【u19 áo vs】Thị trường chứng khoán: Chỉ điều chỉnh ngắn hạn, khó xuất hiện một nhịp giảm sâu
Vì sao thị trường có phiên giảm mạnh?ịtrườngchứngkhoánChỉđiềuchỉnhngắnhạnkhóxuấthiệnmộtnhịpgiảmsâu19 áo vs
Thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước có phiên giảm mạnh khá bất ngờ ngày 7/9, sau chuỗi đi ngang kéo dài 3 tuần và chỉ số VN-Index không thể dứt điểm ngưỡng cản 1.286 điểm. Đóng cửa phiên 7/9, chỉ số VN-Index giảm tới -34,23 điểm còn 1.243,17 điểm. Sau phiên giảm mạnh, chỉ số có hồi phục nhẹ trong phiên sáng 8/9, song áp lực vẫn chưa dứt nên đóng cửa giảm thêm 8,57 điểm, còn 1.234,60 điểm.
Bình luận về phiên giảm sâu ngày 7/9, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, TTCK trong nước giảm mạnh nhất 2 tháng qua và thanh khoản tăng đột biến là biểu hiện của áp lực bán gia tăng hoặc bán cắt lỗ sau chuỗi đi ngang kéo dài 3 tuần vừa qua. Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia của MBS, nhịp giảm của thị trường là hoàn toàn bình thường sau khi chứng khoán thế giới đã giảm mạnh ở tuần trước, sự kỳ vọng của nhà đầu tư về câu chuyện room tín dụng cũng không có nhiều tác động đến nhóm cổ phiếu ngân hàng trong các phiên gần đây.
Diễn biến chỉ số VN-Index. Nguồn: MBS. |
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, bà Trần Thị Khánh Hiền – Giám đốc Khối phân tích Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT), lý giải TTCK Việt Nam giảm điểm khá mạnh trong phiên ngày 7/9 do chịu tác động bởi đà sụt giảm thời gian vừa qua của TTCK quốc tế. Sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát đi thông điệp “cứng rắn” rằng sẽ tiếp tục theo đuổi nâng lãi suất cho đến khi lạm phát giảm đáng kể tại Hội nghị Jackson Hole diễn ra hồi cuối tháng 8, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã chứng kiến nhịp điều chỉnh gần 10% từ giữa tháng 8. Đà giảm điểm đã lan tỏa sang các thị trường mới nổi và trong bối cảnh đó, mặc dù có một số yếu tố hỗ trợ như rút ngắn chu kỳ giao dịch, nới room tín dụng, song TTCK Việt Nam cũng khó đi ngược lại xu thế chung.
Ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) cho biết thêm, ở trong nước, TTCK Việt Nam đã tăng khá tốt trong tháng 8 và gần đây chịu áp lực bán gia tăng trong ngắn hạn. Điều này khiến tâm lý nhà đầu tư, bao gồm là tâm lý chốt lời sẽ dễ kích hoạt hơn khi thị trường xuất hiện các thông tin không tích cực hoặc không đạt được như kỳ vọng.
Cùng với đó, theo ông Đỗ Bảo Ngọc, biến động trên thị trường tiền tệ Việt Nam gần đây có nhiều dấu hiệu căng thẳng như: tỷ giá VND/USD tăng khá, lãi suất liên ngân hàng tăng, lãi suất huy động cũng tăng theo,… đã khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng nhiều hơn.
“Riêng trong ngày 7/9, việc cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng có sự lan truyền chưa chính thống theo hướng hạn mức tín dụng được cấp mới chỉ ở mức rất thấp so với kỳ vọng trước đó. Chính điều này đã khiến nhiều nhóm cổ phiếu lớn như bất động sản, ngân hàng,… bị bán mạnh, làm VN-Index có phiên giảm mạnh khi đóng cửa” - lãnh đạo CSI cho hay.
Khả năng có nhịp giảm mạnh và kéo dài là không cao
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Trần Đức Anh – Giám đốc Vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, thị trường giảm khá mạnh không thuần tuý là do các yếu tố tâm lý ngắn hạn. Kết hợp với việc thị trường đã trải qua 1 nhịp hồi phục tương đối dài từ đầu tháng 7, thì thị trường sẽ cần một nhịp nghỉ để giảm tải áp lực chốt lời, cũng như chờ đợi xu hướng rõ ràng hơn của thị trường toàn cầu trước kỳ họp tháng 9 của FED trong bối cảnh trong nước hiện vẫn đang là vùng trũng thông tin.
“Một nhịp giảm mạnh và kéo dài từ vùng giá hiện tại không được đánh giá cao khi mà nền tảng vĩ mô và vi mô cơ bản trong nước vẫn đang có ảnh hưởng tích cực lên TTCK trong nước” - ông Trần Đức Anh nhấn mạnh.
