【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá thân hoa thượng hải】Mong muốn ngành Tài chính tiến xa hơn trên chặng đường phía trước
Sự mẫn tiệp vốn có cùng với cách nói chuyện lôi cuốn của người đứng đầu ngành Tài chính đã khiến thời gian trôi nhanh hơn. Nhưng chỉ nhiều nhặn hơn một tiếng đồng hồ ấy,ốnngànhTàichínhtiếnxahơntrênchặngđườngphíatrướthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá thân hoa thượng hải chúng tôi đã thấy được một “bức tranh toàn cảnh” về ngành Tài chính với đầy ắp những con số, sự kiện, những thành công tiếp nối thành công.
Niềm vui nhân đôi
Thật hiếm khi chúng tôi được nghe vị “Tư lệnh” của ngành Tài chính trải lòng về công việc, về cuộc sống kể từ khi ông nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nhưng trong một buổi cuối năm đặc biệt, ông đã dành thời gian để chia sẻ về những việc đã làm được và những trăn trở của mình trước thềm xuân mới Quý Tỵ 2013.
"Mặc dù dư địa chính sách tài chính rất hạn hẹp, nhưng trong bối cảnh DN gặp nhiều khó khăn, việc "cứu" doanh nghiệp thông qua các giải pháp về thuế lại trở nên cấp bách hơn bao giờ hết!". Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã mở đầu câu chuyện với chúng tôi bằng những trăn trở như thế.
Trên thực tế, ngay sau khi đón nhận kết quả quý I-2012, dư luận dấy lên không ít lo ngại khi lạm phát mặc dù xuống thấp nhưng tăng trưởng cũng chùng lại, sản xuất của DN đình đốn và hàng tồn kho gia tăng… Ngay lập tức, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ nhiều giải pháp miễn, giảm, gia hạn thuế cho DN và được cụ thể hóa trong Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ và thừa ủy quyền Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 29/2012/QH13 về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Hơn 26.000 tỷ đồng miễn, giảm, gia hạn thuế cho DN tuy không lớn nhưng có thể coi đó là liều thuốc hỗ trợ giúp "hồi sinh" nhiều DN. Kết quả là đã có hơn 50.000 DN công bố thành lập mới. Trong đó, sự nỗ lực của cộng đồng DN nhỏ và vừa đã và đang trở thành một động lực thúc đẩy nền kinh tế thoát khỏi khó khăn.
Chúng tôi đặt câu hỏi với Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Ông cho biết: “Có thể nói chưa bao giờ thu ngân sách lại khó khăn như năm nay. Nhưng ngành Tài chính đã không ngần ngại đề xuất tháo gỡ khó khăn cho DN bằng nhiều giải pháp về thuế, thực hiện "giảm thu" để "nuôi dưỡng nguồn thu và để tăng thu". Bằng sự quyết liệt trong hành động và đoàn kết trong thực hiện của toàn ngành Tài chính, chúng ta có thể báo cáo với Quốc hội, với Chính phủ, ngành Tài chính đã hoàn thành dự toán thu- chi ngân sách”.
Trong điều hành ngân sách năm 2012, dư địa trong chính sách vô cùng hạn hẹp khi vừa phải đảm bảo nhiệm vụ thu để đáp ứng các nhu cầu chi; vừa phải thực hiện các giải pháp miễn, giảm, giãn, hoàn thuế cho DN. Những năm trước, mục tiêu hoàn thành dự toán thu ngân sách dường như là “chuyện đương nhiên” thì năm 2012 là năm “thử thách rất khốc liệt”- theo cách gọi của Bộ trưởng Vương Đình Huệ.
Cho đến ngày cuối năm khi nhiệm vụ đã hoàn thành, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã “hé lộ” những giây phút “căng thẳng” trong điều hành: “Năm nay khó khăn vì tăng trưởng và lạm phát đều thấp, thì chuyện giảm thu là tất yếu. Đến tận cuối tháng 11 và giữa tháng 12, khả năng hoàn thành tổng thể dự toán cân đối ngân sách vẫn rất khó”.
