【bang xep hang my】Những diễn biến đáng chú ý của kinh tế đầu năm 2018
Thông điệp mạnh mẽ về cải thiện môi trường kinh doanh
Chính phủ điều hành đồng bộ các chính sách vĩ mô, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng với chính sách tài khóa chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương và các chính sách khác, phấn đấu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6,7%, kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%. |
Hướng tới mục tiêu này, một trong những diễn biến đáng chú ý là ngay trong những ngày đầu năm mới 2018, một trong những văn bản đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành chính là Nghị định số 08/NĐ-CP cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh trong 8 lĩnh vực của Bộ Công Thương, tương đương 55% trong tổng số 1.216 điều kiện đầu tư kinh doanh mà Bộ Công Thương quản lý. Đây được xem là hành động thiết thực nhất của Chính phủ trong nỗ lực xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, cạnh tranh và tạo thuận lợi tối đa cho DN. Theo các chuyên gia, đây là tín hiệu khởi đầu cho một năm cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh, thực hiện cam kết của Chính phủ hành động, lắng nghe và đồng hành với DN.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), việc ban hành Nghị định 08 giống như thông điệp đầu năm của Chính phủ, là kết quả tích cực thể hiện hành động thực sự, động thái rất quyết liệt của cả Thủ tướng và Bộ Công Thương.
“Ban hành Nghị định 08 là một hành động thực tế của Chính phủ, và chỉ khi xã hội nhìn thấy được Nghị định 08 thì tất cả những cam kết, tuyên bố trước đây của Chính phủ, Bộ Công Thương mới thành hiện thực. Đây là hành động đầu tiên, thiết thực nhất của các bộ, ngành trong việc thực thi Nghị quyết Chính phủ số 01, Nghị quyết 98 về cắt giảm điều kiện kinh doanh”, ông Phan Đức Hiếu nói. Điều quan trọng hơn, việc Chính phủ hành động một cách nhanh chóng và kịp thời như vậy, theo ông Hiếu, sẽ làm tăng niềm tin của cộng đồng DN. Cùng với niềm tin ấy là sự tác động trực tiếp đến việc tạo ra một lượng DN mới gia nhập thị trường hoặc DN cũ đang hoạt động mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác.
Liên quan đến tạo thuận lợi cho DN, cũng ngay đầu tháng 1/2018, tại phiên họp lần thứ ba của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu năm 2018 phải chấm dứt việc có kiểm tra chuyên ngành nhưng không có quy định để kiểm tra, chấm dứt việc một mặt hàng phải chịu sự quản lý và kiểm tra của nhiều bộ ngành khác nhau. 12 bộ liên quan phải có sự rà soát cụ thể và loại bỏ ít nhất 50% số mặt hàng thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành trong bộ mình, ngành mình quản lý và báo cáo chậm nhất là trong quý II/2018.
Nhiều ý kiến cho rằng, khi những chỉ đạo của Chính phủ được thực hiện triệt để, khu vực DN tư nhân sẽ có thêm nhiều cơ hội để cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, trở thành nền tảng, động lực cho tăng trưởng kinh tế 2018.
Xuất khẩu ghi dấu ấn
Bên cạnh nỗ lực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân, khu vực DNNN dự báo cũng sẽ có những cải thiện trong năm 2018 khi cũng trong những ngày đầu năm 2018, một diễn biến nhận được sự quan tâm của dư luận, chính là việc Chính phủ ban hành Quyết định số 66 (ngày 15/1/2018) thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời, việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ được xúc tiến ngay trong quý I/2018. Đây là cơ quan chuyên trách quản lý DN nhà nước với quy mô vốn và tài sản lên tới 5 triệu tỷ đồng.
Với vai trò giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp; thực hiện các chủ trương về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước…, việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xem là cú hích để cải cách triệt để khu vực DNNN nói riêng, kinh tế nhà nước nói chung vốn được xem là nhận được quá nhiều nguồn lực song lại gây ra nhiều thất thoát, lãng phí trong thời gian qua. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm, mới đây, tại hội nghị tổng kết, triển khai nhiệm vụ 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ KH&ĐT khẩn trương trình Quốc hội khắc phục bất cập của Luật Đầu tư công, đồng thời phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2018, tránh tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”.