Chuyên gia của KBSV cho biết thêm, nền tảng vĩ mô trong nước vẫn là lực đỡ lớn nhất kỳ vọng giúp thị trường hồi phục trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang được dự báo tăng trưởng GDP cao trong năm nay, ở mức quanh 7,5%, nhờ các hoạt động kinh tế khôi phục sau Covid-19, trong khi rủi ro về lạm phát cũng đã hạ nhiệt khi mà giá xăng dầu, lương thực thực phẩm, hàng hóa sắt thép… cũng đã cho dấu hiệu hạ nhiệt. Những yếu tố này tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó phản ánh lên mặt bằng giá cổ phiếu.
Dù vậy, “rủi ro vĩ mô về tỷ giá cũng là yếu tố cần lưu ý và quan sát kỹ lưỡng khi mà đồng USD có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây trước các tín hiệu về việc tăng lãi suất mạnh tay của FED” – ông Trần Đức Anh lưu ý.
* Ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam:
Sau mỗi đợt điều chỉnh luôn là cơ hội sàng lọc cho đầu tư trung, dài hạn
Ông Đỗ Bảo Ngọc |
TTCK sẽ cần thời gian để thẩm thấu hết những thông tin tác động tiêu cực trước khi tạo ra vùng cần bằng mới. Việc các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát sẽ còn tác động tiêu cực lên các thị trường chứng khoán trên thế giới và Việt Nam có thể cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, TTCK Việt Nam vẫn có nhiều yếu tố hỗ trợ từ tăng trưởng vĩ mô và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tôi cho rằng, sau mỗi đợt điều chỉnh thì luôn là cơ hội cho các nhà đầu tư sàng lọc đầu tư trung và dài hạn ở những doanh nghiệp hàng đầu có tiềm năng tăng trưởng cao nhưng giá cổ phiếu thì cũng giảm theo quá trình điều chỉnh của thị trường chung.
* Bà Trần Thị Khánh Hiền – Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT:
Những yếu tố hấp dẫn hỗ trợ thị trường vẫn còn đó
Bà Trần Thị Khánh Hiền |
Tôi vẫn cho rằng, những yếu tố hấp dẫn hỗ trợ cho TTCK vẫn còn đó như về nội tại cơ bản, Việt Nam có thể ghi nhận tăng trưởng GDP rất cao trong quý III/2022 so với mức thấp của cùng kỳ 2021; hoặc việc nới room tín dụng gần đây sẽ phần nào khơi thông dòng chảy của vốn trong thời gian tới. TTCK Việt Nam có thể phải đối mặt với một đợt điều chỉnh ngắn hạn trong tháng. Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản của thị trường đang được cải thiện, tôi cho rằng sự điều chỉnh này tạo ra cơ hội tích lũy cho các nhà đầu tư để xây dựng danh mục có chất lượng cho quý IV/2022 và năm 2023.
* Ông Trần Đức Anh – Giám đốc Vĩ mô và Chiến lược thị trường, KBSV:
Vùng giá 1.400 điểm của VN-Index là hoàn toàn khả thi vào cuối năm
Ông Trần Đức Anh |
Có quá nhiều yếu tố ngoại biên có thể ảnh hưởng đến xu hướng thị trường từ nay đến cuối năm, như: Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới, rủi ro suy thoái tại Mỹ và EU, chính sách Zero Covid và thị trường bất động sản của Trung Quốc, xung đột Nga – Ukraine, giá dầu, lạm phát toàn cầu,…
Tuy nhiên, nếu chỉ thuần túy nhìn vào các yếu tố cơ bản, nền tảng trong nước, tôi duy trì đánh giá triển vọng tích cực của thị trường từ nay đến cuối năm. Với kỳ vọng yếu tố vĩ mô thuận lợi giúp duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhóm doanh nghiệp niêm yết trong quý III và quý IV ở mức quanh 20%, vùng giá 1.400 điểm của VN-Index là hoàn toàn khả thi.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
- ·CLB Nam Định ngược dòng đánh bại đội bóng Singapore tại Cúp châu Á
- ·Sau nhiều vấp ngã, vợ chồng lão nông vươn lên thành triệu phú
- ·Không tăng lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay
- ·Quà tặng sức khỏe ý nghĩa trong dịp Tết Nguyên đán 2025
- ·Novak Djokovic: Tay quái kiệt thách thức… thời gian
- ·Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- ·Nghệ nhân biến rơm thành sản phẩm trưng bày ứng dụng cao
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·Sáng thong thả đạp xe đi làm, công nhân nhận lương đến 15 triệu đồng/tháng
- ·Nuôi loài côn trùng nhập ngoại, nhà nào cũng rủng rỉnh tiền
- ·Nghe hướng dẫn thụt rửa đại tràng "chữa bệnh", người phụ nữ Hà Nội gặp họa
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·Loại quả được coi là "thần dược phòng the", 500.000 đồng/kg vẫn hút khách
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi các nước cùng kiến tạo tương lai hòa bình
- ·Viktor Hovland vô địch giải đấu tại Mexico
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·Thầy giáo chi 30 triệu đồng mở trang trại nuôi lươn, mỗi năm lãi 2 tỷ đồng