Cất giọng nói vang sâu, đôi mắt cương nghị như đang cười, Bộ trưởng Vương Đình Huệ chia sẻ niềm vui: “Với sự cố gắng và nỗ lực của toàn ngành Tài chính, chúng ta đã hoàn thành kế hoạch thu - chi NSNN năm 2012 theo dự toán Quốc hội quy định, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế. Thu về XNK giảm mạnh nhưng về tổng thể thu ngân sách đạt và vượt dự toán. Tất cả các khoản chi ngân sách đều được đảm bảo, đặc biệt các khoản chi cho an sinh xã hội tăng trên 20% so với năm 2011. Các chính sách tài khóa đã phát huy tác dụng với các giải pháp giãn, giảm, miễn, hoàn thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Đây có thể coi là "thắng lợi kép" trong điều hành kế hoạch thu- chi NSNN năm 2012!”.
Đúng vậy, giờ đây nhìn lại cả 1 năm mới thấy hết những nỗ lực vượt bậc của ngành Tài chính từ người đứng đầu cho đến những cán bộ thuế, hải quan nơi cửa khẩu xa xôi… Trong mạch cảm xúc đó, Bộ trưởng vẫn không quên nhắc nhở: “Quan trọng là có sự tham gia vào cuộc rất quyết liệt và có hiệu quả của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, chứ riêng ngành Tài chính thì làm không xuể!”.
Cán bộ tốt sẽ quyết định tất cả Khi được hỏi về những việc còn trăn trở, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết: "Trăn trở về Ngành thì rất nhiều, nhưng có lẽ điều mà không chỉ tôi mà Ban cán sự Đảng lãnh đạo bộ tài chính còn trăn trở và đang tập trung để thực hiện đó là xây dựng đội ngũ cán bộ công chức của ngành Tài chính trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu được giao. Chúng ta không thiếu chuyên gia giỏi nhưng nếu không chuẩn bị tốt sẽ không tránh khỏi hẫng hụt". Bộ trưởng ví von đào tạo chuyên gia phải như sóng vỗ, phải liên tục mới có được chuyên gia giỏi. "Với đội ngũ hiện nay của Ngành, tôi thấy rất yên tâm, nhưng phải tiếp tục phát triển trên cái nền sẵn có đấy. Cuộc sống mà không vận động thì sẽ có nguy cơ tụt hậu", Bộ trưởng nhấn mạnh. sắp tới Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính sẽ có Nghị quyết chuyên đề về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người lao động của ngành Tài chính trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Kết quả rõ nét trên nhiều mặt công tác
Cứ thế, sự nhiệt huyết và lối nói chuyện sôi nổi, cuốn hút của người đứng đầu ngành Tài chính đã cuốn chúng tôi vào câu chuyện của ông . Tôi trộm nghĩ, đó cũng là cách “truyền lửa” của ông khiến cả ngành Tài chính guồng theo, để cuối năm cùng nhìn lại đã có nhiều thành tựu nổi bật trên các mặt công tác.
Trong các giải pháp điều hành tài chính- ngân sách năm 2012, với tư cách là người “chèo lái con thuyền tài chính”, Bộ trưởng có thể cho biết những kết quả nào ông tâm đắc nhất?
Bộ trưởng Vương Đình Huệ chia sẻ: “Năm 2012 đánh dấu những thành tựu nổi bật trên nhiều mặt công tác của ngành Tài chính. Trước tiên phải kể đến Chiến lược tài chính đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Như vậy đã rõ đường hướng, bước đi của ngành Tài chính trong 10 và 20 năm tới để hướng tới xây dựng nền tài chính Quốc gia lành mạnh. Các Chiến lược nợ công giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án tái cơ cấu DNNN; Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và DN bảo hiểm… cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục trình Chính phủ một số chiến lược để cơ bản hoàn thành bộ chiến lược của ngành Tài chính trong năm 2013.
Năm 2012 cũng phải kể đến thành công nổi bật trong xây dựng hệ thống pháp luật về tài chính. Quốc hội thông qua Dự án Luật Quản lý thuế sửa đổi và nhiều Dự án Luật quan trọng trong lĩnh vực tài chính như Luật Dự trữ Quốc gia; Luật Thuế TNCN (sửa đổi); Luật Giá. Bộ Tài chính cũng đã hoàn thành dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Thuế TNDN (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế GTGT dự kiến trình Quốc hội thông qua vào năm 2013, tiếp đến là sửa đổi Luật NSNN và Luật Hải quan…”.
Trong câu chuyện, nhiều lần Bộ trưởng nhắc đi nhắc lại câu nói: “Vất vả lắm! Công sức bỏ ra nhiều lắm!” để chúng tôi thấy hết được những thành quả khi xây dựng khối lượng văn bản pháp luật đồ sộ ấy chỉ trong một thời gian rất ngắn!
