【xếp hạng phap】Doanh nghiệp dệt may, da giày: Khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ
Hầu hết các DN da giày sẽ phải đóng cửa nếu không tìm được đầu ra. Ảnh tư liệu: Nguyễn Huế |
Những lưu ý cho doanh nghiệp dệt may, da giày từ EVFTA (HQ Online) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) vừa được ký kết đang mở ra cơ hội lớn cho ngành dệt ... |
Doanh nghiệp dệt may, da giày “chật vật” vì nguyên phụ liệu (HQ Online)- Tại buổi họp báo giới thiệu về Triển lãm Quốc tế lần thứ 18 về máy móc thiết bị công nghiệp và nguyên ... |
Doanh nghiệp đang rất khó khăn
Theo thông tin ghi nhận từ các DN dệt may, da giày tại TPHCM, hiện các DN đang phải đối mặt với khó khăn chồng chất: Đầu ra tại các thị trường XK lớn như Mỹ và EU vẫn chưa được khơi thông, nhiều DN nhỏ đã phải đóng cửa, một số DN lớn còn cầm cự được cũng phải cho công nhân nghỉ việc luân phiên, ngày làm ngày nghỉ. Tuy nhiên, khả năng chịu đựng của các DN sẽ không thể tiếp tục kéo dài.
Ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM cho biết, mặc dù đã chuyển sang khẩu trang vải kháng khuẩn nhưng hiện nay đầu ra của các sản phẩm này cũng đang gặp khó khăn do thị trường trong nước đã bão hoà trong khi các thị trường XK lại yêu cầu cao về tiêu chuẩn, không phải DN nào cũng có thể đáp ứng.
“Cho dù có XK được khẩu trang thì đây cũng chỉ là giải pháp tình thế vì hoạt động XK khẩu trang không mang lợi nhuận cho DN mà chỉ giải quyết được khó khăn về việc làm cho người lao động. Hiện phần lớn các DN dệt may đã phải cho công nhân nghỉ việc luân phiên để cầm cự, tuy nhiên khả năng chịu đựng của các DN cũng chỉ đến tháng 5, đối với các DN lớn cố lắm cũng không thể qua tháng 9”, ông Việt cho biết.
Tương tự ngành dệt may, trước diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng tại các nước có thị trường XK lớn của ngành da giày như Mỹ và EU, tổng số đơn hàng bị hủy của toàn ngành tại các thị trường ước tính chiếm đến khoảng 70%. Theo ước tính của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam đến cuối tháng 4, hầu hết DN sẽ ngừng hoạt động, ảnh hưởng tới khoảng 1,2 triệu lao động trong ngành.
Khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ
Theo thông tin ghi nhận từ Hội dệt may- Thêu đan và Hội da giày TPHCM và các DN cho đến thời điểm hiện tại việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ vẫn còn nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Khánh, Tổng thư ký Hội Da giày TPHCM cho biết, các DN da giày rất quan tâm đến các chính sách hỗ trợ nhưng chưa tiếp cận được các văn bản hướng dẫn cũng như đầu mối giải quyết chính sách. Mong các đơn vị liên quan sớm hướng dẫn thủ tục để DN đăng ký các gói hỗ trợ kịp thời và có một đầu mối để hỗ trợ giải quyết những khó khăn cho DN.
Ông Nguyễn Xuân Tú, Giám đốc Công ty TNHH MTV SX-TM- XNK Phước Thạnh cho biết, DN có biết về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tuy nhiên hiện mới chỉ có phía Ngân hàng mới gửi thông báo đề nghị DN nộp hồ sơ để xem xét hỗ trợ liên quan đến khoản vay của DN để đầu tư nhà xưởng. Ông Tú lo lắng, với hơn 50% đơn hàng XK giày dép phải lưu kho trong khi mỗi tháng cần đến 1,2 tỷ đồng cho các khoản chi phí hoạt động, DN đang rất lo lắng vì nếu tình hình XK không có cải thiện thì DN chỉ có thể tiếp tục cầm cự trong 1 đến 2 tháng tới.
Về phía các DN dệt may, ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM cũng cho biết, các DN cũng đang làm việc với các ngân hàng về việc triển khai các biện pháp hỗ trợ về khoanh nợ, giãn nợ, gia hạn trả nợ, hạ lãi suất cho vay. Tuy nhiên, hiện tại các ngân hàng mới chỉ đang thực hiện việc giảm lãi vay cho DN. Chính sách mà DN quan tâm nhất trong lúc này là được vay không tính lãi để trả lương cho công nhân trong giai đoạn khó khăn thì các ngân hàng vẫn chưa triển khai.
Theo ông Việt, các chính sách hỗ trợ về tài chính cho DN phải thực hiện nhanh vì hiện tại các DN đang rất đuối sức. Do vậy, các khoản hỗ trợ về tài chính phải đến tay DN ngay trong tháng 5 để DN có tiền trả lương cho tháng 4 chứ nếu để qua tháng 6 thì không còn tác dụng vì nhiều DN không còn khả năng phục hồi.
Đối với các chính sách hỗ trợ hỗ trợ dành cho người lao động theo đại diện Hiêp hội dệt may - Thêu đan TPHCM, các DN cũng đang thực hiện kê khai theo yêu cầu của cơ quan thực thi, tuy nhiên cũng mới chỉ kê khai chung chung vì chưa có văn bản hướng dẫn. Nhìn chung, thủ tục thực hiện các chính sách hỗ trợ còn khá phức tạp. Để kịp thời hỗ trợ DN trong tình hình hình hiện nay, cơ quan nhà nước chỉ nên căn cứ vào các tiêu chí như: đóng bảo hiểm, doanh thu và kiểm tra thực tế nhà máy để xem xét các điều kiện hỗ trợ còn nếu phải kê khai quá nhiều thủ tục thì DN rất khó tiếp cận được chính sách.
Theo Bộ Công Thương, sản xuất suy giảm sẽ tác động trực tiếp tới việc làm cũng như đời sống của người lao động, trong đó, lớn nhất là ngành dệt may và da giày. Theo tính toán của Bộ Công Thương, ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ tác động trực tiếp đến khoảng 4 triệu lao động trong ngành dệt may, da giày của cả nước. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
- ·Bão Noru (bão số 4) sẽ quần thảo liên tục 4 giờ trong đất liền Quảng Ngãi
- ·Học sinh TP.HCM tựu trường vào ngày 20/8
- ·Chuyển giao hơn 1 triệu tỷ đồng vốn nhà nước về "siêu ủy ban"
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Phải cắt giảm 50% danh mục mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành
- ·Thu ngân sách 10 tháng năm 2018: Đạt gần 85% dự toán
- ·Hoàn tiền 20% khi mua vé máy bay Vietjet qua eBanking của HDBank
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Nên đưa vắc xin Rota vi rút vào tiêm chủng mở rộng?
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·Có 5 cán bộ ở Sơn La liên quan đến sai phạm thi THPT là ai?
- ·Doanh nghiệp kêu ca bị thuế, hải quan làm khó, lãnh đạo hai ngành nói gì?
- ·Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa kho bạc
- ·Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- ·Cẩn trọng khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt nhỏ
- ·Quy định mới về mức chi tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam
- ·Vụ trao nhầm trẻ ở Ba Vì: Rút đơn kiện, đổi tên họ cho 2 bé
- ·35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·Dự trữ Nhà nước sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 5