【tài 2.5/3】Thủ tướng nhắc các bộ nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo về kiểm tra chuyên ngành
Khẩn trương khắc phục chồng chéo trong kiểm tra
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra tháng 9/2017 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các thủ tục hải quan, thủ tục KTCN đối với hàng hóa XNK.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo các bộ quản lý chuyên ngành khẩn trương rà soát, công bố danh mục hàng hóa XNK thuộc diện phải KTCN kèm theo mã số HS thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của bộ mình, cắt giảm, thu hẹp tối đa số lượng hàng hóa phải KTCN (có số liệu cắt giảm cụ thể). Việc cắt giảm, thu hẹp danh mục hàng hóa phải KTCN bảo đảm thực chất, kiên quyết cắt giảm, thu hẹp những danh mục hàng hóa phải KTCN còn gây khó khăn, tốn kém chi phí.
Các bộ khẩn trương rà soát danh mục hàng hóa phải KTCN còn chồng chéo giữa bộ mình với các bộ khác, bị KTCN bởi nhiều cơ quan khác nhau và bị điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, phải thực hiện nhiều thủ tục KTCN (từ 2 thủ tục trở lên), cấp nhiều chứng từ KTCN đề xuất giải pháp khắc phục và báo cáo Tổ công tác trước 15/11/2017 (đồng thời gửi báo cáo cho Bộ Tài Chính).
Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong KTCN theo hướng giao một Bộ quản lý chuyên ngành làm đầu mối, chủ trì thực hiện việc KTCN đối với các mặt hàng đang bị kiểm tra bởi nhiều cơ quan khác nhau, với nhiều hình thức khác nhau, bị điều chỉnh bởi nhiều văn bản, phải thực hiện nhiều thủ tục (từ hai thủ tục trở lên).
Đồng thời, các bộ tiếp tục rà soát, chuẩn hóa và công bố công khai các thủ tục hành chính KTCN thuộc lĩnh vực quản lý của bộ mình, bảo đảm minh bạch, rõ ràng, thuận tiện cho việc tiếp cận, tìm hiểu thông tin.
Để đảm bảo minh bạch hóa quản lý, KTCN, Thủ tướng chỉ đạo cần tối thiểu hóa danh mục hàng hóa phải kiểm tra tại thời điểm thông quan; rà soát để thống nhất mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam 2017 theo Thông tư 65/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng thông lệ quốc tế, công nhận lẫn nhau và chủ động công nhận chất lượng của những nhãn hiệu, nhà sản xuất nổi tiếng, những hàng hóa được sản xuất tại các nước, khu vực có tiêu chuẩn chất lượng cao, tiên tiến.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Hải quan để lập hồ sơ thông tin doanh nghiệp hoạt động xuất NK liên quan đến KTCN để phân tích, đánh giá mức độ rủi ro, qua đó xác định hình thức, phương pháp KTCN phù hợp…
Điện tử hóa thủ tục; đẩy nhanh tiến độ việc thực hiện các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.
Bộ Y tế cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo
Đối với các bộ, cơ quan, địa phương được kiểm tra, Thủ tưởng chỉ đạo, Bộ Y tế, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tiếp thu các ý kiến góp ý của DN và các bộ, ngành liên quan vào dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, như bãi bỏ quy định liên quan tại Thông tư 19/2012/TT-BYT về công bố hợp quy đối với sản phẩm thực phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra ATTP; bổ sung thêm đối tượng được miễn kiểm tra ATTP như: hàng tạm nhập tái xuất, hàng NK kinh doanh cửa hàng miễn thuế, hàng quà biếu tặng NK trong định mức miễn thuế, hàng NK để gia công, sản xuất hàng XK...
Khẩn trương rà soát và quyết liệt cắt giảm danh mục hàng hóa phải KTCN; xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật đáp ứng công tác KTCN; Áp dụng quản lý rủi ro, chuyển sang hậu kiểm đối với toàn bộ danh mục hàng hóa về thiết bị y tế, dược và mỹ phẩm như đã cam kết với Tổ công tác.
Về việc kiểm tra các DN sản xuất thực phẩm có sử dụng muối i ốt. Dù trên thực tế chưa có DN nào bị kiểm tra nhưng Bộ Y tế cần có văn bản hướng dẫn chỉ kiểm tra các DN sản xuất muối i ốt theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam để không gây bức xúc cho DN và các Hiệp hội chế biến thực phẩm.