Trở lại câu chuyện còn dang dở về những “việc lớn” của ngành, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cất giọng hồ hởi: “Trong một thời gian ngắn chúng ta đã quy hoạch trên phạm vi toàn quốc cho 26.000 chức danh cán bộ lãnh đạo các cấp của ngành Tài chính. Trong đó, đã phát huy rất cao tính dân chủ. Cán bộ có quyền lựa chọn, “gạn đục khơi trong”, lựa chọn được đội ngũ cán bộ kế cận cho 5 năm tới”.
Thử thách là để vượt qua. Đối với ngành Tài chính, năm qua đã đón nhận nhiều thử thách như thế. Bây giờ, khi ngồi điểm lại những việc đã làm được, khi thị trường trái phiếu đã tăng trưởng 150%, Bộ trưởng nhớ lại những “sóng gió” của thị trường chứng khoán. Ông dùng từ “một thử thách dữ dằn” để nói về thị trường này. Với biệt tài nhớ chính xác từng con số, từng thời điểm, vị “Tư lệnh” của ngành Tài chính đã “vẽ” nên những mảng màu sáng, tối và coi đó là “một kỷ niệm đáng nhớ” trong công tác điều hành.
Dồn lực cho tăng trưởng vĩ mô
Năm 2013, Chính phủ vẫn tiếp tục dồn ưu tiên cho ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát thấp hơn và tăng trưởng cao hơn 2012. Bộ trưởng có thể cho biết hướng ưu tiên trong điều hành chính sách tài khóa năm 2013?
Bộ trưởng cho biết: "Năm 2013 sẽ là năm khó khăn, thử thách, nhất là vấn đề tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu. Đây là nhiệm vụ trọng điểm của quốc gia, trong đó ngành Tài chính có nhiệm vụ quan trọng. Ngoài ra, Ngành sẽ tập trung thực hiện các cân đối lớn nhất là cân đối thu- chi để đảm bảo các chỉ tiêu bội chi, an toàn nợ công, nợ quốc gia Quốc hội đã quyết định; Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng, cơ cấu lại các khoản thu, chi, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; tạo điều kiện huy động, khai thác tích cực các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, phục hồi, mở rộng sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế, phí, lệ phí theo hướng giảm dần nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là tái cấu trúc các DNNN...".
Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng, với việc hoàn thành cơ bản các bộ chiến lược của ngành Tài chính, sự đồng lòng đồng sức, đoàn kết nhất trí trong toàn ngành, ngành Tài chính sẽ tiếp tục “gặt hái” được nhiều thành công hơn nữa trong năm 2013.
Câu chuyện khiến tôi chợt nhận ra ông rõ ràng hơn. Vị Bộ trưởng dễ gần và hòa đồng ấy là người hết lòng vì công việc, vì những gì mà Ngành cần phải đạt được và hướng tới. Chính vì “xắn tay trực tiếp vào việc” mà ông hiểu sâu sắc và toàn diện công việc của Ngành mặc dù đứng trên cương vị “Tư lệnh” Ngành chưa lâu. Cứ thế, câu chuyện của ông cuốn hút chúng tôi không chỉ ở những kết quả ngành Tài chính đã và đang đạt được, mà còn mong muốn cho Ngành tiến xa hơn trên chặng đường phía trước.