Cùng với những động thái tích cực từ Chính phủ, trong lĩnh vực XNK cũng ghi nhận những tín hiệu đáng mừng trong những ngày đầu năm 2018. Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, đến 15/1/2018, tổng trị giá kim ngạch XK cả nước đạt 9,257 tỷ USD, tăng gần 26,6% so với cùng kỳ 2017. Đáng chú ý, chỉ trong 15 ngày đầu năm mới, cả nước có tới 3 nhóm hàng đạt trị giá kim ngạch XK từ 1 tỷ USD trở lên, tăng thêm 2 nhóm so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh nhóm hàng điện thoại và linh kiện vẫn vững vàng ở vị trí dẫn đầu với trị giá kim ngạch đạt 2,11 tỷ USD, 2 nhóm hàng mới được vào nhóm XK “tỷ đô” là dệt may (gần 1,108 tỷ USD) và máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (1,071 tỷ USD). Cùng với kết quả XK của các nhóm hàng khác, XK 15 ngày đầu năm 2018 đều có sự tăng trưởng lạc quan và vẫn đang tiếp đà khởi sắc của năm 2017.
Đánh giá về những tín hiệu kinh tế đáng chú ý đầu năm 2018, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, đầu năm 2018 là thời điểm các bộ, ngành tổng kết, theo đó Chính phủ đã có chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực. Trong đó, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những quyết tâm được thể hiện bằng các chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ. Đặc biệt, chuyên gia Lê Đăng Doanh nhấn mạnh tới việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 về cải cách DNNN, Chính phủ đã tiến hành các công việc để tiến tới thành lập siêu ủy ban quản lý vốn nhà nước, đã chỉ định người phụ trách và sẽ tổ chức thực hiện trong quý I/2018.
“Với nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, cộng đồng DN đang mong đợi môi trường đầu tư sẽ có cải thiện cụ thể. Bởi Thủ tướng Chính phủ lưu ý hiện tượng “trên nóng dưới lạnh”, dù cấp trên cương quyết nhưng sự chủ động của cấp dưới còn chậm chạp hoặc kém so với chỉ đạo của Thủ tướng cũng như sự mong đợi của DN. Nhiều DN cho biết chi phí không chính thức vẫn đang cao và thủ tục rườm rà. Với những tín hiệu quyết liệt từ đầu năm, cộng đồng DN cũng như toàn xã hội ghi nhận sự nỗ lực của hệ thống chính trị, hy vọng sẽ có cải thiện và biến thành những hành động cụ thể để DN nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Còn với việc thành lập siêu ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN, sau khi được thành lập hy vọng Ủy ban này sẽ đi vào hoạt động ngay để có thể sớm quản lý, nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty lớn”, chuyên gia Lê Đăng Doanh nói.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Ông Trump dùng sạc dự phòng Trung Quốc, dân mạng gọi tên 'MAGASafe'
- ·Đại lý di động hỗ trợ người dùng chuyển đổi điện thoại 2G sang 4G
- ·Màn hình laptop bị ẩm do đâu?
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Samsung hướng dẫn cách sạc điện thoại tốt nhất
- ·Cách gắn link vào video YouTube
- ·Hướng dẫn cách hủy gói YouTube Premium dùng thử
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·Màn hình laptop bị ẩm do đâu?
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Có nên tắt, bật điện thoại hàng ngày?
- ·Cách tải video trên Safari về iPhone
- ·Nguyên nhân gây lỗi thông báo Messenger không có âm thanh iPhone
- ·5 phút tối nay 5
- ·Mong đợi gì tại sự kiện ra mắt iPhone 16 của Apple?
- ·Cách tắt thông báo bài đăng trên TikTok
- ·Trung Quốc thử nghiệm tàu bay siêu tốc 1.000 km/h trong ống chân không
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Cách tìm nhạc không bản quyền YouTube