【wap bongda】Tranh chấp lĩnh vực xây dựng: Hãy tìm đến các trọng tài
Khó lường
Nói về tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng,ấplĩnhvựcxâydựngHãytìmđếncáctrọngtàwap bongda ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng thư ký Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho hay, đặc điểm nổi bật của tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng tại Việt Nam bao gồm: Trị giá tranh chấp thường rất lớn; tranh chấp có sự tham gia của một bên là cơ quan nhà nước Việt Nam hoặc DN nhà nước; tranh chấp có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài (là nhà thầu chính hoặc nhà thầu trong liên doanh nhà thầu); các vấn đề tranh chấp hết sức phức tạp cả về kỹ thuật, tài chính và pháp lý. Do đó, quy trình trong các vụ kiện rất phức tạp (có thể mất tới 4 giờ đồng hồ mới mô tả được đặc điểm của vụ kiện xây dựng, thậm chí là mất cả ngày).
Tại Việt Nam, thực tế xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà máy cho thấy, các tranh chấp cơ bản bao gồm: Tranh chấp về thanh toán, chậm trễ, gia hạn, lỗi kỹ thuật, bất cẩn, thay đổi khối lượng công việc, bảo lãnh và bảo đảm, trượt giá. Về nguyên nhân phổ biến của các tranh chấp xây dựng thường do: Sai sót hoặc thiếu sót trong hợp đồng và hồ sơ thầu; chậm bàn giao; các bên không hiểu hoặc không tuân thủ đúng nghĩa vụ của mình; quản lý hợp đồng/ dự án không hiệu quả; yêu cầu thanh toán không đầy đủ, thiếu cơ sở…
Hơn nữa, cảnh báo về sự khó lường khi hợp tác trong lĩnh vực xây dựng, ông Byoung-Pil Kim, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Luật Kim & Lee tại TP.HCM cho rằng, trong các vụ tranh chấp giữa các nhà đầu tư Hàn Quốc với các DN Việt Nam có nhiều dự án về xây dựng tại Hàn Quốc. Theo thống kê, có 36% các vụ ở Ủy ban Trọng tài Thương mại Hàn Quốc (KCAB) liên quan đến xây dựng trong khi ở VIAC là 16%, tuy nhiên, con số này ở Việt Nam sẽ còn tăng lên bởi vị này dự báo, 10 năm nữa Việt Nam sẽ đi con đường giống như Hàn Quốc đã đi trong việc thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là tại Việt Nam, các cơ chế giải quyết tranh chấp trong xây dựng thường được sử dụng đó là thương lượng và trung gian, trọng tài quốc tế, tòa án. Nhưng các chuyên gia nhận định, có một sự bất cân bằng trong các hình thức giải quyết tranh chấp ở Việt Nam do văn hóa, thói quen của DN là thường giải quyết tranh chấp bằng hòa giải cơ sở hay tòa án chứ không sử dụng trọng tài. Bên cạnh đó, quy mô DN Việt Nam thường nhỏ và vừa nên ngại sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam đôi khi vẫn chưa thực sự hiệu quả, làm giảm lòng tin của khách hàng.
Sự cần thiết
Nêu ví dụ về một vụ việc giải quyết hiệu quả tranh chấp bằng phương thức trọng tài trong lĩnh vực xây dựng, ông Phan Trọng Đạt cho hay, vụ việc có liên quan tới một quyết định của Chính phủ dừng dự án xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm quốc gia do một vài nguyên nhân trong quản lý. Dự án được thực hiện bởi chủ đầu tư là một DN nhà nước và nhà thầu chính là liên quan giữa nhà thầu Hàn Quốc và nhà thầu Việt Nam. Chủ đầu tư, theo quyết định trên, đã đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nhà thầu Hàn Quốc theo quy định của hợp đồng đã khởi kiện chủ đầu tư ra VIAC. Ngoài ra, nguyên đơn (nhà thầu Hàn Quốc) đòi: Lãi chậm thanh toán đối với các Chứng chỉ thanh toán tạm đã được phê duyệt tính tới ngày nộp đơn khởi kiện; khoản lợi bị mất đi do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng sai trái của chủ đầu tư.
