúng ta phải đặt ra những mục tiêu lớn, phải nhận diện cụ thể những thách thức để có giải pháp vượt qua chính mình, vượt qua khó khăn, không chỉ có tốc độ tăng trưởng tốt, bền vững trong năm nay mà cả giai đoạn tới./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Kết quả cuộc họp khẩn xem xét dữ liệu thử nghiệm lâm sàng vaccine Nanocovax
- ·Chặn bắt đối tượng tàng trữ nửa kg ma túy đá
- ·Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về giải pháp công nghệ trong hoạt động của Quốc hội
- ·Tài xế xe máy vi phạm hàng chục lần, ngỡ ngàng nhận phiếu phạt nguội tiền triệu
- ·Khẩu trang bất lương
- ·Dự báo thời tiết 21/3/2024: Miền Bắc có sương mù trở lại, nền nhiệt tăng nhanh
- ·Giám đốc Công an trực tiếp xử lý tin báo vi phạm nồng độ cồn qua đường dây nóng
- ·Tài xế xe máy vi phạm hàng chục lần, ngỡ ngàng nhận phiếu phạt nguội tiền triệu
- ·Kỳ vọng mục tiêu đạt 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2025
- ·Dự báo thời tiết 4/4/2024: Miền Bắc giảm dần nắng nóng
- ·Chỉ đạo 'nóng' của Chính phủ để gỡ ‘thẻ vàng’ thủy sản
- ·3 cây sao đen trăm tuổi đều chết trước nhà mới xây, sự trùng hợp ngẫu nhiên?
- ·Hành trình truy tìm tài xế lái ô tô tông chết người rồi bỏ trốn ở Hải Dương
- ·Đợt nắng nóng đến đặc biệt gay gắt đổ bộ miền Bắc đến Phú Yên từ 31/3
- ·Tổng tài sản của VietinBank năm 2020 tăng hơn 8%
- ·Cháy xe container dưới chân cầu Phú Mỹ, giao thông TP Thủ Đức qua quận 7 tê liệt
- ·TP.HCM: Mát lòng vì 'trạm giải khát' miễn phí giữa nắng nóng gần 40 độ C
- ·Đại biểu Quốc hội tiếc nuối khi đất vàng hai bờ sông Hồng ở Hà Nội đang bỏ hoang
- ·Sẵn sàng rau màu, hoa kiểng phục vụ thị trường tết
- ·Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về giải pháp công nghệ trong hoạt động của Quốc hội