【cược đá bóng】Khắc phục tình trạng ngán, ngại học lý luận chính trị
(CMO) Trong bối cảnh hiện nay, xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị là quyết tâm lớn của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân nước ta dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những rào cản cho công việc hệ trọng này chính là tình trạng ngán ngại, thậm chí là e sợ học tập lý luận chính trị (LLCT) của một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ÐV), công chức, viên chức. Nhận diện được nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục tình trạng này cũng chính là vấn đề mấu chốt để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị của đội ngũ CB, ÐV, công chức, viên chức, góp phần xây dựng Ðảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Hình thành thói quen, nhu cầu tự thân, tự giác của cán bộ, đảng viên là giải pháp căn cơ, bền vững nhất để khắc phục tình trạng ngán ngại, e sợ học tập lý luận chính trị. (Trong ảnh: Lớp tập huấn lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác cho hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện U Minh tổ chức tại Trung tâm Chính trị huyện U Minh).
Nhận diện “mầm bệnh” nguy hiểm
Tiến sĩ Ðoàn Phú Hưng, Trưởng khoa Xây dựng Ðảng, Trường Chính trị tỉnh, chia sẻ: “Tình trạng ngán ngại, lười học LLCT là vấn đề không mới, nếu không nói là “căn bệnh” khá dai dẳng trong đội ngũ CB, ÐV. Ðây là thứ mầm bệnh rất nguy hiểm, khó nhận diện, khó nắm bắt, tuy nhiên, hậu quả là vô cùng lớn. Nhận thức này có thể dẫn đến lơ là, chủ quan, lười suy nghĩ, chây ì trong học tập, không nắm được những điểm mới, những điều tiến bộ, khoa học… từ đó, dễ hình thành tư tưởng bảo thủ, chủ quan, cục bộ, địa phương, chủ nghĩa kinh nghiệm… xử lý công việc kém, có hại cho cách mạng. Mặt khác, có thể dẫn đến nhạt phai lý tưởng, bởi xa rời lý luận, thiếu tiếp cận với đường lối, chủ trương… sẽ dễ hành động thiếu căn cứ, mang tính áp đặt, gây hậu quả không nhỏ; trong công tác có thể sai lệch sự chỉ đạo của cấp trên, làm mất niềm tin của Nhân dân”.
Nguyên nhân chủ quan này đến từ việc một bộ phận CB, ÐV bị lệch lạc về nhu cầu, động cơ chính trị của bản thân. Họ coi việc học LLCT là để đủ điều kiện để bổ nhiệm, đề bạt các vị trí chức vụ công tác. Có người do “mất gốc” về LLCT, dẫn đến rất e sợ việc học tập LLCT, học nghị quyết. Từ đó, dẫn đến tình trạng cán bộ thiếu bản lĩnh, chính kiến; năng lực công tác hạn chế, không đủ sức thuyết phục, thấu đáo, toàn diện công việc mình đang làm trước Nhân dân, trước cơ quan, đơn vị.
Tiến sĩ Ðoàn Phú Hưng nêu một số biểu hiện của căn bệnh ngán ngại, lười học LLCT: “Về nhận thức, một số CB, ÐV cho rằng, trong thời đại thông tin bùng nổ, kinh tế thị trường, việc học tập lý luận là “phù phiếm”, “nhồi sọ”, gây lãng phí thời gian; hoặc cho rằng, việc học tập LLCT chỉ dành cho những nhà nghiên cứu và cán bộ làm công tác chính trị. Về hành vi, một số CB, ÐV không chú tâm đến việc học tập, nghiên cứu LLCT. Có hàng trăm lý do, nào là viện cớ bận đi công tác để trốn tránh việc học tập, nếu có tham gia thì hờ hững, đánh trống ghi tên, học cho xong”.
Về nguyên nhân khách quan, sự quan tâm, trách nhiệm của các cấp uỷ, sự phối hợp và phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong giáo dục LLCT từng lúc, từng nơi còn hạn chế; năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ trực tiếp tiến hành công tác giáo dục LLCT còn nhiều bất cập; nội dung học tập LLCT còn chưa phù hợp; các kênh thông tin, truyền thông về công tác giáo dục LLCT chưa phong phú, chưa hấp dẫn.
Thạc sĩ Lê Hoàng Nam, giảng viên Trung tâm Chính trị huyện U Minh, băn khoăn: “Theo khung chương trình đào tạo sơ cấp LLCT 30 ngày với 18 bài giảng, chúng tôi đã cố gắng vận dụng để giảng dạy đạt yêu cầu. Song, khung chương trình đang dạy đã có từ năm 2011, chưa có sửa đổi, bổ sung nên rất khó để cập nhật hết tất cả những đường lối, chủ trương, quan điểm mới của Ðảng, những thay đổi trong chính sách, pháp luật của Nhà nước hơn 10 năm qua”.