Đối với Bộ Công Thương, Thủ tướng chỉ đạo trong lĩnh vực KTCN khẩn trương rà soát chuẩn hóa lại mã số HS của các hàng hóa trong Danh mục hàng hóa nhóm 2 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2016/TT-BCT theo phiên bản 2017 tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính; khẩn trương ban hành Danh mục hàng hóa có mã số HS thuộc diện phải kiểm tra hiệu suất năng lượng, hàng hóa không được NK, sản xuất và lưu thông theo Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ để tạo sự thống nhất giữa cơ quan Hải quan và DN.
Ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chuẩn Việt Nam đáp ứng yêu cầu công tác KTCN đối với các mặt hàng thuộc phạm vi quản lý của bộ chưa có quy chuẩn hoặc quy chuẩn không phù hợp.
Chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành khẩn trương rà soát, thống nhất một số loại chứng từ quản lý/KTCN có tên gọi khác nhau nhưng về bản chất nội dung kiểm tra tương tự nhau.
Hải quan tiếp tục cải cách nghiệp vụ
Đối với Bộ Tài chính, Thủ tướng yêu cầu chỉ đạo cơ quan Hải quan nói chung và Cục Hải quan Hải Phòng nói riêng tiếp tục cải cách toàn diện, mạnh mẽ trong việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngành hải quan; áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin kịp thời, thường xuyên giữa cơ quan Hải quan với các bộ quản lý chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTCN đối với hàng hóa xuất NK.
Tiếp tục có giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng, đạo đức và trách nhiệm thực thi công vụ của công chức, cán bộ ngành Hải quan; khắc phục triệt để hiện tượng tiêu cực, “phí bôi trơn” còn xảy ra trong ngành Hải quan như báo chí đã nêu và có biện pháp xử lý nghiêm khắc những cán bộ có hành vi tiêu cực, sách nhiễu DN, bảo đảm tính răn đe và phòng ngừa.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có giải pháp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như con người để nâng cao hiệu quả hoạt động của các địa điểm KTCN tập trung; tiếp tục đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp cải cách hoạt động KTCN hướng giảm các loại giấy tờ, chứng nhận KTCN nhưng vẫn bảo đảm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đầy đủ các chỉ tiêu, yêu cầu cần thiết về chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch, môi trường.
Trong tháng 9 năm 2017, Tổ công tác đã tiến hành một cuộc kiểm tra thực tế việc thực hiện các thủ tục hải quan, thủ tục KTCN đối với hàng hóa XNK tại thành phố Hải, ba cuộc kiểm tra chuyên đề tại Bộ Y tế, Bộ Công Thương và UBND Hải Phòng. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nghị quyết của Chính phủ về mua vaccine phòng COVID
- ·Hoa hậu Khánh Vân lấn sân ca hát, khán giả phản ứng ra sao?
- ·Miss Charm 2023 tiếp tục bị chê thiếu chuyên nghiệp, gây thất vọng
- ·Ảnh bikini nóng bỏng của Thanh Thanh Huyền và dàn thí sinh Miss Charm 2023
- ·Hưng Yên: Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra các cơ sở kinh doanh xăng dầu và đồ điện, điện tử
- ·Hoa hậu H'Hen Niê tiết lộ lý do mặc lại áo dài cũ may 2 năm trước
- ·Nhan sắc nổi bật của Hoa hậu đẹp nhất thế giới năm 2022
- ·Miss Charm 2023: Người đẹp Brazil đăng quang, Thanh Thanh Huyền dừng chân Top 20
- ·Thêm 6 ca mắc Covid
- ·Miss Universe 2022 bị cáo buộc gian lận, 'bà trùm hoa hậu' nói gì?
- ·Lộ trình Tiêu chuẩn mới của Châu Âu trong việc thúc đẩy triển khai phát triển hydrogen quy mô lớn
- ·Hàng loạt 'sạn' trong đêm chung kết Miss Charm 2023
- ·Ngọc Châu khoe cơ bụng nóng bỏng tại bán kết Miss Universe 2022
- ·Người đẹp Mỹ đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2022
- ·A1 Việt Nam
- ·Trương Ngọc Ánh làm giám khảo cuộc thi dành cho các cô gái có chiều cao từ 1,45m
- ·Victoria's Secret Fashion Show trở lại vào cuối năm 2023
- ·Đỗ Mỹ Linh tiết lộ cuộc sống làm dâu hào môn: Tôi không thể vô tư như trước
- ·Trao tặng 280 tấn phân bón Phú Mỹ hỗ trợ bà con miền Trung bị bão lũ
- ·Thuỳ Tiên làm xe ôm, bán hàng rong để khám phá cuộc sống đêm Sài Gòn