【keo cup c1】Lưu ý khi sử dụng lò vi sóng
Theưuýkhisửdụnglòvisókeo cup c1o các chuyên gia dinh dưỡng, cơ chế đun nóng thức ăn bằng lò vì sóng giúp sinh nhiệt từ bên trong khối thực phẩm và làm nóng thực phẩm từ trong ra ngoài khiến cho khối thực phẩm chín đều. Sóng cao tần do lò vi sóng phát ra tác động vào các tế bào thực phẩm không làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm và cũng không gây nguy cơ nhiễm sóng.
Tuy nhiên, đun nóng thức ăn bằng lò vi sóng cũng như các cách nấu chín thực phẩm khác đều làm giảm một lượng nhỏ vitamin có trong thực phẩm. Thực tế, nhiều bằng chứng nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, thực phẩm chế biến bằng lò vi sóng thậm chí còn tốt hơn chế biến theo những cách truyền thống. Vì lò vi sóng nấu thực phẩm bằng cách sinh ra các sóng năng lượng làm rung động những hợp chất, cụ thể là các phân tử nước có trong thực phẩm. Các phân tử nước rung động cọ sát vào nhau sinh ra nhiệt do ma sát.
Không được đặt lò vi sóng trong phòng ngủ, nên đứng cách xa ít nhất 1 mét sau khi mở lò vi sóng |
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý, tất cả thực phẩm nấu chín đều có hàm lượng vitamin thấp hơn khi còn tươi sống, đặc biệt là đối với rau củ. Để bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cân bằng như thực phẩm tươi sống chỉ cần ăn nhiều hơn một chút thực phẩm cùng loại đã nấu chín.
Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng khá đơn giản, bộ phận quan trọng nhất là đèn magnetro, phần còn lại chỉ là vỏ lò. Khi hoạt động đèn này sẽ phóng sóng đến thực phẩm, khi sóng tiếp xúc với các phân tử nước hoặc dầu (có trong phẩm) sẽ làm cho các phân tử này dao động và sinh ra nhiệt làm chín thực phẩm.
Đèn này chiếm đến 60-70% giá trị lò nên khi sử dụng phải hết sức cẩn trọng, vì khi hư hỏng sẽ không thể sửa chữa mà phải thay mới (đèn dễ bị hư hỏng, nhất là khi điện áp không ổn định có thể làm đứt tăng phô đèn hoặc có kim loại hiện diện trong lò khi lò hoạt động sẽ tạo ra hồ quang dẫn đến cháy nổ rất nguy hiểm).
Lò vi sóng có rất nhiều tiện ích khác nhau, do vậy để tăng “tuổi thọ” cho lò, các gia đình nên chú ý một số điểm sau:
- Thời gian gia nhiệt không được quá lâu: Thực phẩm đưa vào lò vi sóng để gia nhiệt hoặc rã đông, nếu để quá hai tiếng không lấy ra thì phải vứt bỏ, kẻo ăn vào sẽ bị ngộ độc thực phẩm.
- Không đưa đồ nhựa thông thường vào lò vi sóng để gia nhiệt, như vậy sẽ gây biến dạng đồ nhựa, mặt khác dùng đồ nhựa thông thường sẽ sinh ra các chất độc hại làm ô nhiễm thức ăn, có hại cho sức khỏe.
- Không được đưa thịt gần chín vào gia nhiệt tiếp, vì thịt gần chín (thịt tái) vẫn còn vi khuẩn gây bệnh, cho dù có bảo quản trong tủ lạnh vi khuẩn vẫn sinh sôi, dẫu có gia nhiệt bằng lò vi sóng cũng không diệt hết được vi khuẩn. Vì vậy, thực phẩm đông lạnh cần đưa vào lò vi sóng rã đông trước, sau đó mới gia nhiệt nấu chín.
- Không đưa vào lò vi sóng những đồ đựng bằng kim loại như sắt, nhôm, dụng cụ inox, sắt tráng men… vì khi gia nhiệt sẽ sinh ra tia lửa điện và gây phản xạ vi sóng, vừa gây hư hại cho lò vừa không nấu chín được thức ăn.