Tìm giải pháp căn cơ
Ðể khắc phục tình trạng CB, ÐV ngán ngại, e sợ học tập LLCT, các cấp uỷ đảng trong tỉnh thời gian qua đã tập trung nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ. Bà Trần Thanh Nhanh, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ U Minh, kiêm Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện U Minh, thông tin: “Gỡ nút thắt trong nhận thức, tư tưởng của đội ngũ CB, ÐV trong học tập LLCT là vấn đề tiên quyết. Phải nêu bật được vai trò của việc học tập LLCT là trách nhiệm và vinh dự của người CB, ÐV trước Ðảng, trước Nhân dân. Học tập LLCT là để CB, ÐV nâng cao nhận thức, kỹ năng, lý luận để phục vụ cho công việc, để tiến bộ hơn, uy tín hơn, đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Kiên quyết xoá bỏ tư tưởng học LLCT để được đề bạt, bổ nhiệm, thăng tiến hoặc qua loa, hình thức trong toàn thể CB, ÐV của địa phương”.
Tiến sĩ Ðoàn Phú Hưng cho rằng, giải pháp cho hiện tượng ngán ngại, e sợ học tập LLCT phải là tổng hoà nhiều giải pháp, và cần nhất vẫn là quyết tâm tổ chức thực hiện, mang lại sự chuyển biến thực chất, thực sự, toàn diện và bền vững. Theo đó, các nhóm giải pháp cấp thiết và lâu dài là phải thực hiện đúng quan điểm của Ðảng; tăng cường và phát huy mạnh mẽ sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo trên địa bàn tỉnh Cà Mau về công tác lý luận và nghiên cứu lý luận; tăng cường công tác học tập, nghiên cứu lý luận; mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát.
Trong bối cảnh mới, Tiến sĩ Ðoàn Phú Hưng lưu ý: “Không chỉ bắt trúng, đúng và có giải pháp phù hợp, hiệu quả với tình trạng ngán ngại, e sợ học tập LLCT mà chúng ta còn phải đương đầu với sự chống phá quyết liệt với thủ đoạn ngày càng tinh vi và nham hiểm của các thế lực thù địch; chúng mượn danh, đội lốt, làm cho đội ngũ CB, ÐV, nhất là những người không nắm, không vững về LLCT hoang mang, mất phương hướng, không nắm được những chiêu bài thâm độc của chúng. Ðây cũng là vấn đề hệ trọng liên quan đến sự tồn vong của Ðảng, của chế độ”.
Một giải pháp khác được Tiến sĩ Ðoàn Phú Hưng cho rằng rất quan trọng, đó là các kênh, các hình thức thông tin, truyền thông liên quan các nội dung đến LLCT. Trong thời đại số hiện nay, nếu không có những đổi mới mạnh mẽ, phù hợp về thông tin, truyền thông, đủ sức hấp dẫn, thuyết phục thì rất khó để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, mau lẹ trong nhận thức, hành động của CB, ÐV và Nhân dân về vấn đề này. “Gốc rễ mọi thứ vẫn là ở vấn đề con người, ở CB, ÐV. Học tập LLCT có thực chất, thực sự hay không đều nằm ở khâu then chốt này. Vì vậy, hình thành thói quen, nhu cầu tự thân, tự giác của CB, ÐV trong học tập LLCT mới là giải pháp cũng là mục tiêu căn cơ, bền vững nhất”, Tiến sĩ Ðoàn Phú Hưng khẳng định./.
Phạm Hải Nguyên
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phục hồi 17ha rừng tràm đặc dụng tại Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen
- ·Xử lý ra sao khi hồ sơ dự thầu ghi sai thời gian
- ·Lãnh án vì mang súng đồ chơi đi bắt, giữ người trái pháp luật
- ·Công bố Sách trắng 2017 về thương mại và đầu tư
- ·Giá vàng hôm nay (1/9): Vàng trong nước tăng
- ·[Infographic] Tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch
- ·IPO hơn 1,1 triệu cổ phần Công ty TNHH MTV Vatuco.378
- ·Ngày xuân lan tỏa yêu thương
- ·Chủ tịch nước sắp thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa Indonesia
- ·Sửa đổi quy định mua thuốc biệt dược gốc để giảm giá thuốc
- ·Thấm đượm tình xuân
- ·Bộ Giao thông gửi công văn hỏa tốc, dự kiến chấm dứt hợp đồng BOT cao tốc Bắc Giang
- ·Miền Trung
- ·Đà Nẵng: Di dời ga đường sắt theo hình thức BT và BTL là khả thi nhất
- ·Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Luxembourg
- ·Doanh nghiệp có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do dịch bệnh Covid
- ·Vốn FDI đổ vào năng lượng mặt trời
- ·Hiệp hội Phát triển kinh tế ASEAN hợp tác đầu tư với Đồng Tháp
- ·Các loại rèm văn phòng chống nắng tốt và hiệu quả?
- ·Tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng: Cần các giải pháp đồng bộ để kéo giảm