Tuy nhiên, theo ông Đạt, do trong hợp đồng giữa hai bên đã thỏa thuận sử dụng trọng tài tại VIAC, áp dụng theo Luật Việt Nam nên Hội đồng Trọng tài đã áp dụng Điều 294, Luật Thương mại 2005, theo đó, việc đơn phương chấp dứt hợp đồng của chủ đầu tư thuộc trường hợp miễn trách nhiệm.
Ví dụ trên cho thấy, việc nghiên cứu kỹ lưỡng các phương án, lựa chọn luật áp dụng và phương thức giải quyết tranh chấp là điều mà các DN nên chú trọng thực hiện khi tiến hành hợp tác, đầu tư. Ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam cho rằng, các vụ việc tranh chấp có yếu tố nước ngoài nên sử dụng trọng tài quốc tế. Do vậy, các DN Hàn Quốc luôn đặt nội dung giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế trong các hợp đồng hợp tác. Điều này sẽ thuận lợi hơn khi giải quyết tranh chấp bằng tòa án, bởi với các giao dịch quốc tế, luật mỗi nước khác nhau nên trọng tài quốc tế sẽ dựa theo thông lệ quốc tế, đảm bảo tính khách quan, minh bạch, không thiên vị cho bên nào.
Vì thế, các chuyên gia khuyến nghị DN nên tìm hiểu kỹ các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại. Đặc biệt, trong lĩnh vực xây dựng, khi xảy ra tranh chấp, DN nên cung cấp đầy đủ chứng cứ bởi tranh chấp lĩnh vực này thường dựa trên thông số rất chuyên môn; DN cũng cần tìm đến các chuyên gia, trọng tài viên có đầy đủ kiến thức chuyên ngành. Cùng với đó, các chuyên gia cũng mong muốn hệ thống pháp luật về trọng tài của Việt Nam cần sửa đổi để phù hợp hơn nữa với xu thế và giúp nâng cao tính hiệu quả trong giải quyết các tranh chấp.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, ổn định đầu ra cho nông sản
- ·Northern Diamond cất nóc sau 4 tháng ra mắt
- ·Hà Nội: Giới đầu tư khát căn hộ cho thuê
- ·Hải quan Dubai nâng cấp ứng dụng thông quan iDeclare
- ·Vĩnh Hưng tập trung xuống giống dứt điểm vụ Đông Xuân 2022
- ·Làn sóng “thâu tóm” các công ty con tại Mỹ
- ·Coco Wonderland Resort: Nức lòng du khách, thuyết phục nhà đầu tư
- ·Afghanistan: Lãnh đạo Đức thừa nhận đánh giá sai tình hình
- ·Tạo chỗ đứng cho nông sản trên thị trường
- ·Mục sở thị căn hộ 37m2 khiến bạn mê mẩn
- ·Nhiều giải pháp kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm
- ·Bộ trưởng Mỹ cảnh báo mưu đồ bành trướng của mạng lưới al
- ·Nhà đẹp: Ghé thăm ngôi nhà được “thèm muốn” nhất mùa nắng nóng
- ·Căn hộ mẫu Mỹ Đình Plaza 2 với thiết kế độc đáo ấn tượng
- ·Cảnh báo thủ đoạn giả mạo cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- ·WHO kêu gọi các nước gia hạn lệnh tạm hoãn đối với liều vắc xin tăng cường
- ·Quà độc đáo mùa Vu Lan báo hiếu
- ·Condotel Biển Đá Vàng
- ·WIPO đánh giá độc lập bộ chỉ số sáng tạo địa phương tại Việt Nam
- ·Cơ quan dược phẩm châu Âu: Tiêm 2 liều vaccine có thể phòng chống biến thể Delta