- Thịt cá rã đông bằng lò vi sóng không được đưa lại vào tủ lạnh bảo quản. Trên thực tế khi rã đông trong lò vi sóng, lớp bên ngoài thực phẩm được gia nhệt bằng nhiệt độ thấp, ở nhiệt độ này, vi khuẩn vẫn có thể phát triển. Nếu đưa lại vào tủ lạnh chỉ làm ngừng sự phát triển chứ không thể tiêu diệt được số vi khuẩn đó. Cách tốt nhất là làm chín thực phẩm đã rã dông rồi hãy đưa vào tủ lạnh.
- Không dùng đồ đựng đậy nắp kín để gia nhiệt thực phẩm lỏng như canh, sữa… mà phải để trong đồ đựng rộng miệng. Vì khi đun nấu, chất lỏng nóng lên, khiến áp suất bên trong và ngoài đồ đựng chênh lệch cao, dễ bị nứt vỡ. Ngay cả khi đun nấu thức ăn có hộp sẵn, trước tiên cần dùng kim hoặc đũa chọc thủng màng ngoài để tránh gây nứt vỡ hộp, thức ăn bắn ra làm bẩn thành lò.
- Trong quá trình gia nhiệt, tốt nhất là không để túi ni-lông dính trực tiếp vào thực phẩm mà phải để thực phẩm vào bát sau đó bọc kín bằng túi ni-lông, đậy bằng đồ thủy tinh hoặc sành sứ lên miệng bát. Làm như vậy sẽ giữ kín được hơi, khiến việc gia nhiệt tản đều. Trước khi lấy thức ăn ra hãy chọc rách màng ni-lông bảo quản để khỏi dính vào thức ăn.
- Không nên quay, rán thức ăn trong lò vi sóng. Vì ở nhiệt độ cao, dầu mỡ bị bắn ra ngoài, dễ gây ra lửa. Trường hợp không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.
- Không được đặt lò vi sóng trong phòng ngủ, đồng thời phải chú ý giữ cho lưới tản nhiệt trên thành lò luôn thông thoáng, không để vật khác che lấp.
- Tránh thao tác lâu trước lò vi sóng, nên đứng cách xa ít nhất 1 mét sau khi mở lò vi sóng.
Thu Huyền
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Sạt lở đất khiến một phòng học ở Quảng Nam bị sập
- ·Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chính thức thu về trên 36 tỷ USD
- ·Bất động sản hấp dẫn vốn ngoại
- ·Hà Nội thêm 24 ca dương tính Covid
- ·Chi hội phụ nữ Ấp 5, xã Tân Thành: Hiệu quả mô hình tổ tiết kiệm tăng dần
- ·Nhận diện thách thức của tăng trưởng kinh tế 2018
- ·Bệnh viện từ chối nhận bệnh nhân cấp cứu, Sở Y tế TP.HCM ra văn bản hỏa tốc
- ·Bộ Y tế chưa phê duyệt đề nghị xin tiêm vắc xin Covid
- ·Xuất nhập khẩu cán đích gần 800 tỷ USD, xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp
- ·HCDC: Không có căn cứ khoa học việc SARS
- ·Chất lượng Việt Nam vào cuộc người dân được cấp nước sạch
- ·Việt Nam công bố thêm 106 ca tử vong do Covid
- ·TP.HCM còn hơn 913.000 liều vắc xin Covid
- ·Liều vắc xin Covid
- ·Những lưu ý khi đi du lịch
- ·Lại nỗi lo tăng vốn của các ngân hàng
- ·Những diễn biến đáng chú ý của kinh tế đầu năm 2018
- ·Quân đội có thể điều trực thăng để vận chuyển vắc xin Covid
- ·Thông điệp Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tạo ra sự hứng khởi chưa từng có
- ·Nguyên nhân khiến bệnh nhân Covid