Ngành hải quan nhiều năm qua luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Dành nhiều tình cảm ưu ái cho ngành Hải quan, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết: "Tôi đã đi thăm và làm việc không ít lần ở tất cả các cấp của ngành Hải quan, từ Tổng cục, cấp Cục cho tới Chi cục, cửa khẩu. Hải quan có 3 cái nhất và cũng là 3 nhiệm vụ hàng đầu của ngành Hải quan, đó là: Đảm bảo tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại với nước ngoài; Đảm bảo an ninh chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế XNK. Trên cả 3 lĩnh vực này, ngành Hải quan đều thực hiện tốt trong năm qua. do yếu tố khách quan, ngành Hải quan Thu ngân sách không đạt dự toán nhưng nếu tính toán với mức thu đạt gần 200.000 tỷ đồng thì coi như ngành Hải quan đã hoàn thành nhiệm vụ. Tôi nghĩ rằng, chắc chắn ngành Hải quan trong năm 2013 sẽ thực hiện tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ được giao". Ngành Hải quan nhiều năm qua luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đặc biệt chỉ tiêu thu ngân sách luôn đạt và vượt 10% dự toán. Năm 2012 do những nguyên nhân khách quan, thu ngân sách của ngành Hải quan không đạt được chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, trên một “mặt trận” khác của ngành Hải quan, Bộ trưởng lưu ý Ngành cần chú trọng hơn nữa vai trò, vị trí quan trọng trong đảm bảo an ninh an toàn cộng đồng, chống gian lận thương mại, chống vũ khí cháy nổ và tạo thuận lợi cho thương mại để thúc đẩy kinh tế phát triển, trở lại thúc đẩy cho nguồn thu ngân sách. Đây cũng là mục tiêu hướng đến của Hải quan hiện đại khi các nguồn thu thuế XNK giảm dần theo cam kết và các hoạt động quản lý Nhà nước về Hải quan vẫn phải đảm bảo tạo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động XNK, đầu tư, du lịch, dịch vụ... Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng, trong năm 2013, ngành Hải quan tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình để giảm thiểu chi phí cho DN, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động XNK nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. |
Bộ trưởng thường làm gì vào những ngày Tết Câu hỏi thoáng đưa ký ức ùa về, hiện lên qua ánh mắt và lắng đọng trong giọng nói của Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Ông bảo: “Năm mới bao giờ tôi cũng dành thời gian bên mẹ. Quê hương và gia đình có ý nghĩa đặc biệt đối với tôi. Hễ rảnh là tôi tìm yên tĩnh trong gia đình, dành thời gian cho gia đình nhỏ và gia đình lớn của mình”. Công việc bận rộn nhưng trong đời thường, vị “Tư lệnh” của ngành Tài chính có khá nhiều tài lẻ như làm thơ, yêu thích văn nghệ và thể thao. Trước thắc mắc về việc ông dành thời gian cho riêng mình và những niềm đam mê của mình như thế nào, với lối đối đáp rất nhanh, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đùa: “Là tài chẵn của mình chứ không phải tài lẻ đâu. Cũng không được vui lắm vì tài chẵn của mình lại không bằng tài lẻ của người khác. Tôi xuất thân từ cán bộ đoàn, là Bí thư đoàn phải có đam mê mới cuốn người khác vào được. Còn thể thao, là phải tranh thủ, thường 6-7 giờ tối mới cầm vợt bóng bàn lên tầng 10 của Bộ…”. Công việc choán hết thời gian đã không cho phép chúng tôi được phỏng vấn Bộ trưởng quá lâu. Nhưng trước khi ra về, ông không quên nhắc chúng tôi: “Báo chí không nên nói gì về cá nhân Bộ trưởng mà phải nói đến những đóng góp của tập thể Lãnh đạo Bộ và cả ngành Tài chính. Chứ một mình Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ không làm gì được đâu!”. Ông nói rằng, ngành Tài chính có nhiều lắm những gương người tốt việc tốt trên tất cả các “mặt trận” và báo chí cần biểu dương, nhân rộng. .
Minh Anh
(责任编辑:World Cup)
- ·Nỗi trăn trở của cậu học trò nghèo thương mẹ
- ·MobiFone ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với VEC
- ·Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc xây dựng luật về biến đổi khí hậu
- ·Vì sao chất lượng không khí tại Hà Nội chạm ngưỡng “rất xấu” những ngày đầu năm 2021?
- ·Rắc rối chuyện sổ bảo hiểm cũ
- ·TP.HCM kêu gọi người dân hỗ trợ các thương nhân kinh doanh hoa
- ·Tăng cường phối hợp, đẩy nhanh tiến độ dự án nạo vét, gia cố Suối Cái
- ·Giá xăng, dầu cùng giảm
- ·Vợ mang bầu, chồng tranh thủ ‘tòm tem’ ở ngoài
- ·Bình Dương kiến nghị bổ sung tăng công suất nguồn phát từ điện mặt trời, điện rác
- ·Người dân vô tư xả rác xuống lòng kênh
- ·Thủ tướng ra công điện thúc tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc – Nam
- ·“Mừng bạn về nhà”
- ·Tận tâm phục vụ nhân dân
- ·Nhói lòng mẹ dị tật bới rác nuôi con
- ·Năm 2020, thiên tai dị thường gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng
- ·9 giải pháp trọng tâm phát triển TP.HCM trong năm 2021
- ·Năm 2021, tăng trưởng 6,5% là phù hợp
- ·Có con riêng trước khi lấy chồng…
- ·Gần 800 gian hàng tham dự Hội chợ máy và nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương 2024