【thứ hạng của al sadd】Giá các mặt hàng thiết yếu sẽ theo sát giá thị trường
Tổng kết chương trình công tác năm qua,ácácmặthàngthiếtyếusẽtheosátgiáthịtrườthứ hạng của al sadd Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Thị Thúy Nga cho biết, với chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Bộ về công tác quản lý, điều hành giá, ngay từ cuối năm 2012, đầu năm 2013, Cục Quản lý giá đã chủ động bám sát chủ trương điều hành kinh tế của Chính phủ, kế hoạch hành động của Bộ, dự báo tình hình giá cả thị trường trong nước và thế giới, xây dựng chương trình công tác toàn diện cho năm 2013 trong đó trọng tâm là những định hướng điều hành giá để thực hiện mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đề ra nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong bối cảnh khó khăn của năm 2013, công tác tham mưu về các giải pháp quản lý giá, bình ổn giá đòi hỏi phải có những đề xuất kịp thời và về cơ bản Cục Quản lý giá đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cùng với việc thực hiện tốt công tác bình ổn giá, công tác điều hành giá một số vật tư đầu vào quan trọng của nền kinh tế đã được giữ ổn định để tránh tác động dây chuyền đến toàn bộ mặt bằng giá như: giá bán điện, giá bán than cho sản xuất điện, giá xăng dầu, hoặc giãn thời gian điều chỉnh như đối với Giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ giáo dục, giá cước xe buýt được Nhà nước trợ giá,... Đồng thời, giá một số mặt hàng thiết yếu đã tiếp tục được điều hành theo lộ trình thị trường có sự quản lý của Nhà nước đáp ứng mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Định hướng chương trình công tác năm 2014, Cục Quản lý giá ưu tiên vào một số nhóm nhiệm vụ trọng tâm đó là: Công tác quản lý, điều hành giá năm 2014 và kiện toàn thể chế quản lý giá.
Trong công tác quản lý, điều hành giá, sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Giá và các văn bản dưới Luật trong phạm vi cả nước; Tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường, khuyến khích cạnh tranh về giá, áp dụng các biện pháp khuyến mại, giảm giá theo quy định của pháp luật hiện đang áp dụng đối với đại bộ phận hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế.
Đồng thời tiếp tục điều hành giá điện, giá xăng dầu, giá than cho sản xuất điện, giá dịch vụ công theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; kiểm soát chặt chẽ giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước điều hành, giao kế hoạch, hàng hóa dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công, hàng dự trữ quốc gia chi từ ngân sách nhà nước góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát xoay quanh mức 7,0%. Công khai thông tin về giá, điều hành giá để tạo sự đồng thuận và giám sát từ công luận.
Một số nhiệm vụ tiếp tục được Cục Quản lý giá ưu tiên trong năm tới đó là: Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường trong nước và quốc tế, làm tốt công tác thu thập, xử lý, phân tích và dự báo thông tin giá cả thị trường để kịp thời đề xuất các giải pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát theo quy định của pháp luật; Kiện toàn và tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc chấp hành pháp luật về giá theo quy định của Luật Giá; Tăng cường quản lý giá thông qua các biện pháp như kê khai giá, kiểm soát các yếu tố hình thành giá… đối với một số hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Đồng thời thực hiện kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, chi từ nguồn ngân sách Nhà nước thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, hàng hóa dự trữ Nhà nước, hàng hóa, dịch vụ còn được trợ cước, trợ giá… Chuyển mạnh hơn nữa sang cơ chế đấu thầu, đấu giá, thỏa thuận giá đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này.
Để kiện toàn thể chế quản lý giá, trong năm 2014, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giá theo yêu cầu (xây dựng các Thông tư để triển khai Luật Giá; Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 6-8-2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá; Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá phí, lệ phí, hóa đơn; cơ chế xác định giá trong các lĩnh vực cụ thể…).
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Hiếu biểu dương và đánh giá cao nỗ lực trên các mặt công tác của Cục Quản lý giá. Theo Thứ trưởng, năm 2013 là năm thành công của những người làm công tác điều hành giá, bởi công tác điều hành giá năm qua có sự chuyển biến lớn, đã góp phần vào thành công chung trong kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong năm 2014, Thứ trưởng Trần Văn Hiếu đề nghị những người làm công tác quản lý giá tuyệt đối không được chủ quan trong điều hành, bởi những mối lo vẫn đang còn đó, người làm công tác quản lý giá cần phải nhìn nhận thận trọng trong cả quá trình để tự tin, lo dự báo và có những nhận định đúng trong năm 2014.
Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Thứ trưởng lưu ý công tác phổ biến Luật Giá là nhiệm vụ trọng tâm, bằng các hình thức thiết thực để cho dân biết, dân hiểu, tránh hình thức. Ngoài ra, cần làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sắp tới; Thành lập cho được Trung tâm phân tích dữ liệu, dịch vụ về giá và thẩm định giá để có thương hiệu dự báo và làm công tác quản lý.
Đối với những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như điện, than, xăng dầu, giá sữa… Thứ trưởng lưu ý, năm 2014 điều hành linh hoạt tùy theo tình hình và điều kiện cụ thể, có sự quản lý của Nhà nước, nhưng tính thị trường sẽ cao hơn. Thứ trưởng nhấn mạnh, năm 2014 điều hành các hàng hóa thiết yếu này phải mạnh hơn, quyết liệt hơn theo cơ chế thị trường, bên cạnh đó cơ quan quản lý nhà nước sẽ kiểm soát, giám sát bằng nghệ thuật và đòn bẩy với tinh thần kiên định.
Đối với xăng dầu, Cục Quản lý giá cho biết, năm 2014 sẽ bám sát theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15-10-2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản của Chính phủ sửa đổi, bổ sung của Chính phủ (nếu có); kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua việc sử dụng linh hoạt công cụ thuế, trích lập và sử dụng quỹ bình ổn giá. Bên cạnh đó, chú trọng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tổ chức tốt khâu nhập khẩu và cung ứng xăng dầu, bảo đảm không được để thiếu nguồn, cũng như không được để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, gây tình trạng bất ổn cho thị trường trong nước; thực hiện tiết giảm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện giãn tần suất và biên độ tăng giá khi giá thế giới tăng. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hướng dẫn doanh nghiệp quy trình đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử
- ·Hỗ trợ tối đa 300 USD/người/tháng học sau tiến sỹ ở nước ngoài
- ·Hà Nội: Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 tăng hơn 12.000 so với năm trước
- ·IP Day 2018: Phụ nữ với hoạt động đổi mới sáng tạo
- ·Giá cả hàng hóa bình ổn, sức mua giảm
- ·Chi phí bảo vệ môi trường cũng phải có hóa đơn
- ·Kho bạc Đà Nẵng sẵn sàng thực hiện thống nhất đầu mối kiểm soát chi
- ·Định giá thương hiệu "cản" tốc độ cổ phần hóa
- ·Bộ Công an đề xuất ô tô cá nhân phải lắp camera giám sát hành trình
- ·Thương hiệu thời trang golf Jack Nicklaus có mặt tại Việt Nam
- ·Land Rover
- ·TP.HCM: Làm rõ thông tin bác sĩ bệnh viện Bình Dân “câu” bệnh nhân ra ngoài mổ dẫn đến tử vong
- ·Hải quan Hải Phòng thu ngân sách gần 70.000 tỷ đồng
- ·Ngành Dự trữ: Nỗ lực đưa gạo hỗ trợ cho gần 516 nghìn học sinh nghèo
- ·Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo
- ·Sau sự cố chìm tàu ở Cần Giờ, lập kế hoạch kiểm tra chéo, đột xuất đối với tàu du lịch
- ·Tổng Bí thư: Khắc phục tình trạng "thân quen, cánh hẩu"
- ·DTNN Thủy Nguyên nhập 26.000 phao áo cứu sinh
- ·SHB Long An kỷ niệm 10 năm thành lập
- ·Hải quan TP Hồ Chí Minh: Đa dạng giải pháp hỗ trợ, gỡ vướng cho doanh nghiệp